CẬP NHẬT MẪU ĐƠN TỐ CÁO VAY TIỀN KHÔNG TRẢ MỚI NHẤT 2024

CẬP NHẬT MẪU ĐƠN TỐ CÁO VAY TIỀN KHÔNG TRẢ MỚI NHẤT 2023

Chúng ta đang sống trong một xã hội với những quy tắc và pháp luật, trong đó lòng tin, trách nhiệm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên hành vi vay tiền không trả, thậm chí là vô tình lừa đảo đã trở thành một trong những hành vi đáng lên án và cần được pháp luật can thiệp để bảo vệ cho những cá nhân bị tác động.

Dưới đây Luật Nhật Thư sẽ hướng dẫn cách viết mẫu đơn tố cáo vay tiền không trả nhằm giúp quý khách phần nào nắm được cách đòi lại quyền lợi cho chính mình. Để được tư vấn về những khía cạnh pháp lý trong lĩnh vực này, khách hàng có thể liên hệ tới: Luật Nhật Thư 0842.894.888 (zalo/viber/line/messenger)

Giới thiệu về đơn tố cáo

Căn cứ theo Luật Tố cáo 2018 định nghĩa: “Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực”

Theo đó, Đơn tố cáo là văn bản, tài liệu để báo cáo về hành vi gây thiệt hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Bằng chứng tố cáo vay tiền không trả

Để tố cáo vay tiền không trả cần có bằng chứng xác thực chứng minh việc vay tiền của người bị tố cáo là chính xác, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ căn cứ vào đó để giải quyết vụ việc. Việc chứng minh rằng người bị tố cáo vay tiền có rất nhiều cách: 

  • Giấy viết tay chứng nhận vay tiền có chữ ký của bên cho vay và bên vay
  • Biên lai thanh toán 
  • Ảnh chụp màn hình trong trường hợp giao dịch qua ngân hàng điện tử
  • Tin nhắn, thư điện tử hay đoạn ghi âm hội thoại từ người vay thừa nhận rằng đã giao dịch vay tiền và hứa sẽ trả
  • Nhân chứng: nếu khi vay tiền có một người khác có xuất hiện và có chứng kiến giao dịch, có thể nhờ họ đưa ra lời khai hỗ trợ 
CẬP NHẬT MẪU ĐƠN TỐ CÁO VAY TIỀN KHÔNG TRẢ MỚI NHẤT 2023
CẬP NHẬT MẪU ĐƠN TỐ CÁO VAY TIỀN KHÔNG TRẢ MỚI NHẤT 2024

Cách viết mẫu đơn tố cáo vay tiền không trả mới nhất 2024

Dưới đây là hướng dẫn viết mẫu đơn tố cáo vay tiền không trả mới nhất 2024 các bạn có thể tham khảo: 

ĐƠN TỐ CÁO VAY TIỀN KHÔNG TRẢ

“Về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” 

Kính gửi: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vụ việc, thường là Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Công An…….

Tôi là:…………………………………… Sinh năm:……………..

CMND/CCCD số:……………..…. cấp ngày:………… tại………………

Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………….

Hiện đang cư trú tại:……………………………………………………….

Điện thoại liên hệ:………………………………. (nếu có)

Tôi làm đơn này để trình báo quý cơ quan về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của anh/chị ……………………….Sinh năm………………

CMND/CCCD số:……………..…. cấp ngày:………… tại………………

Hiện đang cư trú tại:……………………………………………………….

Điện thoại liên hệ:………………………………. (nếu có)

Nội dung sự việc như sau:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

( Gợi ý: trình bày đầy đủ, cụ thể và chính xác:  Vào ngày….tháng….năm….., anh/ chị …… có đề xuất vay tôi một số tiền là 150 triệu đồng ( một trăm năm mươi triệu đồng) để sửa nhà, anh/chị…… hẹn 6 tháng sau sẽ trả, cam kết bằng giấy viết tay có chữ ký của tôi và anh/ chị…….  Tại thời điểm giao kết, có anh/chị ……………..….. trú tại: ……………………………………., điện thoại: ..……………….. chứng kiến (nếu có)

Đến ngày …. tháng …. năm …., khi tới lịch hẹn trả tiền, tôi thông báo cho anh/chị ……… yêu cầu trả nợ nhưng anh/chị……. xin tôi gia hạn thêm 15 ngày để sắp xếp trả. Đến ngày ….tháng ….. năm ……, khi đã hết thời hạn, tôi đã liên lạc với anh/chị …………. nhưng không được hồi đáp. Vài ngày sau đó tôi có liên lạc lại nhiều lần nhưng anh/chị……. vẫn không bắt máy.

Tôi có tới tận nhà riêng của anh/chị…….  hiện đang ở tại………………………………………………………….. để gặp nhưng anh/ chị cố tình lẩn tránh và không chịu gặp tôi. Hàng xóm xung quanh kể lại rằng anh/ chị…….. vẫn sinh sống và làm ăn bình thường, có nhà ở ổn định và vẫn đi du lịch cùng gia đình thường xuyên. Sau khi tìm hiểu tôi biết được anh/chị………. có điều kiện trả nợ nhưng cố tình lẩn tránh không trả nợ, có dấu hiệu vi phạm pháp luật)

Do vậy tôi làm đơn này kính mong đề nghị quý cơ quan tiến hành điều tra, xác minh và xử lý hành vi vi phạm pháp luật của anh/chị……………

Tôi xin cam kết nội dung trình báo trên là đúng sự thật , nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. 

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu kèm đơn: 

– Bản sao y chứng minh nhân dân, hộ khẩu;

– Bản sao Giấy vay tiền;

– Bản sao Đơn tường trình;

– Bản sao Đơn trình báo;

– Bản sao chứng minh nhân dân của ông/bà……

                                                            …………….., ngày……tháng……năm…….

                                                                               Người tố cáo

                                                                          ( Ký và ghi rõ họ tên )

Cách viết giấy vay tiền bằng tay
mẫu đơn tố cáo vay tiền không trả

Lưu ý khi viết mẫu đơn tố cáo vay tiền không trả

Viết mẫu đơn tố cáo là bước đầu quan trọng trong quá trình đòi lại quyền và lợi ích của mình cũng như góp phần đảm bảo công bằng cho toàn xã hội. Khi viết mẫu đơn tố cáo người vay tiền không trả, có một số lưu ý quan trọng mà bạn cần đảm bảo để mẫu đơn của bạn được xem xét hợp lệ: 

  • Khai thông tin chính xác, chi tiết
  • Tài liệu bằng chứng rõ ràng (giấy vay tiền không tẩy xóa, đoạn ghi âm không cắt ghép,…)
  • Gửi mẫu đơn đúng thẩm quyền giải quyết vụ việc

Mua mẫu đơn tố cáo vay tiền không trả mới nhất 2024

Nếu việc tự viết mẫu đơn tố cáo người vay tiền không trả quá mất thời gian và có phần phức tạp thì việc mua mẫu đơn sẽ là lựa chọn dễ dàng hơn cả, các bạn có thể tìm mua tại: 

  • Mua trực tiếp tại các cửa hàng, văn phòng luật
  • Mua tại các trang thương mại điện tử: shopee, lazada,…
  • Trên các trang internet

Hiện nay có rất nhiều nguồn để mua mẫu đơn tố cáo trên các phương tiện truyền thông, nhưng làm sao để mua mẫu đơn đúng đủ thông tin theo quy định của pháp luật là điều quý khách hàng cần phải cân nhắc. Nếu khách hàng cần một luật sư tư vấn cụ thể để giảm thiểu rủi ro, hãy liên hệ với: Luật Nhật Thư 0842894888 (zalo/viber/line/messenger)

Nếu chưa tìm được nơi mua Đơn tố cáo vay tiền không trả uy tín, khách hàng có thể tham khảo mẫu đơn của Luật Nhật Thư tại https://shopee.vn/Đơn-tố-cáo-chuẩn-mẫu-quy-định-và-hướng-dẫn-viết-của-Luật-sư

Tư vấn pháp luật

Tố cáo mượn tiền không trả nhưng không có bằng chứng có bị tố cáo ngược lại tội vu khống không? 

Trả lời: Căn cứ vào điểm b, c khoản 2 điều 9 Luật Tố cáo 2018 quy định về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo:

“b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;

  1. c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo;”

Như vậy nếu tố cáo mà thiếu chứng cứ, chứng cứ không đủ thì có thể phạm tội vụ khống theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định như sau:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

  1. a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
  2. b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.”

Do đó, nếu chưa có đầy đủ thông tin chứng cứ của vụ việc thì không nên làm đơn tố cáo mà hãy bình tĩnh thu thập những chứng cứ cần thiết để nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền đói lại quyền và lợi ích cho chính mình.

CẬP NHẬT MẪU ĐƠN TỐ CÁO VAY TIỀN KHÔNG TRẢ MỚI NHẤT 2023
CẬP NHẬT MẪU ĐƠN TỐ CÁO VAY TIỀN KHÔNG TRẢ MỚI NHẤT 2024

Vay nặng lãi, bị ép viết giấy vay nợ thì có phải trả nợ không?

Câu hỏi: Chào luật sư, 9 tháng trước em có vay lãi cao tại một tổ chức tín dụng đen với số tiền là 300 triệu với lãi suất quá cao, em không muốn chấp nhận số lãi đó, họ bắt em ký vào hợp đồng. Hàng tháng em có trả lãi theo định kỳ nhưng 2 tháng gần đây do lãi quá cao, em chưa đủ điều kiện để chi trả.

Em có xin người ta cho thêm thời gian để xoay sở nhưng họ không đồng ý, họ cho người tới tìm và đe dọa em, bắt em trả cả gốc và lãi là 500 triệu. Hiện giờ em rất lo sợ và không biết giải quyết thế nào?

Trả lời: Chào bạn, bản chất của việc vay qua các trung tâm tín dụng đen nghĩa là người vay phải trả số tiền lãi nhiều hơn so với quy định của pháp luật, như vậy đã vi phạm quy định về lãi suất được quy định tại khoản 1 điều 468 Bộ luật dân sự 2015 

“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực”

Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự sẽ bị xử lý theo pháp luật được quy định trong điều 201 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 như sau: 

“1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

  1. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Trong trường hợp của bạn thì bạn nói rằng họ có ép bạn viết giấy cam kết. Tức là họ đang vi phạm vào điểm b khoản 1 điều 117 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự Bộ luật dân sự: “Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện” thì hợp đồng giữa bạn và trung tâm tín dụng là vô hiệu.

Vì vậy, các bên không có nghĩa vụ phải thực hiện giao dịch vô hiệu đó. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bạn có nghĩa vụ trả lại cho bên tín dụng số tiền 300 triệu, họ sẽ phải hoàn trả cho bạn số tiền lãi đã được nhận trước đó.

Không có khả năng thanh toán nợ ngân hàng

Câu hỏi: 3 năm trước nhà tôi có vay Ngân hàng số tiền 700 triệu để mua xe, hàng tháng chồng tôi vẫn thanh toán đều và đúng hẹn. 3 tháng trở lại đây do nhà có việc giải quyết nên chưa có khả năng thanh toán các khoản nợ ngân hàng, vậy nên họ có bắt chồng tôi ký cam kết. Mong Luật sư cho lời khuyên và giải pháp cụ thể, hiện tại mỗi ngày ngân hàng đều gọi điện và dùng lời lẽ hăm dọa em, em rất lo lắng ạ.

Trả lời: Chào bạn, khi vay tiền, bạn có nghĩa vụ phải trả nợ hàng tháng cho bên cho ngân hàng đầy đủ khi đến hạn. Tuy nhiên, 3 tháng gần đây bạn mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng, điều này có nghĩa rằng bạn đang chậm thực hiện nghĩa vụ được quy định tài điều 353 Bộ luật dân sự 2015 như sau: 

“1. Chậm thực hiện nghĩa vụ là nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết.

2. Bên chậm thực hiện nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền về việc không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn.”

CẬP NHẬT MẪU ĐƠN TỐ CÁO VAY TIỀN KHÔNG TRẢ MỚI NHẤT 2023
CẬP NHẬT MẪU ĐƠN TỐ CÁO VAY TIỀN KHÔNG TRẢ MỚI NHẤT 2024

Do đó bạn phải thực hiện trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được quy định tại điều 357 Bộ luật dân sự 2015, tức là phải trả tiếp lãi phát sinh. Khi bạn tiếp tục chưa có điều kiện để trả thì có thể xin gia hạn thêm thời gian chậm trả nhưng phải được sự đồng ý từ phía ngân hàng. 

Nếu bạn có hành vi bỏ trốn nhằm chiếm đoạt số tiền trên thì ngân hàng hoàn toàn có thể khởi kiện với hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Cuối cùng, về hành vi gọi điện hăm dọa, nếu đó là lời lẽ gây xúc phạm hoặc ảnh hưởng tới tâm lý, ngân hàng có thể bị xử phạt hành chính theo quy định khoản 1 điều 40 Nghị định 83/2011/NĐ-CP

Đe dọa và tấn công chủ nợ có bị xử lý theo pháp luật không

Đây là hành vi không còn hiếm gặp, bên cạnh việc chủ nợ dùng nhiều thủ đoạn để đòi nợ thì cũng có những trường hợp khi đến thời hạn trả thì người vay đã không trả tiền chủ nợ mà lại có hành vi đe dọa, tấn công ảnh hưởng đến tính mạng của bản thân và gia đình của chủ nợ.

CẬP NHẬT MẪU ĐƠN TỐ CÁO VAY TIỀN KHÔNG TRẢ MỚI NHẤT 2023
CẬP NHẬT MẪU ĐƠN TỐ CÁO VAY TIỀN KHÔNG TRẢ MỚI NHẤT 2024

Nếu người vay có hành vi đe dọa, tấn công nhằm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của chủ nợ thì tùy thuộc vào hành vi nguy hiểm và hậu quả đã xảy ra, người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:

  • Điều 123 Tội giết người
  • Điều 133 Tội đe doạ giết người
  • Điều 134 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
  • Điều 168 Tội cướp tài sản
  • Điều 170 Tội cưỡng đoạt tài sản. 

Trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ. 

Về chúng tôi  

Trên đây một số tư vấn của Luật Nhật Thư về cách viết mẫu đơn tố cáo vay tiền không trả mới nhất 2024 nếu bạn có thắc mắc hay cần hỗ trợ xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật Nhật Thư

🏛 Trụ sở chính: Số 4, Tổ 32, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

📍Văn phòng giao dịch: Biệt thự lotus 50, Tòa nhà EuroWinDow River Park, đường Trường Sa, Đông Hội, Đông Anh Hà Nội.

✅ Giấy Đăng ký hoạt động số 01022087/TP/ĐKHĐ do Sở Tư Pháp UBND TP. Hà Nội cấp theo Thông báo số 3174/TB-STP.

✅ Giấy phép hành nghề Luật sư/Thẻ luật sư số 17466/TP/LS-CCHN do Bộ tư pháp cấp ngày 22/11/2019.

Chi nhánh tại Đà Nẵng: 147 Núi Thành, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Chi nhánh Hồ Chí Minh: 84N Nguyễn Đình Chiểu, ĐaKao, quận 01, TP. Hồ Chí Minh

Đại diện Công ty TNHH Nhật Thư Law tại Nhật Bản:

Địa chỉ Văn phòng:

  • VISTERIA BLG 4-9-17 HIRAI – EDOGAWAKU – TOKYO
  • VICTORIABIG4-9-17Hirai-Edogawa-ku-Tokyo

Hòm thư: 132-0035

Hotline: Luật Nhật Thư 0842894888 (Zalo/viber/line/messenger)

Website:  https://luatnhatthu.vn/

Email:  luatnhatthu@gmail.com

Instagram:  https://www.instagram.com/luatsu.nhatthu

Fanpage: https://www.facebook.com/luatsunhatthu

DMCA.com Protection Status

 

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu!

Chúng tôi sẽ phản hồi sớm cho quý khách!