Kinh doanh Dịch vụ Bưu chính là hoạt động kinh doanh quan trọng thuộc kết cấu của nền kinh tế. Đó là một ngành dịch vụ phục vụ công cộng. Một bộ phận không thể thiếu của cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội. Đồng thời, Bưu chính cũng là một ngành phụ trợ quan trọng vào sự tăng trưởng của đất nước. Dịch vụ bưu chính ngày càng được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư. Tuy nhiên để hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính tai Việt Nam. Doanh nghiệp cần phải đáp ứng một số điều kiện kinh doanh bưu chính theo quy định. Bài viết này sẽ trình bày rõ những điều kiện mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính cần phải đáp ứng theo quy định của pháp luật.
Mọi thắc mắc có liên quan đến việc xin Giấy phép bưu chính, vui lòng liên hệ Luật Nhật Thư Hotline 0842.894.888 (Zalo/Line/Viber/Messenger)
Mục Lục
Dịch vụ bưu chính là gì?
Căn cứ Khoản 3 điều 3 Luật bưu chính năm 2010. Dịch vụ bưu chính được hiểu như sau:
Dịch vụ bưu chính là dịch vụ chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi bằng các phương thức từ địa điểm của người gửi đến địa điểm nhận qua mạng bưu chính, trừ phương thức điện tử.
Vậy, dịch vụ bưu chính khác gì so với dịch vụ vận tải thông thường?
Đầu tiên là về đối tượng vận chuyển. Đối tượng vận chuyển của dịch vụ bưu chính là bưu gửi. Theo khái niệm của Luật Bưu chính, bưu gửi bao gồm:
“… thư, gói, kiện hàng hoá được chấp nhận, vận chuyển và phát hợp pháp qua mạng bưu chính”
Thứ hai là về phương thức cung cấp dịch vụ phải thông qua mạng bưu chính. Theo quy định, mạng bưu chính được khái niệm như sau:
“là hệ thống cơ sở khai thác bưu gửi, điểm phục vụ bưu chính được kết nối bằng các tuyến vận chuyển và tuyến phát để cung ứng dịch vụ bưu chính.”
Vậy, có thể hiểu một cách đơn giản, dịch vụ bưu chính là dịch vụ vận chuyển thư; gói; kiện hàng hóa không bị pháp luật cấm. Hàng hóa vận chuyển qua dịch vụ bưu chính thưởng mang tính bảo mật, an toàn (phải được đóng bì, gói). Thay vì để hở, rời như vận chuyển hàng hóa thông thường. Cung cấp dịch vụ bưu chính phải được thực hiện một cách an toàn thông qua mạng lưới bưu chính.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ bưu chính
Tại Việt Nam, dịch vụ bưu chính là loại hình dịch vụ kinh doanh có điều kiện. Theo đó, để có thể kinh doanh dịch vụ bưu chính, đầu tiên, cần phải có tư cách pháp nhân. Sau đó, pháp nhân này phải có Giấy phép bưu chính để có thể kinh doanh dịch vụ bưu chính. Tuy nhiên, để được cấp Giấy phép bưu chính, pháp nhân cần phải đáp ứng được các điều kiện sau:
Thứ nhất, điều kiện chung để kinh doanh dịch vụ bưu chính
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật bưu chính năm 2010. Để kinh doanh dịch vụ bưu chính, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện như sau:
2. Doanh nghiệp được cấp giấy phép bưu chính khi có đầy đủ các điều kiện sau:
- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Có khả năng tài chính, nhân sự phù hợp với phương án kinh doanh theo nội dung đề nghị được cấp giấy phép:
- Có phương án kinh doanh khả thi phù hợp với quy định về giá cước; chất lượng dịch vụ bưu chính;
- Có biện pháp bảo đảm an ninh thông tin và an toàn đối với con người; bưu gửi; mạng bưu chính.
Thứ hai, điều kiện về tài chính để kinh doanh dịch vụ bưu chính
Theo quy định tại Nghị định 47/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật bưu chính. kinh doanh dịch vụ Bưu chính là ngành nghề kinh doanh có vốn pháp định. Tối thiểu 2 tỷ đồng đối với hoạt động bưu chính phạm vi liên tỉnh. Tối thiểu 5 tỷ đối với hoạt động bưu chính phạm vi quốc tế.
Tuy nhiên quy định về vốn này đã bị bãi bỏ bởi Khoản 2 Điều 2 Nghị định 25/2022/NĐ-CP. Nhưng yêu cầu về tài chính vẫn được kiểm soát.
Tuy rằng hiện tại không có quy định cụ thể về vấn đề tài chính. Nhưng doanh nghiệp phải có kế hoạch thu chi hợp lý trong thời gian 10 năm hoạt động.
Nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện này, doanh nghiệp có thể xin cấp Giấy phép Bưu chính để hoạt động.
Các loại dịch vụ trong hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính
Theo cách hiểu thông dụng của người dân, hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính là việc gửi thư từ, tài liệu, hàng hoá, vật phẩm… thông qua hệ thống chuyển phát của bưu điện. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, Việt Nam chia hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính ra làm hai loại hình tách biệt, là:
Hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính với bưu gửi là thư
Trong loại hình này, Bưu gửi được định nghĩa là thư, tài liệu có địa chỉ nhận với khối lượng đơn chiếc đến 02 kilôgam.
Theo quy định của Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị. Cũng như Quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam hiện hành. Thư tín là hình thức trao đổi thông tin được pháp luật bảo vệ chặt chẽ. Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào đều không được tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp xâm phạm.
Khoản 1 Điều 17 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị quy định:
“Không ai bị can thiệp một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín...”.
Khoản 2 Điều 21 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 cũng khẳng định: “Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.”
Người nào xâm phạm quyền bí mật về thư tín của người khác, có thể bị xử phạt hành chính. Cụ thể:
Đối với việc xử phạt hành chính, người vi phạm có thể bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Hoặc xử phạt theo quy định tại điểm m khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Nếu mức độ vi phạm nguy hiểm đến mức độ nhất định, người vi phạm còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 159 Bộ luật hình sự 2015.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính với bưu gửi là các loại hình khác
Trong loại hình dịch vụ này, bưu gửi sẽ bao gồm:
- Thư không có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02 kilôgam (kg);
- Thư có khối lượng đơn chiếc trên 02 kilôgam (kg);
- Gói, kiện hàng hoá.
Những Bưu gửi trong loại hình này thường được gọi chung là Gói, kiện, hàng hoá. Khác với bưu gửi là thư, được pháp luật bảo vệ chặt chẽ về bí mật thư tín. Bưu gửi của loại hình này thường là các loại hàng hoá. Do đó, để tránh các đối tượng xấu lợi dụng hệ thống bưu chính vận chuyển các loại hàng cấm, hàng không hoá đơn, không xuất xứ, hoặc hàng hoá dễ cháy, nổ, có khả năng ảnh hưởng đến tính an toàn của hoạt động bưu chính… Pháp luật Việt Nam cho phép đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính kiểm tra nội dung của gói, kiện hàng hoá. Để đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý của bưu gửi, cũng như đảm bảo việc vận chuyển an toàn cho các bưu gửi khác của hệ thông bưu chính.
Fact: Việc người dân gửi gói, kiện hàng thông qua hệ thống xe khách, xe bus, xe tuyến cố định đều được tính vào hoạt động bưu chính, chuyển phát.
Phân loại giấy phép bưu chính
Để thuận tiện cho việc quản lý, hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính được tiến hành phân loại. Cụ thể, theo quy định hiện hành, hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính được chia theo hai cách:
Phân loại theo phạm vi hoạt động
Theo quy định của Luật bưu chính và các văn bản hướng dẫn. Giấy phép cấp cho đơn vị đủ điều kiện kinh doanh bưu chính gồm hai loại:
- Giấy phép bưu chính phạm vi trong nước, bao gồm nội tỉnh và liên tỉnh;
- Giấy phép bưu chính quốc tế, bao gồm quốc tế chiều đi và quốc tế chiều đến.
Các loại giấy phép này sẽ được phân biệt dựa vào phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó:
Giấy phép bưu chính phạm vi nội tỉnh cho phép doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính trong phạm vi nội tỉnh nơi được cấp phép. Giấy phép Bưu chính nội tỉnh do Sở Thông tin, truyền thông tỉnh cấp phép.
Giấy phép bưu chính phạm vi liên tỉnh phép doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính trong phạm vi liên tỉnh. Giấy phép này do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
Giấy phép bưu chính phạm vi quốc tế cho phép doanh nghiệp chuyển phát bưu gửi từ Việt Nam phát ra nước ngoài và ngược lại. Giấy phép này cũng do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
Tuy vậy, Luật bưu chính không mặc định việc được cấp giấy phép này sẽ được miễn giấy phép kia. Nếu doanh nghiệp kinh doanh trên cả hai phạm vi, Cần giải trình khả năng kinh doanh hiệu quả. Đồng thời đăng ký hoạt động trên cả hai phạm vi dự định triển khai kinh doanh.
Việc đăng ký đúng phạm vi kinh doanh; ngoài việc giảm thiểu chi phí ban đầu phải thực hiện; cũng làm giảm thiểu rủi ro trong quá trình kinh doanh đối với khách hàng.
Phân loại theo loại hình Bưu gửi
Như đã nói ở trên, pháp luật Việt Nam hiện chia hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính ra làm hai loại hình. Là Bưu gửi là thư, và Bưu gửi là loại hình khác.
Đối với Bưu gửi là thư, đơn vị kinh doanh phải có Giấy phép bưu chính để hoạt động. Để được cấp Giấy phép này, bạn cần Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép bưu chính tại Bộ Thông tin và Truyền thông. Cụ thể về thủ tục này, bạn có thể tham khảo bài viết THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP BƯU CHÍNH của chúng tôi.
Đối với Bưu gửi là Gói, kiện, hàng hoá, đơn vị kinh doanh chỉ cần thực hiện thủ tục thông báo tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Với đơn vị kinh doanh phạm vi nội tỉnh thì là Sở Thông tin truyền thông cấp tỉnh. Với đơn vị kinh doanh phạm vi khác sẽ phải thông báo tới Bộ Thông tin và Truyền thông.
Tại sao phải xin cấp Giấy phép bưu chính
Như đã nói ở trên, kinh doanh dịch vụ bưu chính là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, để có thể cung cấp dịch vụ bưu chính tới khách hàng, đơn vị kinh doanh dịch vụ bưu chính cần phải có Giấy phép bưu chính. Trường hợp kinh doanh không có giấy phép bưu chính, doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cụ thể, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng Việt Nam. Ngoài ra, doanh nghiệp còn sẽ bị tịch thu số tiền thu lợi bất chính của hành vi cung ứng dịch vụ bưu chính không có Giấy phép bưu chính.
Dịch vụ xin giấy phép bưu chính của Luật Nhật Thư
Luật Nhật Thư với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn và cung cấp dịch vụ cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh, logistics, kho vận trong và ngoài nước. Luật Nhật Thư sẽ thực hiện bao gồm nhưng không giới hạn ở:
- Tư vấn thủ tục xin giấy phép bưu chính, các loại hình liên quan
- Tư vấn lập, soạn thảo hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ, theo dõ hồ sơ nộp lên cơ quan nhà nước;
- Đại diện khách hàng theo dõi xử lý và nhận kết quả tại cơ quan nhà nước;
- Cập nhật tiến độ thường xuyên cho khách hàng;
- Đại diện khách hàng nộp các loại phí, lệ phí và nhận giấy phép;
- Tư vấn thủ tục pháp lý sau khi khách hàng đã nhận được giấy phép;
- Dịch vụ gia hạn hoặc cấp đổi giấy phép khi quá hạn;
- Hỗ trợ tư vấn thanh tra, báo cáo hằng năm lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Cơ sở pháp lý
- Luật Bưu chính số 49/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010;
- Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 06 năm 2011 của Chính Phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hướng dẫn Luật bưu chính;
- Nghị định 15/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bưu chính viễn thông tần số vô tuyến điện;
- Nghị định 25/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 47/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bưu chính;
- Thông tư số 291/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 về Mức thu khai nộp quản lý sử dụng phí thẩm định điều kiện hoạt động bưu chính;
- .Thông tư liên tịch số 18/2015/TTLT-BTTTT-BTC ngày 17 tháng 07 năm 2015 hướng dẫn xử lý bưu gửi không có người nhận;
- Thông tư 22/2012/TT-BTTTT quy định về phạm vi dịch vụ bưu chính.
Về Công ty Luật Nhật Thư
Để được giải đáp chi tiết về Kinh doanh dịch vụ bưu chính, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau đây:
Công ty Luật Nhật Thư
🏛 Trụ sở chính: Số 4, Tổ 32, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
📍Văn phòng giao dịch: Biệt thự lotus 50, Tòa nhà EuroWinDow River Park, đường Trường Sa, Đông Hội, Đông Anh Hà Nội.
✅ Giấy Đăng ký hoạt động số 01022087/TP/ĐKHĐ do Sở Tư Pháp UBND TP. Hà Nội cấp theo Thông báo số 3174/TB-STP.
✅ Giấy phép hành nghề Luật sư/Thẻ luật sư số 17466/TP/LS-CCHN do Bộ tư pháp cấp ngày 22/11/2019.
Chi nhánh tại Đà Nẵng: 147 Núi Thành, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Chi nhánh Hồ Chí Minh: 84N Nguyễn Đình Chiểu, ĐaKao, quận 01, TP. Hồ Chí Minh
Đại diện Công ty TNHH Nhật Thư Law tại Nhật Bản:
Địa chỉ Văn phòng:
- VISTERIA BLG 4-9-17 HIRAI – EDOGAWAKU – TOKYO
- VICTORIABIG4-9-17平井-江戸川区-東京
Hòm thư: 132-0035
Hotline: Luật Nhật Thư Hotline 0842.894.888 (Zalo/Line/Viber/Messenger)
Website: https://luatnhatthu.vn/
Email: luatnhatthu@gmail.com
Instagram: https://www.instagram.com/luatsu.nhatthu