Kinh Doanh Hóa Chất Cần Giấy Phép Gì?

giấy phép kinh doanh hóa chất

Hóa chất trong công nghiệp có nhiều ứng dụng vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, kinh doanh hóa chất công nghiệp là loại hình kinh doanh tương đối đặc biệt. Với vô cùng nhiều loại hóa chất với nhiều tính chất khác nhau như nổ, độc, ăn mòn, bỏng… và nhiều loại tính chất khác. Nhà nước Việt Nam quản lý hoạt động kinh doanh hóa chất cũng đặc thù hơn rất nhiều so với những ngành, nghề kinh doanh khác. Vậy, để kinh doanh hóa chất theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Nhà đầu tư, kinh doanh hóa chất cần giấy phép gì? Thực hiện chúng như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cơ bản giải đáp các vướng mắc đó.

Mục Lục

Cần phải xin cấp giấy phép gì trước khi kinh doanh.

Trên thực tế, với số lượng các loại hóa chất nhiều vô kể, thì không phải loại hóa chất nào cũng cần phải xin giấy phép kinh doanh hóa chất. Ở Việt Nam, có 3 bảng hóa chất cần lưu tâm. Đó là:

  • Danh mục các Hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện
  • Bảng Hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh
  • Các Hóa chất nguy hiểm.

Trong đó, để kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện. Đơn vị kinh doanh cần thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp (giấy phép hóa chất có điều kiện)

Và Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp (giấy phép hóa chất hạn chế.

(Nghị định 113/2017/NĐ-CP).

Vậy, kinh doanh hóa chất cần giấy phép gì?

Trả lời cho câu hỏi để kinh doanh hóa chất cần giấy phép gì? Có thể tóm gọn lại như sau. Ngoài hai loại giấy phép như đã nêu tại mục I bài viết này. Đơn vị kinh doanh cần thực hiện thêm các loại thủ tục khác để phù hợp với mô hình và loại hóa chất muốn kinh doanh. Bao gồm những loại giấy phép sau:

  • Giấy phép liên quan đến môi trường (Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường).

Đối với kho chứa hoặc xưởng sản xuất hóa chất, trong quá trình sang chiết, đóng gói, đóng lọ… sẽ ít nhiều gây ảnh hưởng đến môi trường. Nhất là đối với các loại hóa chất độc hại. Chính vì vậy, các thủ tục liên quan đến môi trường đối với kho, xưởng sẽ phải được thực hiện trước khi xin cấp phép. Chỉ khi đáp ứng được các điều kiện về môi trường, việc cấp giấy phép kinh doanh hóa chất mới được phê duyệt.

  • Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất
  • Tuy không phải là thủ tục chính hay bắt buộc đối với tất cả các loại hóa chất. Tuy nhiên, với một bảng danh sách hơn 270 hóa chất nguy hiểm, có rất nhiều đơn vị sở hữu trong danh mục hóa chất đề nghị được cấp giấy phép kinh doanh hóa chất phải thực hiện thủ tục phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất trước khi đi vào kinh doanh.

Quy trình thực hiện

Trên thực tế triển khai công việc, các công việc cho hoạt động kinh doanh hóa chất có thể chia thành 3 giai đoạn khi thực hiện. Đó là:

  • Trước khi xin giấy phép
  • Trong khi xin giấy phép
  • Sau khi xin giấy phép.

Cụ thể như sau:

Kinh doanh hóa chất cần xin giấy phép gì trước khi nộp hồ sơ xin giấy phép?

Xử lý vấn đề về kho xưởng, cơ sở vật chất.

Kho chứa hoặc xưởng sản xuất là điều kiện cơ bản khi muốn xin giấy phép kinh doanh hóa chất. Bất kể là hóa chất bảng nào, điều kiện về kho xưởng và cơ sở vật chất cũng là ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, có hai phương án mà đơn vị kinh doanh hóa chất cần xem xét để lựa chọn.

Xây dựng kho, xưởng mới

Đây là phương án phù hợp cho các đơn vị kinh doanh với quy mô lớn, tồn trữ tại kho với số lượng lớn. Vì thực tế, việc xây dựng một kho hoặc xưởng theo đúng tiêu chuẩn của một kho hóa chất nhằm mục đích phê duyệt quá trình cấp phép không hề đơn giản. Nhất là chi phí và địa điểm xây dựng của các công trình này rất khó khăn. Chưa kể chi phí thực hiện các thủ tục khác như phòng cháy chữa cháy, môi trường… Đặc biệt đối với những đơn vị kinh doanh nhỏ hoạt động phần nhiều theo hình thức thương mại, Thời gian lưu trữ hóa chất ở kho chứa không lâu. Những đơn vị như vậy, nên áp dụng phương án tiếp theo chúng tôi trình bày ngay dưới đây.

Như đã nói, việc xây dựng kho, xưởng mới đối với các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ là tương đối tốn kém và lãng phí. Vậy, các đơn vị kinh doanh này nên giải quyết vấn đề kho xưởng ra sao?

Thuê, mua kho, xưởng đã có sẵn

Theo quy định, kho chứa hóa chất có thể thuê của bên thứ ba, các kho chứa này được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn. Đảm bảo toàn bộ các điều kiện kinh doanh hóa chất theo quy định. Hạn chế duy nhất là tương đối hạn hẹp đối với thời gian sử dụng kho chứa. Các kho chứa này chi phí thuê thường không cao, chỉ dưới 10 triệu/tháng. Vì vậy, phương án này vô cùng phù hợp với các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ.

Để xem thêm về kinh doanh hóa chất cần giấy phép gì. Quý khách có thể tìm hiểu thêm tại bài viết: Thủ Tục Xin Giấy Phép Kinh Doanh Hóa Chất

Kinh hoanh hóa chất cần xin giấy phép gì liên quan đến Môi trường.

Với những dự án có diện tích sử dụng đất lớn

Nhà xưởng của các đơn vị này thường được đầu tư một cách quy mô. Có thể sẽ phải xây dựng và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm những nội dung chính sau:

giới thiệu và đánh giá chung
  • Xuất xứ của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  • Căn cứ pháp lý, kỹ thuật; phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng.
  • Sự phù hợp với Quy hoạch các cấp và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường.
  • Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, đa dạng sinh học. Đánh giá hiện trạng môi trường. nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường. Thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án đầu tư.
  • Nhận dạng, đánh giá, dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn. Quy mô, tính chất của chất thải. Tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa và yếu tố nhạy cảm khác. Tác động do giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư. Nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án đầu tư.
Biện pháp khắc phục
  • Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải;
  • Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác của dự án đầu tư đến môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường; phương án bồi hoàn đa dạng sinh học; Cơ chế phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; Chương trình quản lý và giám sát môi trường.
  • Kết quả tham vấn.
  • Kết luận, kiến nghị và cam kết của chủ dự án đầu tư.

Để xem thêm về kinh doanh hóa chất cần giấy phép gì. Quý khách có thể tìm hiểu thêm tại bài viết: Thủ Tục Xin Giấy Phép Kinh Doanh Hóa Chất

Đối với những dự án kinh doanh có quy mô nhỏ.

Các đơn vị này chỉ phải thực hiện thủ tục phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường. Đây là thủ tục đơn giản hơn so với Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Cụ thể nội dung chính của Kế hoạch như sau:

1. Phần thuyết minh.

  • Địa điểm thực hiện.
  • Loại hình, công nghệ và quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
  • Nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng.
  • Dự báo các loại chất thải phát sinh, tác động khác đến môi trường.
  • Biện pháp xử lý chất thải và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
  • Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.

2. Phần thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình xử lý chất thải.

3. Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình thi công xây dựng.

4. Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường khi dự án đi vào vận hành.

Đối với dự án, phương án mở rộng quy mô, nâng công suất của cơ sở đang hoạt động. Nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường phải có nội dung đánh giá về tình hình hoạt động và thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở cũ. Đánh giá tổng hợp tác động môi trường của cơ sở cũ và dự án; Phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mở rộng, nâng công suất mới.

Để xem thêm về kinh doanh hóa chất cần giấy phép gì. Quý khách có thể tìm hiểu thêm tại bài viết: Thủ Tục Xin Giấy Phép Kinh Doanh Hóa Chất

Kinh doanh hóa chất cần xin giấy phép gì liên quan đến phòng cháy, chữa cháy.

Cũng giống như các thủ tục liên quan đến môi trường. Tùy vào quy mô của dự án kinh doanh hóa chất mà giấy phép liên quan đến phòng cháy, chữa cháy lại có những đặc thù khác nhau. Cụ thể.

Đối với những dự án xây dựng nhà máy, nhà xưởng quy mô lớn. Phải được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.

Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy là việc cơ quan có thẩm quyền kiểm tra; đối chiếu các giải pháp, nội dung thiết kế dự án; công trình; phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy với các quy chuẩn, tiêu chuẩn, các quy định của pháp luật Việt Nam. Hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về phòng cháy và chữa cháy được phép áp dụng tại Việt Nam.

Kết quả thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy là một trong những căn cứ để xem xét, phê duyệt quy hoạch, phê duyệt dự án và thẩm định thiết kế xây dựng và cấp giấy phép xây dựng

Hồ sơ thẩm định thiết kế đối với thiết kế cơ sở của dự án, công trình:
  • Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư.
  • Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công.
  • Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng (nếu có); Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có); Tài liệu chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình sử dụng vốn khác.
  • Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy. Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội dung về giải pháp phòng cháy và chữa cháy.
Hồ sơ thẩm định thiết kế đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình:

Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư;

  • Tài liệu góp ý thiết kế cơ sở về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
  • Tài liệu phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công;
  • Văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình;
  • Xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy của đơn vị tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
  • Dự toán xây dựng công trình;
  • Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công;
  • Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, bản vẽ được đóng dấu thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy (đối với hồ sơ thiết kế cải tạo, điều chỉnh).
  • Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng (nếu có);
Đối với những dự án kinh doanh nhỏ lẻ khác.

Cần thực hiện thủ tục lập biên bản kiểm tra các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy. Mục đích của việc này là kiểm tra việc lắp đặt các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy phù hợp với quy định của pháp luật. Đồng thời, cũng xem xét tính an toàn, hợp chuẩn, hợp quy của các thiết bị này. Các đơn vị nhỏ do thường thuê lại nhà, xưởng có sẵn, nên phải có trách nhiệm đầu tư, lắp đặt lại trang thiết bị trong kho chứa, xưởng sản xuất của mình để phù hợp với quy định về phòng cháy, chữa cháy.

Để xem thêm về kinh doanh hóa chất cần giấy phép gì. Quý khách có thể tìm hiểu thêm tại bài viết: Thủ Tục Xin Giấy Phép Kinh Doanh Hóa Chất

Nội dung kiểm tra các điều kiện về phòng cháy chữa cháy bao gồm:
  • Phạm vi được kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
  • Ghi nhận và đánh giá các điều kiện không bảo đảm dẫn đến nguy cơ mất an toàn, vi phạm về phòng cháy, chữa cháy.
  • Đề xuất các biện pháp khắc phục, xử lý nguy cơ mất an toàn; vi phạm về phòng cháy và chữa cháy;
  • Các nội dung khác có liên quan.

Ngoài việc kiểm tra nêu trên, định kỳ, đơn vị kinh doanh phải báo cáo kết quả kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ sở. Báo cáo này được gửi cơ quan Công an quản lý trực tiếp.

Báo cáo gồm các nội dung cơ bản sau:

  • Kết quả tự kiểm tra duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy;
  • Kết quả thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền;
  • Các nội dung khác (nếu có).

Sau khi thực hiện thủ tục liên quan đến môi trường; phòng cháy chữa cháy. Hoạt động Kinh doanh hóa chất cần giấy phép gì?

Sau khi thực hiện các thủ tục liên quan đến nhà xưởng, cơ sở vật chất; Phòng cháy, chữa cháy; môi trường… Đơn vị kinh doanh hóa chất phải thực hiện thủ tục chính là xin giấy phép kinh doanh hóa chất. Được tóm lược lại trong quy trình sau:

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh hóa chất.

Do đặc thù của hoạt động kinh doanh hóa chất, tuy vẫn có khác biệt nhất định. Tuy vậy vẫn phải bảo đảm được một số điều kiện cơ bản để xin giấy phép kinh doanh hoá chất.

Căn cứ quy định tại khoản 2 điều 9 nghị định số 113/2017/NĐ-CP. Điều kiện kinh doanh hóa chất bao gồm:

Điều kiện về chủ thể

Giấy phép kinh doanh hóa chất chỉ được cấp cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tại Việt Nam.

Điều kiện về cơ sở vật chất

Bởi vì lý do cấp giấy phép kinh doanh hóa chất. Phải bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất và kỹ thuật phù hợp với quy mô hoạt động và đặc tính của hóa chất. Bao gồm những nội dung sau:

Kho, xưởng
  • Kho xưởng phải đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với tính chất, quy mô và công nghệ sản xuất, lưu trữ hóa chất.
  • Phải có lối, cửa thoát hiểm. Lối thoát hiểm phải được chỉ dẫn rõ ràng bằng bảng hiệu, đèn báo và được thiết kế thuận lợi cho việc thoát hiểm, cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp.
  • Hệ thống thông gió phải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về hệ thống thông gió.
  • Hệ thống chiếu sáng đảm bảo theo quy định để đáp ứng yêu cầu sản xuất, lưu trữ hóa chất. Thiết bị điện trong nhà xưởng, kho chứa có hóa chất dễ cháy, nổ phải đáp ứng các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy, nổ.
  • Sàn nhà xưởng, kho chứa hóa chất phải chịu được hóa chất, tải trọng, không gây trơn trượt, có rãnh thu gom và thoát nước tốt.
  • Nhà xưởng, kho chứa hóa chất phải có bảng nội quy về an toàn hóa chất, có biển báo nguy hiểm phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất, treo ở nơi dễ thấy. Có hệ thống thu lôi chống sét hoặc nằm trong khu vực được chống sét an toàn và được định kỳ kiểm tra theo quy định.
  • Đối với bồn chứa ngoài trời phải xây đê bao hoặc có biện pháp để đảm bảo hóa chất không thoát ra môi trường khi xảy ra sự cố hóa chất và có biện pháp phòng chống cháy nổ, chống sét.

(Điều 4 nghị định số 113/2017/NĐ-CP)

Để xem thêm về kinh doanh hóa chất cần giấy phép gì. Quý khách có thể tìm hiểu thêm tại bài viết: Thủ Tục Xin Giấy Phép Kinh Doanh Hóa Chất

Điều kiện về trang thiết bị
  • Trang thiết bị an toàn, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống sét, phòng, chống rò rỉ, phát tán hóa chất và các sự cố hóa chất khác;
  • Thiết bị kỹ thuật phải đạt yêu cầu chung về an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với chủng loại hóa chất và quy trình công nghệ, đáp ứng được công suất sản xuất, quy mô kinh doanh. Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh, bảo dưỡng theo quy định hiện hành về kiểm định máy móc, thiết bị. (Khoản 2 điều 5 nghị định số 113/2017/NĐ-CP)
Điều kiện về bảo quản hoá chất
  • Các hóa chất nguy hiểm phải được phân khu, sắp xếp theo tính chất của từng loại hóa chất. Không được bảo quản chung các hóa chất có khả năng phản ứng với nhau hoặc có yêu cầu về an toàn hóa chất, phòng, chống cháy nổ khác nhau trong cùng một khu vực.
  • Hóa chất trong kho phải được bảo quản theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành, đảm bảo yêu cầu an toàn, thuận lợi cho công tác ứng phó sự cố hóa chất.

(Khoản 1, khoản 2 điều 6 nghị định số 113/2017/NĐ-CP)

Điều kiện về bảo hộ lao động
  • Trang thiết bị bảo hộ lao động;
  • Trang thiết bị bảo vệ môi trường, hệ thống xử lý chất thải;
  • Phương tiện vận chuyển;
  • Bảng nội quy về an toàn hóa chất; hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất tại khu vực sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm. Trường hợp hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì biểu trưng cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó.
Điều kiện về nhân lực

Người quản lý           

Do đặc thù là một ngành nghề kinh doanh có tính chất đặc thù. Nên khi đề nghị xin giấy phép kinh doanh hoá chất. Người quản lý của hoạt động kinh doanh hóa chất cũng phải được đào tạo một cách căn bản về hóa chất. Cụ thể:

  • Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất;

(Điểm g khoản 2 điều 9 Nghị định 113/2017/NĐ-CP)

Đối tượng phải được huấn luyện an toàn hóa chất

1. Nhóm 1, bao gồm:

a) Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương.

b) Cấp phó của người đứng đầu được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất.

2. Nhóm 2, bao gồm:

a) Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở;

b) Người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc.

3. Nhóm 3, bao gồm người lao động liên quan trực tiếp đến hóa chất.

(Điều 32 Nghị định 113/2017/NĐ-CP)

Thành phần hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh hóa chất

Xin giấy phép kinh doanh hoá chất sản xuất có điều kiện
  • Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất.
  • Tài liệu chứng minh tư cách kinh doanh.
  • Kê khai về từng địa điểm kinh doanh;
  • Văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường;
  • Văn bản chứng minh phù hợp quy định về phòng cháy và chữa cháy;
  • Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng. Bản sao văn bản thuê, mượn kho xưởng làm kho chứa hóa chất.
  • Tài liệu kê khai trang thiết bị kỹ thuật và an toàn của địa điểm kinh doanh hóa chất.
  • Bản sao bằng cấp của người phụ trách về an toàn hóa chất;
  • Hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định;
  • Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở kinh doanh theo quy định.

(điểm 2 khoản 2 điều 10 Nghị định 113/2017/NĐ-CP)

Để xem thêm về kinh doanh hóa chất cần giấy phép gì. Quý khách có thể tìm hiểu thêm tại bài viết: Thủ Tục Xin Giấy Phép Kinh Doanh Hóa Chất

Xin giấy phép kinh doanh hoá chất hạn chế sản xuất
  • Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất.
  • Bản sao tài liệu chứng minh tư cách kinh doanh.
  • Kê khai về từng địa điểm kinh doanh.
  • Văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường.
  • Văn bản chứng minh phù hợp quy định về phòng cháy và chữa cháy.
  • Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng; Bản sao văn bản thuê, mượn địa điểm làm kho chứa hóa chất.
  • Kê khai trang thiết bị an toàn của từng địa điểm kinh doanh hóa chất.
  • Bản sao bằng cấp của người phụ trách về an toàn hóa chất.
  • Hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định.
  • Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở kinh doanh theo quy định.
  • Bản giải trình kế hoạch kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.

(Khoản 2 điều 16 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP)

Quy trình cấp giấy phép kinh doanh hóa chất

Đối với hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện.

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu lập 01 bộ hồ sơ gửi đến cơ quan có thẩm quyền;

Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ. Trong vòng 03 ngày làm việc, tổ chức, cá nhân có nhu cầu điều chỉnh, bổ sung hồ sơ theo hướng dẫn.

Bước 3: Trong thời hạn 12 ngày làm việc. Cơ quan cấp phép có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp giấy phép kinh doanh hóa chất. Đồng thời gửi 01 bản cho Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký trụ sở chính.

Để xem thêm về kinh doanh hóa chất cần giấy phép gì. Quý khách có thể tìm hiểu thêm tại bài viết: Thủ Tục Xin Giấy Phép Kinh Doanh Hóa Chất

Đối với hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu lập 01 bộ hồ sơ gửi đến cơ quan có thẩm quyền;

Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ. Trong vòng 03 ngày làm việc, tổ chức, cá nhân có nhu cầu điều chỉnh, bổ sung hồ sơ theo hướng dẫn.

Bước 3: Trong thời hạn 16 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định. Cơ quan cấp phép có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp giấy phép kinh doanh hóa chất.

giấy phép kinh doanh hóa chất
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh hoá chất mới nhất

Thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh hóa chất

  • Cục quản lý hóa chất – Bộ công thương cấp giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế kinh doanh.
  • Sở Công thương cấp giấy phép kinh doanh hóa chất trong danh mục hóa chất có điều kiện.

Kinh doanh hóa chất cần xin giấy phép gì sau khi nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh hóa chất?

Sau khi xin giấy phép kinh doanh hóa chất, nhiều đơn vị nhầm tưởng là đã mặc định được phép kinh doanh. Tuy vậy, ít người để ý đến một thủ tục nhỏ. Vậy, sau khi xin giấy phép kinh doanh hóa chất cần xin giấy phép nào nữa?

Ngoài các thủ tục nêu trên, tuy ít hơn và chỉ áp dụng đối với một số loại hóa chất nguy hiểm. Nhưng đây là thủ tục bắt buộc và cũng không quá hiếm gặp. Đó là Phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất. Vậy, thủ tục này như thế nào? cùng tìm hiểu thêm tại bài viết chi tiết về Giấy phép kinh doanh hóa chất. Bạn có thể click vào link để đọc thêm bài viết tại đây.

Trên đây là một số nội dung nhằm giải đáp thắc mắc của các đơn vị kinh doanh hóa chất với chủ đề: kinh doanh hóa chất cần giấy phép gì? Hy vọng, với tổng hợp của mình, Luật Nhật Thư đã hỗ trợ giải quyết phần nào những vướng mắc. Đồng thời, chúng tôi cũng cung cấp dịch vụ xin các loại giấy phép cho hoạt động kinh doanh hóa chất. Quý khách hàng vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để nhận được tư vấn từ Luật sư.

Xem thêm bài viết:

Liên hệ Dịch Vụ

Mọi chi tiết xin liên hệ: 

Công ty TNHH Nhật Thư Law

Luật sư điều hành: Ls. Lý Huy Hoàng

Trụ sở chính: Tòa nhà Euro Window River Park, Đông Hội, Gia Lâm, Hà Nội

Chi nhánh Đà Nẵng: số 147 Núi Thành, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Chi nhánh Hồ Chí Minh: 84N Nguyễn Đình Chiểu, ĐaKao, quận 01, TP. Hồ Chí Minh

Đại diện Công ty TNHH Nhật Thư Law tại Nhật Bản:

Địa chỉ Văn phòng:

  • VISTERIA BLG 4-9-17 HIRAI – EDOGAWAKU – TOKYO
  • VICTORIABIG4-9-17平井-江戸川区-東京

Hòm thư: 132-0035

Hotline: 0942.112.020 (Zalo/Viber)

Website: https://luatnhatthu.vn/

Email: luatnhatthu@gmail.com

Instagram: https://www.instagram.com/luatsu.nhatthu

Fanpage: https://www.facebook.com/luatsunhatthu

DMCA.com Protection Status

 

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu!

Chúng tôi sẽ phản hồi sớm cho quý khách!