Các hình thức lừa đảo trên không gian mạng hiện nay diễn ra ngày càng tinh vi và nhắm vào nhiều nhóm đối tượng khác nhau, từ người cao tuổi, trẻ em, sinh viên, đến công nhân, nhân viên văn phòng, phụ nữ ở nhà nội trợ muốn kiếm thêm thu nhập. Rất nhiều trường hợp bị dụ lừa số tiền rất lớn mà cá nhân đã phải tích cóp, vay mượn thậm chí bán tài sản của mình…Nhiều trường hợp sau khi bị lừa thường chọn cách im lặng, tự mình chịu đựng hoặc chấp nhận mất số tiền lớn đó và coi là bài học. Nhưng chính việc im lặng, tự động bỏ qua đó lại là một trong những yếu tố khiến các đối tượng lừa đảo vẫn không hề lo sợ, vẫn hiển nhiên lừa đảo nhiều trường hợp khách bởi không ai tố cáo, tố giác mình. Như vậy việc nộp mẫu đơn tố cáo lừa đảo qua mạng đến cơ quan công an có thẩm quyền là điều người bị hại cần phải biết để có thể thực hiện việc trình báo, tố giác lên cơ quan công an nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tại bài viết này, Luật Nhật Thư sẽ hướng dẫn chi tiết cách soạn mẫu đơn tố giác lừa đảo qua mạng để các bạn có thể sử dụng trong trường hợp cần thiết.
Để được tư vấn, hỗ trợ mọi vấn đề pháp lý có liên quan đến lừa đảo; tố cáo hành vi lừa đảo, vui lòng liên hệ hotline Luật Nhật Thư hotline 0842894888 (Zalo/line/viber/messenger)
Mục Lục
Làm thế nào để biết mình bị lừa đảo qua mạng?
Lừa đảo thông thường hay hành vi lừa đảo qua mạng đều thông qua phương thức chung là lấy lòng tin, đánh cắp thông tin người dùng, sau đó chiếm đoạt tài sản. Do vậy, khi soạn mẫu đơn tố cáo lừa đảo qua mạng, cần phải xác định hành vi của đối tượng lừa đảo thuộc trường hợp lừa đảo qua phương tiện điện từ. Một số thủ đoạn, chiêu trò thường gặp phải như:
- Giả danh cơ quan pháp luật: Những kẻ lừa đảo sẽ giả danh cơ quan chức năng như Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan Công an thông báo người bị hại đang dính đến một vụ án nghiêm trọng. Sau đó đe dọa, bắt nạn nhân phải kê khai tài sản, chuyển khoản xác minh…
- Lừa đảo trúng thưởng: Đối tượng lừa đảo gọi điện thoại thông báo trúng thưởng (xe, điện thoại…), yêu cầu đóng phí để nhận thưởng rồi chiếm đoạt tiền.
- Lừa đảo qua ứng dụng hẹn hò/ứng dụng trò chơi: Đối tượng lừa đảo sử dụng những ứng dụng giả được tải về thông qua link dẫn, sau đó lừa người dùng nạp tiền hoàn trả để nâng cấp thẻ thành viên, sau đó biến mất cùng số tiền.
- Hack Facebook, Zalo,… để mượn tiền: Chiếm quyền sử dụng các tài khoản mạng xã hội (Zalo, Facebook, …) để mạo danh gửi tin nhắn lừa đảo cho bạn bè, người thân chủ tài khoản nhằm tống tiền, vay tiền, chuyển tiền, nạp thẻ điện thoại theo hướng dẫn…
- Tuyển cộng tác viên: Giải danh làm nhân viên các sàn thương mại lớn, cửa hàng uy tín để lừa nạn nhân làm cộng tác viên với hình thức cho người bị hại đặt mua đơn hàng trên mạng, nhân tiền chiết khấu ở 1-2 lần đầu, đến đơn hàng lớn hơn sẽ bị lừa mất tiền chuyển mua hàng.
- Giả danh ngân hàng: Các đối tượng giả danh ngân hàng gửi tin nhắn xác nhận tài khoản, đường link kích hoạt. Khi truy cập vào, nạn nhân sẽ mất hết tiền trong tài khoản.
- Chuyển khoản nhầm: Đối tượng lừa đảo sẽ chuyển một khoản tiền vào tài khoản nạn nhân. Sau một thời gian, đối tượng gọi điện yêu cầu trả tiền như một khoản vay và đóng lãi.
- Lập sàn giao dịch ảo: Gửi link thanh toán trực tuyến tham gia sàn giao dịch ảo như crypto, đầu tư đa cấp, đầu tư nhị phân. Yêu cầu nạn nhân gửi tiền trước đặt cọc rồi chiếm đoạt.
- Gọi điện khủng bố: Giả mạo email của ngân hàng, ví điện tử, tổ chức uy tín, doanh nghiệp nơi người bị hại làm việc để uy hiếp, đe doạ lừa tiền nạn nhân, người thân, bạn bè của nạn nhân.
Phát hiện mình bị lừa đảo thì làm gì?
Trước khi nộp mẫu đơn tố cáo lừa đảo qua mạng đến cơ quan công an có thẩm quyền, người soạn đơn tố cáo lừa đảo qua mạng cần ngay lập tức:
(1) Ngưng gửi tiền và giữ liên lạc với kẻ lừa đảo. Khi phát hiện mình đang bị lừa, cần phải dừng mọi liên lạc với bên lừa đảo, tuy nhiên, người soạn đơn tố cáo lừa đảo qua mạng nên giữ lại thông tin liên lạc, tin nhắn trao đổi, ghi âm cuộc gọi, ứng dụng…. để làm bằng chứng gửi lên cơ quan có thẩm quyền
(2) Liên hệ ngay lập tức với ngân hàng và tổ chức tài chính của bạn để báo cáo lừa đảo và yêu cầu họ dừng mọi giao dịch. Khi liên lạc với ngân hàng và tổ chức tài chính, yêu cầu họ sao kê lịch sử giao dịch trong khoảng thời gian bị lừa.
(3) Thu thập và lưu bằng chứng nộp kèm đơn: Tài liệu, bằng chứng vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh hành vi của đối tượng. Do vậy, khách hàng cần thu thấp toàn bộ bằng chứng để nộp kèm mẫu đơn tố giác lừa đảo qua mạng của mình.
(4) Cảnh báo: Cảnh báo cho gia đình và bạn bè của bạn về trò lừa đảo này để họ có thể đề phòng những trò lừa đảo tiếp theo có thể xảy ra.
Cơ quan nào tiếp nhận mẫu đơn tố cáo lừa đảo qua mạng?
Sau khi hoàn thiện mẫu đơn tố giác lừa đảo qua mạng, mẫu đơn tố cáo lừa đảo qua mạng và thu thập đủ bằng chứng, chứng cứ, người làm đơn gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác mình để được hỗ trợ lấy lại tài sản.
Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm gồm:
- Cơ quan điều tra;
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
- Viện kiểm sát các cấp;
- Các cơ quan, tổ chức khác: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
Như vậy, người bị hại trong các vụ lừa đảo qua mạng có thể nộp mẫu đơn tố cáo lừa đảo qua mạng tới các cơ quan nêu trên để được giải quyết kịp thời.
Để được hỗ trợ về quy trình làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc nộp mẫu đơn tố cáo lừa đảo qua mạng, vui lòng liên hệ Luật Nhật Thư hotline 0842894888 (Zalo/line/viber/messenger)
Mẫu đơn tố cáo lừa đảo qua mạng
Tải mẫu đơn tại đây: Mẫu đơn tố cáo lừa đảo qua mạng – Download file word
Dưới đây là mẫu đơn tố cáo lừa đảo qua mạng của Luật Nhật Thư:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
ĐƠN TỐ CÁO
Kính gửi : Cơ quan cảnh sát điều tra công an X
Họ và tên tôi: Nguyễn Văn A Sinh ngày:……………………..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ………………………do…………cấp ngày…………..S
Ngày cấp: …./…/……. Nơi cấp: ………………………
Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………..
Chỗ ở hiện tại:………………………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ: ………………………………………………
Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật của:
Anh: …………………………………………………Sinh ngày:……………………..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ………………………….
Ngày cấp:………………………………………Nơi cấp: …………………………….
Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………..
Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………………
Vì anh ……………….. đã có hành vi ………………………………………………………
Sự việc cụ thể như sau:
…………………………………………………………………………………………
Từ những sự việc trên, tôi cho rằng hành vi của anh ……………… có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên. Kính mong Quý cơ quan xem xét và giải quyết theo đúng quy định pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
….., ngày … tháng… năm ……
Người tố cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)
Tham khảo bài viết: SOẠN THẢO ĐƠN TỐ CÁO NHƯ THẾ NÀO?
Hướng dẫn hoàn thiện mẫu đơn tố cáo lừa đảo qua mạng
Để viết mẫu đơn tố giác lừa đảo qua mạng hay Mẫu đơn tố cáo lừa đảo qua mạng một cách đúng và đầy đủ các nội dung cần thiết, dưới đây là một vài lưu ý, hướng dẫn
(1) “Kính gửi”: Gửi đến cơ quan có thẩm quyền điều tra giải quyết. Ví dụ: Công an Quận A, Thành phố B; Cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh C
(2) “Họ và tên”: Ghi bằng chữ in hoa hoặc thường, đủ dấu. Ví dụ: NGUYỄN THỊ A
(3) “Sinh ngày”: Ghi ngày, tháng, năm sinh theo năm dương lịch và đúng với giấy khai sinh.
(4) “CMND/CCCD/Hộ chiếu”: Ghi đầy đủ số định danh cá nhân, số CCCD (12 số), số CMND (9 số);
(5) “Hộ khẩu thường trú” Ghi địa chỉ nơi đang đăng ký thường trú theo địa danh hành chính của người có thay đổi thông tin cư trú.
(6) “Chỗ ở hiện tại” Ghi theo địa chỉ hiện tại đang ở theo địa danh hành chính. Địa chỉ chỗ ở hiện tại có thể là nơi thường trú, nơi tạm trú hoặc nơi người có thay đổi thông tin cư trú mới chuyển đến.
Lưu ý: Ghi về địa chỉ: ghi cụ thể theo thứ tự: Số nhà/phố – tổ/thôn/xóm/làng/ấp/bản/buôn/phum/sóc – xã/phường/thị trấn – huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh – tỉnh/thành phố thuộc Trung Ương
Về chúng tôi
Để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể hơn về chủ đề Hướng dẫn soạn mẫu đơn tố cáo lừa đảo qua mạng, vui lòng liên hệ tới hotline: Luật Nhật Thư qua thông tin dưới đây.
Công ty Luật Nhật Thư
🏛 Trụ sở chính: Số 4, Tổ 32, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
📍Văn phòng giao dịch: Biệt thự lotus 50, Tòa nhà EuroWinDow River Park, đường Trường Sa, Đông Hội, Đông Anh Hà Nội.
✅ Giấy Đăng ký hoạt động số 01022087/TP/ĐKHĐ do Sở Tư Pháp UBND TP. Hà Nội cấp theo Thông báo số 3174/TB-STP.
✅ Giấy phép hành nghề Luật sư/Thẻ luật sư số 17466/TP/LS-CCHN do Bộ tư pháp cấp ngày 22/11/2019.
Chi nhánh tại Đà Nẵng: 147 Núi Thành, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Chi nhánh Hồ Chí Minh: 84N Nguyễn Đình Chiểu, ĐaKao, quận 01, TP. Hồ Chí Minh
Đại diện Công ty TNHH Nhật Thư Law tại Nhật Bản:
Địa chỉ Văn phòng:
- VISTERIA BLG 4-9-17 HIRAI – EDOGAWAKU – TOKYO
- VICTORIABIG4-9-17 Hirai-Edogawa-ku-Tokyo
Hòm thư: 132-0035
Hotline: Luật Nhật Thư 0842894888 (Zalo/viber/line/messenger)
Website: https://luatnhatthu.vn/
Email: luatnhatthu@gmail.com
Instagram: https://www.instagram.com/luatsu.nhatthu