Giấy phép phát hành game là giấy phép do Cục phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử thuộc Bộ Thông tin và truyền thông cung cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử sau khi đã có đủ điều kiện về mặt hồ sơ, giấy tờ. Đây là giấy phép mà các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề trò chơi điện tử bắt buộc phải có để có thể đi vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
Hiện nay game G1 được coi là phổ biến và thịnh hành nhất hiện nay. Theo đó để hiểu hơn về trình tự, thủ tục giấy tờ, hồ sơ xin cấp giấy phép phát hành game G1 thì Luật Nhật Thư xin hướng dẫn chi tiết về thủ tục này như sau.
Mục Lục
Giấy phép game G1 là gì?
Giấy phép game G1 là giấy phép thông dụng và phổ biến nhất hiện nay. Game G1 là trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau. Thông qua một hoặc nhiều hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp.
Để hiểu một cách dễ hơn thì ta có thể kể ra một vài tựa game như là:
- League of Legends hay còn biết đến phổ biến ở Việt Nam với cái tên Liên minh huyền thoại. Thông qua hệ thống máy chủ thì những người chơi trong cùng một trận đấu có thể tương tác với nhau bằng các nhân vật trong game, bằng ngôn ngữ.
- FiFa online 4 là game bóng đá có sự tương tác giữa những người chơi với nhau. Có thể là 2, 4 hoặc là 6 người cùng tương tác qua lại với nhau. Thông qua tính năng sử dụng voice chat cũng như là hành động của các nhân vật trong game.
Doanh nghiệp được cấp giấy phép phát hành game khi có đủ các điều kiện nào?
Điều kiện về hình thức doanh nghiệp
Là doanh nghiệp được thành lập theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Đáp ứng được các yêu cầu về vốn, về tên doanh nghiệp, về trụ sở, thông tin liên lạc… Có đăng kí ngành nghề cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng theo đúng quy định. Được đăng tải thông tin trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Đây là bước đầu tiên để doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động khác. Chính vì vậy hồ sơ thành lập sẽ không được có sai sót gì, dẫn đến chậm tiến độ đi vào hoạt động của doanh nghiệp.
Điều kiện về tên miền để cung cấp dịch vụ
Doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu cũng như là quy định về đăng ký, sử dụng tên miền theo đúng quy định của pháp luật. Để làm được điều đó thì việc nắm bắt được về hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền cũng là rất quan trọng. Khi đã đăng kí tên miền thì doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tên miền đã đăng ký. Về đóng phí, sử dụng đúng mục đích, tránh tình trạng vi phạm quy định về tên miền thì sẽ có các mức xử phạt khác nhau, mức xử phạt nặng nhất có thể sẽ bị thu hồi tên miền. Theo quy định tại Thông tư 21/2021/BTTTT
Điều kiện về mặt tổ chức, nhân sự
- Có trụ sở chính với địa chỉ và số điện thoại liên hệ rõ ràng và liên hệ được.
- Có ít nhất 01 nhân sự quản trị trò chơi điện tử.
Tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh trò chơi phải đáp ứng đủ điều kiện là về địa điểm kinh doanh. Bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào cũng phải có địa chỉ kinh doanh cụ thể. Đó là điều kiện để đặt trụ sở kinh doanh chính. Thêm vào đó là các thông tin để có thể liên lạc được với doanh nghiệp, như là số điện thoại, email, fax…
Phải có ít nhất 1 người có đủ năng lực để làm quản trị trò chơi, trên thực tế thì số nhân sự không bị hạn chế.
Điều kiện về mặt kỹ thuật
Để được cấp giấy phép phát hành game G1, hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ trò chơi của doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện về mặt kỹ thuật như là:
- Khả năng lưu trữ, cập nhật thông tin cá nhân của người chơi.
- Hệ thống quản lí thanh toán phải đặt tại Việt Nam.
- Có sự quản lí về thời gian chơi của người chơi.
- Hiển thị liên tục được kết quả phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi.
Chi tiết về điều kiện được quy định tại Điều 32b Nghị định 27/2018/NĐ-CP.
Điều kiện để được phê duyệt nội dung, kịch bản:
- Có Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử. Giấy phép còn thời hạn và còn thời hạn tối thiểu là 01 năm.
- Nội dung, kịch bản trò chơi điện tử không vi phạm các quy định pháp luật.
- Không có các hình ảnh, ngôn từ, âm thanh gây kích động người chơi.
- Những hình ảnh, hành vi trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc; phá hoại truyền thống lịch sử; xâm phạm đến an ninh; chủ quyền quốc gia hoặc các hành vi bị cấm khác sẽ không được phê duyệt về nội dung, kịch bản
- Trò chơi điện tử phân loại theo độ tuổi phù hợp với nội dung, kịch bản trò chơi.
Hồ sơ xin cấp giấy phép phát hành game G1
Để có thể xin giấy phép phát hành game thì hồ sơ phải có đủ những giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu số 15 phục lục 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP.
– Bản sao hợp lệ bao gồm: bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực. Bản sao đối chiếu với bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
– Đề án cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1.
– Văn bản xác nhận sử dụng tên miền hợp pháp.
– Phương án bảo đảm chất lượng dịch vụ và quyền lợi người chơi.
– Biện pháp đảm bảo an toàn thông tin và an ninh thông tin.
– Hợp đồng cung cấp dịch vụ máy chủ.
Đề án cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1
Đề án trò chơi điện tử G1 có khá nhiều những
- Kế hoạch cung cấp dịch vụ, năng lực tài chính, tổ chức, nhân sự, kỹ thuật thực hiện cung cấp dịch vụ bảo đảm đáp ứng các Điều kiện quy định tại điểm b, điểm c, điểm d Điều 32 Nghị định 27/2018/NĐ_CP.
- Sơ đồ tổng thể hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ, địa điểm đặt hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ.
- Mô tả chi tiết hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ cả Phần chính và Phần dự phòng bao gồm: tên; chức năng; cấu hình dự kiến của từng thiết bị.
- Thông tin chi tiết về phương thức, phạm vi cung cấp dịch vụ; kế hoạch kết nối với mạng Internet và mạng viễn thông.
- Mô tả chi tiết hệ thống thanh toán trò chơi và kế hoạch kết nối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán tại Việt Nam.
- Phương án bảo đảm chất lượng dịch vụ, bảo đảm quyền lợi của người chơi.
- Mô tả chi tiết hệ thống thiết bị giám sát hoạt động hệ thống cung cấp dịch vụ; kế hoạch sao lưu dữ liệu và phương án dự phòng về thiết bị, kết nối; quy trình vận hành, khai thác, cung cấp và sử dụng dịch vụ; kế hoạch bảo đảm bí mật, an toàn thông tin cá nhân của người chơi.
- Mô tả chi tiết hệ thống thiết bị bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của người chơi; quy chế phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.
Quy trình, thủ tục cấp giấy phép phát hành dịch vụ trò chơi điện tử G1
Doanh nghiệp nộp một bộ hồ sơ gốc đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 cho Bộ Thông tin và Truyền thông theo một trong các hình thức sau:
- Nộp trực tiếp
- Nộp qua đường bưu chính
- Nộp qua mạng internet.
Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 theo Mẫu số 16 tại phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 27/2018/NĐ-CP. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời trong đó nêu rõ lí do từ chối.
Thẩm quyền cấp giấy phép phát hành game G1
Cục phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan nhà nước có quyền cấp giấy phép game khi doanh nghiệp đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và quy định pháp luật.
Bộ thông tin và Truyền thông quy định cụ thể điều kiện; quy trình, thủ tục cấp; sửa đổi; bổ sung; gia hạn; thu hồi; cấp lại giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử; quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử.
Sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1
Các trường hợp sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép phát hành game điện tử G1
Doanh nghiệp làm thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép trong thời hạn 10 ngày kể từ khi thay đổi các nội dung sau:
- Thay đổi tên doanh nghiệp.
- Thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể thực hiện đồng thời thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép với thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử G1 đã được cấp.
Hình thức nộp hồ sơ
Có thể nộp hồ sơ bằng một trong các hình thức sau:
- Nộp trực tiếp
- Nộp qua đường bưu chính
- Nộp qua mạng internet
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung. Trong trường hợp từ chối cấp phép thì phải có văn bản trả lời trong đó nêu rõ lý do. Thời hạn còn lại của giấy phép sửa đổi, bổ sung là thời hạn còn lại của giấy phép cũ.
Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép phát hành game G1
Bao gồm các tài liệu sau đây:
- Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trong đó nêu rõ nội dung và lý do cần sửa đổi bổ sung.
- Tài liệu, văn bản chứng minh các lý do cần sửa đổi, bổ sung.
Cấp lại giấy phép trong trường hợp bị mất hoặc hư hại không còn sử dụng được
Trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hại không sử dụng được, doanh nghiệp gửi đơn đề nghị cấp lại giấy phép cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) theo một trong các hình thức: Nộp trực tiếp; nộp qua đường bưu chính hoặc qua mạng internet.
Đơn đề nghị cấp lại giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 bao gồm:
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp
- Số, nơi cấp, ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Số, ngày cấp, ngày hiệu lực của giấy phép đã được cấp
- Lý do cấp lại giấy phép
- Cam kết của doanh nghiệp về các nội dung kê khai trong đơn đề nghị
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung. Trong trường hợp từ chối cấp phép thì phải có văn bản trả lời trong đó nêu rõ lý do
Gia hạn giấy phép
Trước khi giấy phép hết hiệu lực nhưng doanh nghiệp chưa hoàn thành thủ tục cấp lại; thì phải thực hiện thủ tục gia hạn nếu doanh nghiệp vẫn có nhu cầu tiếp tục hoạt động. Mỗi giấy phép chỉ được gia hạn 01 lần, mỗi lần không quá 01 năm.
Doanh nghiệp gửi đơn gia hạn giấy phép và bản sao giấy phép cần gia hạn đến Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử)
Đơn đề nghị gia hạn giấy phép bao gồm:
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp
- Số, nơi cấp, ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Số, ngày cấp, ngày hiệu lực của giấy phép đã được cấp
- Lý do đề nghị gia hạn giấy phép
- Cam kết của doanh nghiệp về các nội dung kê khai trong đơn đề nghị
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị gia hạn giấy phép hợp lệ. Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, quyết định gia hạn giấy phép cho doanh nghiệp. Trong trường hợp từ chối cấp phép thì phải có văn bản trả lời trong đó nêu rõ lý do
Xử phạt trong lĩnh vực xin cấp giấy phép phát hành game G1
Vi phạm quy định về giấy phép, giấy chứng nhận đăng kí, quyết định phê duyệt nội dung kịch bản trò chơi điện tử G1.
Phạt tiền:
Doanh nghiệp trong lĩnh vực này thì khi có các vi phạm thì đa phần sẽ bị xử phạt về hành chính.
Dựa theo các hành vi vi phạm thì sẽ có các mức xử phạt tương ứng, tăng dần theo mức độ hành vi. Mức xử phạt thấp nhất là 10.000.000 VND. Cho đến mức cao nhất lến 170.000.000 VND. Được quy định tại các điểm a,b của các khoản 1, 2, 3 và 4; điểm b của các khoản 5 và 6; khoản 7 của Điều 103 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Các hành vi vi phạm nặng hơn thì sẽ kèm theo các hình thức xử phạt bổ sung.
Hình thức xử phạt bổ sung:
- Tước giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 tối đa 03 tháng đối với hành vi cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử khi không có quyết định phê duyệt nội dung và kịch bản trò chơi.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm các quy định tại khoản 6, 7 Điều 103 Nghị Định 15/2020/NĐ-CP.
- Buộc thu hồi tên miền do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5, 6 và 7 của Điều 103 Nghị Định 15/2020/NĐ-CP.
Vi phạm về quy định cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1
Phạt tiền:
Các hành vi vi phạm về quy định cung cấp dịch vụ trò chơi sẽ bị xử phạt hành chính. Tùy theo mức độ vi phạm thì các mức xử phạt sẽ khác nhau, tăng dần theo mức độ hành vi. Tuy nhiên mức xử phạt cao nhất có thể lên đến 200.000.000 VND. Được quy định tại Điều 104 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Hình thức xử phạt bổ sung:
Ngoài các mức xử phạt bằng tiền kể trên thì còn có các hình thức xử phạt bổ sung như là:
- Tước quyền sử dụng quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử G1 từ 01 tháng đến 03 tháng.
- Tước quyền sử dụng Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1, Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng trong thơi gian từ 22 tháng đến 24.
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
- Đình chỉ hoạt động từ 01 đến 03 tháng.
Một số lưu ý khi xin giấy phép phát hành game
Mặc dù theo quy định thì thời gian thẩm định hồ sơ là 30 ngày. Tuy nhiên, trên thực tế thời gian thường được kéo dài hơn nhiều, không phải đề án nào cũng đủ yêu cầu. Nhiều doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh cũng như là về hồ sơ theo quy định.
Yêu cầu khắt khe trong việc cấp giấy phép dịch vụ trò chơi G1, cho thấy sự quản lí chặt chẽ của nhà nước ta trong lĩnh vực game. Lĩnh vực này ảnh hưởng rất lớn đến trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi. Làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội, nhất là khi internet phát triển như hiện nay.
Dịch vụ xin cấp Giấy phép phát hành game G1 của Luật Nhật Thư
Luật Nhật Thư cung cấp dịch vụ tư vấn cấp giấy phép phát hành game G1 chuyên nghiệp và uy tín. Công việc Luật Nhật Thư sẽ thực hiện bao gồm
- Tư vấn về điều kiện và thủ tục xin giấy phép.
- Tư vấn và hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ.
- Soạn thảo các văn bản, tài liệu cần thiết.
- Tư vấn và hướng dẫn khách hàng đăng ký tài khoản nộp hồ sơ online trên cổng dịch vụ công.
- Đại diện khách hàng làm việc, trao đổi, giải trình với cơ quan nhà nước về hồ sơ.
- Nhận kết quả trực tiếp từ cơ quan nhà nước.
- Tư vấn các công việc khách cần thực hiện sau khi có giấy phép.
Chúng tôi cung cấp nhiều dịch vụ khác liên quan đến giấy phép phát hành game như:
- Dịch vụ tư vấn cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản game G1.
- Đại diện làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình đề nghị cấp giấy phép; Phê duyệt nội dung, kịch bản game G1.
Cơ sở pháp lí:
- Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, ban hành ngày 15/07/2013.
- Thông tư 09/2014/TT-BTTTT quy định chi tiết về hoạt động quản lí, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội, ban hành ngày 19/06/2014.
- Nghị định 14/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 15/2020/NĐ-CP thông tin và giao dịch điện tử và nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản.