Chào luật sư, tôi là Đỗ Hải A, tôi muốn hỏi về việc lập di chúc của ba tôi. Hiện nay ba tôi đang muốn làm di chúc, nhưng tính cụ nhạy cảm nên không muốn rùm beng. Cụ bảo chỉ muốn lập và tự ký, không muốn phiền phức và đi ra văn phòng công chứng. Cụ sợ nhiều người biết cụ phân chia tài sản cho con cái thì không hay, tính người già vậy nên chúng tôi cũng đành chiều ý cụ. Vậy mẫu di chúc không cần công chứng có được coi là hợp pháp hay không? Liệu sau này di chúc thể hiện ý nguyện của cụ có được áp dụng để phân chia không hay sẽ bị huỷ bỏ vì chưa được công chứng? Mong Luật sư tư vấn và hỗ trợ giúp. Tôi xin cám ơn
Chào Hải A, Luật Nhật Thư đã nhận được câu hỏi của bạn liên quan đến vấn đề công chứng di chúc và không công chứng di chúc. Các nội dung liên quan đến di chúc thường là những nội dung phức tạp, do đó, Luật Nhật Thư sẽ tổng hợp các khía cạnh quan trọng tại bài viết dưới dây để bạn và độc giả khác tiện theo dõi. Mọi thắc mắc có liên quan, vui lòng liên hệ Luật Nhật Thư Hotline 0842.894.888 (Zalo/Line/Viber/Messenger)
Mục Lục
Di chúc là gì? Thế nào là một di chúc hợp pháp?
Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 thì:
Di chúc được hiểu là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập bằng văn bản thì có thể di chúc bằng miệng.
Di chúc hợp pháp phải áp dụng đúng quy định pháp luật về thừa kế tại thời điểm lập di chúc
Nguyên tắc áp dụng pháp luật được quy định ở tất cả các Luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật là phải áp dụng đúng quy định pháp luật ở thời điểm lập di chúc. Đó là quy định luật áp dụng là luật có hiệu lực ở thời điểm thực hiện hành vi. Ví dụ, Di chúc được lập vào năm 2018 thì không thể áp dụng quy định của Bộ luật dân sự năm 2005.
Hệ thống pháp luật về thừa kế của Việt Nam đã được quy định trong các văn bản pháp quy bao gồm:
- BLDS năm 2015 (từ Điều 609 đến Điều 662). Có hiệu lực từ 01/01/2017;
- BLDS năm 2005 (từ Điều 631 đến Điều 687). Có hiệu lực từ 01/01/2006 đến 31/12/2016;
- BLDS năm 1995 (từ Điều 634 đến Điều 689). Có hiệu lực từ 01/7/1995 đến 31/12/2005;
- Pháp lệnh Thừa kế. Có hiệu lực từ 10/9/1990 đến 30/6/1996;
- Thông tư 81/TANDTC ngày 24/7/1981 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế.
Như vậy, khi xem xét di chúc hợp pháp hay không, sẽ phải xem đến nội dung, hình thức của di chúc có áp dụng đúng Luật tại thời điểm lập di chúc không.
Khái niệm chung về di chúc hợp pháp
Trích bài viết tại tạp chí Toà án của thẩm phán Chu Xuân Minh:
Di chúc cũng là một loại giao dịch dân sự (giao dịch một bên) nên phải tuân theo nguyên lý về một giao dịch hợp pháp. Theo đó, các giao dịch đều phải hợp pháp về 4 yếu tố là: Chủ thể – ý chí – nội dung – hình thức. Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật thừa kế nêu trên, quy định của các văn bản pháp quy có khác nhau, đặc biệt là quy định về hình thức.
Và căn cứ theo điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Về chủ thể: Phải là người đủ năng lực hành vi dân sự;
- Về ý chí: Phải là người minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
- Về nội dung: Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
- Về hình thức: Quy định về hình thức di chúc có nhiều thay đổi qua các thời kỳ. Nội dung chi tiết về hình thức di chúc hợp pháp sẽ được Luật nhật Thư phân tích chi tiết tại Mục dưới đây của bài viết này.
Các hình thức di chúc theo quy định pháp luật
Có 3 loại hình thức di chúc chính được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015, đó là:
- Di chúc miệng (Điều 629);
- Di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực (khoản 2 và 3 Điều 628);
- Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực.
Luật Nhật Thư sẽ tập trung vào mẫu di chúc không cần công chứng chứng thực theo quy định pháp luật hiện hành.
Mẫu Di chúc không cần công chứng, chứng thực: Di chúc không có công chứng, chứng thực ở đây là loại di chúc không cần công chứng, chứng thực nhưng vẫn là di chúc hợp pháp. Đó là 2 loại di chúc:
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng và
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
Nội dung của di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015:
1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.
3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng – Mẫu di chúc không cần công chứng
Theo quy định tại Điều 633 Bộ luật dân sự 2015 đối với di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì
“Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này”.
Đây là loại di chúc mà người lập di chúc “tự viết và ký vào bản di chúc”. Như vậy di chúc này:
- Thể hiện sự tự nguyện của người lập di chúc
- Người lập di chúc tự viết và phải tự ký
Ngoài ra di chúc bằng văn bản không có người làm chứng vẫn phải tuân thủ các nội dung và hình thức của di chúc như chúng tôi đã nêu chi tiết ở trên.
Di chúc bằng văn bản có người làm chứng – Mẫu di chúc không cần công chứng
Di chúc bằng văn bản có người làm chứng được quy định cụ thể như sau:
- Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc
- phải có ít nhất là hai người làm chứng.
- Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng;
- những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Một số lưu ý khi lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng – Mẫu di chúc không cần công chứng
Lưu ý về người làm chứng trong di chúc như sau: Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Việc nhờ người khác viết phải là trường hợp người lập di chúc biết chữ, không bị hạn chế về thể chất. Nếu không biết chữ hoặc hạn chế về thể chất thì lại thuộc loại bắt buộc phải có công chứng, chứng thực (khoản 3 Điều 630).
Vui lòng xem thêm bài viết: Mẫu di chúc chung của vợ chồng
Mẫu di chúc không cần công chứng
Mẫu di chúc hiện hành
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do – Hạnh phúc
DI CHÚC
Hôm nay, ngày… tháng …. năm …., tại …………
Tôi là: ……………………………………………………………………… Ngày sinh: …………
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ……………………… cấp ngày ……/…… tại ……………………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………..
Nay trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị bất kỳ một sự lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép nào, tôi lập di chúc này để định đoạt tài sản của tôi sau khi chết đi như sau:
- Tài sản
Tài sản của tôi được định đoạt trong di chúc này bao gồm:
…………………………………………………………………………;
2. Định đoạt tài sản
Sau khi tôi chết, toàn bộ tài sản nêu trên của tôi được để lại cho:
…………………………………………………………………………………………….;
Ngoài ông/bà …………………, tôi không để lại tải sản nêu trên của mình cho bất cứ ai khác.
Sau khi tôi qua đời ………… được toàn quyền làm các thủ tục theo quy định của pháp luật để được đứng tên số tài sản nói trên theo bản di chúc này.
Di chúc này do tự tay tôi viết, thể hiện đầy đủ, dứt khoát ý chí của tôi, được lập thành …. (…) bản, mỗi bản gồm … (…) trang… (…) tờ.
Người lập di chúc | Người làm chứng |
Nội dung mẫu di chúc không cần công chứng
- Bản di chúc phải ghi rõ thời gian, địa điểm lập bản di chúc.
- Nội dung di chúc phải ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú của người lập di chúc.
- Các thông tin giấy tờ về nhân thân của người lập di chúc, ngày tháng năm cấp và cơ quan cấp giấy tờ đó cũng phải được cập nhật đầy đủ.
- Người lập di chúc phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin về các tài sản định đoạt trong di chúc,
- Người lập di chúc phải ghi chi tiết về thông tin nhân thân của người được hưởng di sản thừa kế
Hình thức của mẫu di chúc không cần công chứng:
Khi lập di chúc, người lập di chúc phải đảm bảo tuân thủ yêu cầu về mặt hình thức theo mẫu di chúc chung. Khi thể hiện mong muốn, ý chí của mình về việc phân chia tài sản trong bản di chúc, người lập cần thể hiện một cách rõ ràng, ngắn gọn, khoa học, tránh trình bày lan man, gây khó hiểu.
Khi đảm bảo đầy đủ các yêu cầu khi lập di chúc nêu trên, bản di chúc sẽ có hiệu lực về mặt pháp luật. Đồng thời, tại thời điểm mở di chúc, những thông tin liên quan đến người nhận di sản, tài sản thừa kế sẽ được thể hiện rõ ràng nhất, tránh gây hiểu nhầm, tranh cãi.
Một điểm cần lưu ý rằng, nếu mẫu di chúc trên được đánh máy, tức người lập chỉ điền và ký đầy đủ thông tin của mình, thì nên cần nhờ người làm chứng để đảm bảo tính pháp lý cao của nội dung di chúc đó.
Vui lòng tham khảo thêm tại bài viết: Dịch vụ làm di chúc tại nhà trọn gói
Khi nào Mẫu Di chúc không cần công chứng có hiệu lực?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. Vậy nên, có thể hiểu, thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm mở thừa kế, không phụ thuộc vào thời gian viết di chúc cách đây bao nhiêu năm.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Như vậy, di chúc sẽ có hiệu lực tại thời điểm người lập di chúc chết.
Thực tế, có rất nhiều người hiểu lầm rằng di chúc có hiệu lực tại thời điểm lập. Quan điểm này là sai. Di chúc được lập dựa trên ý chí của người lập, và nó được thay đổi bất cứ lúc nào mà người lập di chúc muốn. Chỉ khi người lập di chúc chết, nguyện vọng cuối cùng của họ được thể hiện trong di chúc mới được công nhận và thực hiện. Điều này tạo nên sự khách quan, chặt chẽ trong giá trị của di chúc, tránh những rủi ro pháp lý có thể xảy ra.
Nếu bạn gặp bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thời điểm có hiệu lực của Di chúc, vui lòng liên hệ với Luật Nhật Thư Hotline 0842.894.888 (Zalo/Line/Viber/Messenger) để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết nhất
Mẫu Di chúc không công chứng có giá trị như di chúc được công chứng/ chứng thực không?
Căn cứ theo điều 638 Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực bao gồm:
- Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực.
- Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó
- Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó
- Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị.
- Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó.
- Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó.
Về chúng tôi
Để được giải đáp chi tiết về Mẫu di chúc không cần công chứng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau đây:
🏛 Trụ sở chính: Số 4, Tổ 32, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
📍Văn phòng giao dịch: Biệt thự lotus 50, Tòa nhà EuroWinDow River Park, đường Trường Sa, Đông Hội, Đông Anh Hà Nội.
✅ Giấy Đăng ký hoạt động số 01022087/TP/ĐKHĐ do Sở Tư Pháp UBND TP. Hà Nội cấp theo Thông báo số 3174/TB-STP.
✅ Giấy phép hành nghề Luật sư/Thẻ luật sư số 17466/TP/LS-CCHN do Bộ tư pháp cấp ngày 22/11/2019.
Chi nhánh tại Đà Nẵng: 147 Núi Thành, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Chi nhánh Hồ Chí Minh: 84N Nguyễn Đình Chiểu, ĐaKao, quận 01, TP. Hồ Chí Minh
Đại diện Công ty TNHH Nhật Thư Law tại Nhật Bản:
Địa chỉ Văn phòng:
- VISTERIA BLG 4-9-17 HIRAI – EDOGAWAKU – TOKYO
- VICTORIABIG4-9-17平井-江戸川区-東京
Hòm thư: 132-0035
Hotline: Luật Nhật Thư Hotline 0842.894.888 (Zalo/Line/Viber/Messenger)
Website: https://luatnhatthu.vn/
Email: luatnhatthu@gmail.com
Instagram: https://www.instagram.com/luatsu.nhatthu
Fanpage: https://www.facebook.com/luatsunhatthu