Trong các vụ án ly hôn hiện nay, nhu cầu giành quyền nuôi con là rất nhiều. Việc trao quyền nuôi con cho bố, hoặc mẹ nuôi sẽ phụ thuộc vào nhiều điều kiện như tài chính, thời gian chăm sóc con, chỗ ở….nhằm đảm bảo cho con được phát triển một cách tốt nhất.
Các quy định của pháp luật hiện nay về điều kiện giành nuôi con chưa được cụ thể, rõ ràng. Với kinh nghiệm giải quyết các vụ án ly hôn có tranh chấp về con. Luật Nhật Thư xin hướng dẫn chi tiết các điều kiện cơ bản cần phải có khi tranh chấp quyền nuôi dưỡng con chung như sau.
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 0842.894.888 (Zalo/Viber/Line)
Mục Lục
Các Điều kiện cơ bản để có thể Giành quyền nuôi con khi ly hôn thường gặp
Độ tuổi của con
Độ tuổi của con chung là điều kiện đầu tiên mà Toà án sẽ xem xét khi giải quyết yêu cầu tranh chấp nuôi con. Theo quy định của Luật hôn nhân 2014, con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao trực tiếp cho người mẹ nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện nuôi con.
Trên thực tế cũng có rất nhiều trường hợp con dưới 36 tháng tuổi nhưng người bố vẫn được quyền nuôi con. Việc này cũng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: người mẹ bỏ mặc con từ nhỏ, đi nước ngoài, vướng vào tệ nạn xã hội, đang thụ án…
Trường hợp con chung trên 07 tuổi, trong hồ sơ giành quyền nuôi con sẽ cần có thêm bản ghi nguyện vọng, ý kiến của con. Ý kiến của con sẽ chiếm tới 50% ưu thế trong việc giành nuôi con.
Việc pháp luật quy định độ tuổi của con là điều kiện hàng đầu khi tranh chấp nuôi con là hoàn toàn phù hợp. Bởi con dưới 36 tháng tuổi sẽ cần có sự chăm sóc của mẹ do còn non nớt. Đối với con chung trên 07 tuổi, các cháu cũng đã nhận thức được sự yêu thương của bố mẹ nên việc lấy ý kiến của các cháu cũng là điều hoàn toàn cần thiết.
Điều kiện về kinh tế
Luật hôn nhân gia đình không có quy định một mức tài chính cụ thể khi đương sự muốn giành quyền nuôi dưỡng con. Căn cứ trên các vụ việc thực tế Toà án các địa phương khi giải quyết án ly hôn, điều kiện về kinh tế ở đây phải đảm bảo cuộc sống của con ở một mức tối thiểu nhất định, và không được xảy ra sự xáo trộn môi trường học tập của cháu.
Các điều kiện kinh tế được Toà án xác định và chấp thuận cơ bản khi giành nuôi con:
- Không được thấp hơn mức lương cơ bản vùng;
- Có thu nhập ổn định hằng tháng (tối thiếu 03 tháng liên tiếp);
- Mức chi trả học tập, sinh hoạt hằng tháng không thấp hơn hiện tại.
Như vậy điều kiện về kinh tế khi giành quyền nuôi con khi ly hôn không có quy định về mức tối đa, chỉ cần đáp ứng nhu cầu tài chính ở mức hợp lý, đảm bảo cho con được học tập, sinh hoạt phù hợp với các điều kiện xung quanh.
Thực tế, việc các cặp vợ chồng hiện nay thường có xu hướng cố gắng chứng minh điều kiện về kinh tế của mình là nhiều hơn bên kia. Nhưng khi đánh giá điều kiện kinh tế giành nuôi con, Toà án sẽ có nhận định khác hơn việc đánh giá bên nào có điều kiện, nhiều tiền hơn.
Môi trường sống của con khi giành nuôi
Đây là điều kiện mà ít người để ý khi yêu cầu tranh chấp quyền nuôi con trên toà. Môi trường sống ở đây được hiểu cơ bản là môi trường học tập, môi trường ăn ở của con.
Toà án sẽ ưu tiên nuôi con cho bố hoặc mẹ nếu so sánh thấy điều kiện giữa 02 nơi có sự chênh lệch, cụ thể:
- Môi trường học tập tại thành phố và nông thôn;
- Môi trường học tập quốc tế và học tại trường công;
- Trường học xa hay gần nơi con chung sinh sống;
- Sinh hoạt ăn ở tại nhà thuê hay nhà riêng, hay ở cùng ông bà;
Ngoài các yếu tố về điều kiện sống của con chung nêu trên, Toà án sẽ căn cứ thêm vào thời gian sinh sống ổn định của con. Nếu từ nhỏ con đã ở cùng với bên ngoại và người vợ, việc thay đổi quyền nuôi con sẽ xáo trộn và ảnh hưởng tới con. Từ đó sẽ khiến việc giành nuôi con trở lên khó khăn hơn.
Đối với các vụ việc mà lời khai của các bên có sự không trùng khớp, Toà án sẽ trực tiếp xuống xác minh lại về các điều kiện ăn ở, sinh hoạt, và học tập của cháu.
Nghề nghiệp của bố, mẹ khi giành quyền nuôi con
Nghề nghiệp của cha, mẹ cũng là yếu tố ảnh hưởng tới quyền nuôi con khi ly hôn. Toà án sẽ xem xét tới cha mẹ có đủ thời gian để chăm sóc con hay không. Chính vì vậy đối với các nghề nghiệp không có nhiều thời gian bên gia đình như lái tàu, chạy xe khách, các nghề ảnh hưởng tới tâm lý của con trẻ sẽ không được ưu tiên cho nuôi con.
Ngoài ra, có nhiều trường hợp cha mẹ vì lý do công việc thường xuyên công tác xa nhà, hoặc đi nước ngoài. Đây cũng là yếu tố bất lợi đối với quyền nuôi con của họ do tính chất công việc thường xuyên không thể ở nhà để chăm sóc, dạy dỗ con.
Thời gian chăm sóc con chung
Việc giành thời gian chăm sóc con cũng là yếu tố then chốt, quyết định khi xảy ra tranh chấp. Toà án sẽ xem xét liệu bố/mẹ có giành thời gian để chăm sóc, dạy dỗ, bảo ban các con hay không.
Các yếu tố thể hiện giành thời gian chăm sóc con có thể kể đến như cùng con chơi, hướng dẫn con học bài, đưa đón con đi học, đưa con đi chơi, cho con ăn…
Trong quá trình giải quyết vụ án, để đánh giá được bố mẹ có bỏ nhiều thời gian để chăm sóc con hay không Toà án có thể sẽ cần xuống trực tiếp để xác minh qua người nhà, người thân, thầy cô giáo, hàng xóm láng giềng, hoặc thậm chí là lấy ý kiến của con.
Hồ sơ giành quyền nuôi con tại Toà án
Có thể thấy khi quyết định trao quyền nuôi con cho bố hoặc mẹ, Toà án sẽ cần cân nhắc và xem xét nhiều điều kiện và yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào các bên cũng đều có thể tận dụng lợi thế về điều kiện của mình để cung cấp cho Toà án. Nếu không biết cách chuẩn bị hồ sơ, bạn sẽ rất dễ đánh mất quyền lợi của mình.
Trước khi gửi yêu cầu tranh chấp giành quyền nuôi con, cần phải chuẩn bị được bộ hồ sơ ly hôn để Toà án có căn cứ thụ lý giải quyết, bao gồm:
- Đơn khởi kiện ly hôn;
- CCCD 02 vợ chồng (bản sao công chứng);
- Sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận cư trú (bản sao công chứng);
- Đăng ký kết hôn (bản gốc);
- Giấy khai sinh của con (bản sao công chứng);
Sau khi hồ sơ ly hôn đã được thụ lý giải quyết, trong thời gian chuẩn bị xét xử, đương sự cần cung cấp cho Toà 01 trong các giấy tờ sau để chứng minh đủ điều kiện nuôi con, giành quyền nuôi con:
Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về tài chính
Có rất nhiều loại giấy tờ có thể xác minh đủ điều kiện về tài chính giành quyền nuôi con như sau:
- Bảng lương 03 tháng gần nhất;
- Sổ tiết kiệm ngân hàng;
- Sổ đỏ, nhà đất;
- Bảng thu chi tài chính kinh doanh hằng tháng;
Trên thực tế, hiện nay có rất nhiều người kinh doanh tự do hằng tháng nên không có mức thu nhập cố định. Chính vì vậy, khi chứng minh thu nhập nuôi con trên toà có thể đưa ra một mức nhất định và yêu cầu toà xác minh.
Việc xác minh mức thu nhập giành quyền nuôi con của Toà án chỉ để nhằm mục đích đảm bảo đáp ứng các nhu cầu cơ bản nhất của con là sinh hoạt, học tập…
Giấy tờ chứng minh về chỗ ở sau khi ly hôn
Khi làm hồ sơ yêu cầu tranh chấp quyền nuôi con tại Toà án, đương sự cần phải chuẩn bị trước về điều kiện sinh hoạt, chỗ ở sau khi ly hôn. Thông thường, chỗ ở được Toà án đánh giá là ổn định phải kể đến như nhà riêng, ở chung với ông bà.
Nếu chưa có điều kiện ở nhà riêng mà phải đi thuê nhà, đương sự sẽ cần giao nộp Hợp đồng thuê nhà tới Toà án.
Chỗ ở sau khi ly hôn chỉ cần đảm bảo được môi trường sinh hoạt sạch sẽ, thuận tiện cho việc học hành của các con, tính ổn định hàng tháng. Chính vì vậy việc ở nhà riêng sẽ được Toà án đánh giá có lợi hơn so với việc đi thuê nhà.
Một số loại giấy tờ khác
Đối với các vụ án hôn nhân gia đình mà có hành vi bạo hành gia đình, hành vi ngoại tình, hoặc người bố/mẹ có nhân thân không tốt, đang bị tạm giam, thụ án. Đương sự cũng sẽ cần phải cung cấp các chứng cứ cho toà án khi giành nuôi con, vì đây cũng là các căn cứ có lợi cho họ.
Vụ án có hành vi bạo hành gia đình: Trong các vụ án này, người vợ thường là người sẽ gặp bạo hành nhiều hơn. Đương sự sẽ cần cung cấp các giấy tờ như hồ sơ bệnh án, hình ảnh, video có hành vi bạo hành. Đối với những trường hợp có dấu hiệu hình sự, cần phải thực hiện thủ tục giám định. Toà án sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để yêu cầu giám định tỷ lệ thương tật.
Vụ án có hành vi ngoại tình: Đây cũng là tình tiết cần cung cấp đầy đủ chứng cứ tài liệu cho Toà án để đảm bảo quyền nuôi con khi phát sinh tranh chấp. Hành vi ngoại tình cũng sẽ tác động phần lớn tới điều kiện giành nuôi con chung khi ly hôn.
Vụ án có bố, mẹ đang bị khởi tố, điều tra, truy tố: Các giấy tờ cần cung cấp tới Toà án sẽ bao gồm giấy tờ có liên quan tới vụ án hình sự như quyết định khởi tố bị can, quyết định tạm giam, tạm giữ, quyết định đưa vụ án ra xét xử, giấy triệu tập…
Vụ án mà một bên đương sự có nhân thân không tốt: Nhân thân không tốt ở đây như đã từng chấp hành án phạt tù, hoặc đã từng có tiền án tiền sự. Đương sự cần cung cấp các giấy tờ chứng minh về nhân thân của họ, từ đó đảm bảo được quyền nuôi con khi có tranh chấp xảy ra.
Một số lưu ý thường gặp khi giành quyền nuôi con tại Toà án
Khi có yêu cầu tranh chấp giành quyền nuôi con tại Toà án khi ly hôn, đương sự thường có nhiều câu hỏi thắc mắc về điều kiện nuôi con, về các tình tiết ảnh hưởng tới quyền nuôi con, thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn, cụ thể như sau:
Có thể giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn hay không?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể, nếu thoả mãn được các điều kiện nuôi con như sau:
- Các con đều trên 7 tuổi và đồng ý ở với bố hoặc mẹ;
- Các con đều dưới 36 tháng tuổi;
- 01 bên đang ở nước ngoài;
- 01 bên bố hoặc mẹ đang chấp hành án phạt tù;
- 01 bên đương sự không tham gia và có mặt tại phiên toà, từ bỏ quyền nuôi con;
- 01 bên có hành vi ngoại tình hoặc bạo hành gia đình.
Như vậy, bố hoặc mẹ có thể giành quyền nuôi cả 2 con khi đáp ứng được các điều kiện nêu trên. Trên thực tế, ngoài các trường hợp kể trên, nếu điều kiện các bên tương đồng nhau, Toà án sẽ phân xử cho mỗi người nuôi 01 con.
Ngoài ra, khi yêu cầu giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn, người bố hoặc mẹ sẽ cần phải cung cấp thêm các chứng cứ chứng minh điều kiện về kinh tế, chỗ ở của con, điều kiện sinh hoạt và học tập cho các cháu.
Bố có thể giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi hay không?
Mặc dù Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định đối với con dưới 36 tháng tuổi, mẹ sẽ được quyền ưu tiên nuôi con. Tuy nhiên vẫn có những quy định ngoại lệ bố sẽ giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi, cụ thể:
Theo quy định tại Án lệ số 54/2022 được Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao thông qua ngày 7/9/2022, nếu người mẹ thường xuyên không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con. Toà án sẽ giao quyền nuôi con cho người bố nuôi. Đây là một quy định mới nhằm đảm bảo không có sự xáo trộn về môi trường sinh hoạt, học tập của trẻ.
Người bố có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi nếu người mẹ có những hành vi sau:
- Bỏ về nhà ngoại sinh sống, không hỏi han, chăm sóc trực tiếp con;
- Bỏ mặc con cái cho nhà nội nuôi dưỡng, không chu cấp cho con;
- Bỏ đi nước ngoài làm việc, không liên lạc và liên hệ với con cái.
Như vậy, pháp luật chỉ ưu tiên quyền nuôi con cho người mẹ chứ quyền này không phải hoàn toàn là tuyệt đối. Trong các vụ việc mà người mẹ bỏ bê không quan tâm chăm sóc tới con. Nếu người chồng chứng minh được hành vi này, hoàn toàn có thể giành quyền nuôi con.
Một vài lưu ý khi giành quyền nuôi con trên 7 tuổi
Khi xảy ra tranh chấp quyền nuôi con mà độ tuổi của con đang trên 7 tuổi, Toà án sẽ cần phải lấy ý kiến, nguyện vọng của con. Ý kiến của con sẽ chiếm phần lớn tới phán quyết của Toà án.
Trong một vài trường hợp, khi lấy ý kiến của con mà các đương sự đều cung cấp được nguyện vọng con muốn ở với mình. Nếu có xung đột giữa các lời khai, Toà án sẽ triệu tập con lên để đối chất lại và lập biên bản.
Hoặc đối với các vụ việc mà con có ý kiến muốn ở với cả 02 vợ chồng, Toà án cũng sẽ yêu cầu đương sự cung cấp các chứng cứ liên quan tới các điều kiện nuôi con khác như về kinh tế, môi trường sống, môi trường học tập..để ra phán quyết.
Đối với những vụ việc mà đương sự gặp khó khăn trong việc lấy ý kiến nguyện vọng của con do 01 bên cấm cản, có thể yêu cầu Toà án hỗ trợ trong việc thu thập chứng cứ.
Nguyện vọng của con chỉ là 01 trong những yếu tố để Toà án phán quyết khi giành quyền nuôi con chứ không phải là yếu tố quyết định tất cả. Chính vì vậy, sẽ có những trường hợp loại trừ cho bố hoặc mẹ nuôi, kể cả khi con muốn ở với họ.
Thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn
Sau khi đã ly hôn, có bản án quyết định ly hôn của Toà án. Vì nhiều lý do, bố hoặc mẹ đều có quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn. Tuy nhiên, việc yêu cầu của đương sự cần phải có căn cứ thì Toà án mới chấp nhận và thụ lý hồ sơ yêu cầu giành nuôi con:
- Con trên 7 tuổi thay đổi và đồng ý ở cùng;
- Bố hoặc mẹ đang nuôi dưỡng thường xuyên bỏ bê con cái;
- Bố hoặc mẹ đang nuôi dưỡng đi làm ăn xa, đi nước ngoài;
- Bố hoặc mẹ tái hôn, có con riêng ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của con;
- Môi trường sống sau ly hôn thay đổi theo chiều hướng không tốt cho bé.
- Bố hoặc mẹ sau ly hôn cấm cản quyền thăm nom con của bên còn lại.
Như vậy, pháp luật sẽ cho phép bên còn lại có quyền thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn, nếu rơi vào các trường hợp nêu trên.
Việc thay đổi quyền nuôi con không phải là chuyện dễ dàng, người thực hiện thủ tục sẽ cần phải chuẩn bị hồ sơ và các căn cứ rõ ràng để Toà án xác minh và thấy rằng việc cháu ở cùng với bố mẹ hiện tại sẽ không tốt
Dịch vụ ly hôn, thuê luật sư giành quyền nuôi con
Trong quá trình nộp hồ sơ ly hôn và yêu cầu tranh chấp về quyền nuôi con. Nếu đương sự không thể nắm được về thủ tục tố tụng và các quy trình giải quyết tại Toà. Để đảm bảo được quyền lợi của mình và vụ việc ly hôn được giải quyết nhanh chóng. Bạn hoàn toàn có thể thuê luật sư ly hôn, thuê luật sư giành quyền nuôi con.
Các Luật sư ly hôn nhanh thuộc Công ty Luật Nhật Thư sẽ hỗ trợ, thực hiện các công việc sau:
- Cử Luật sư tư vấn, chuẩn bị hồ sơ ly hôn;
- Chuẩn bị các căn cứ, điều kiện nuôi con và cung cấp chứng cứ tới Toà án:
- Đại diện cho khách hàng tham gia tố tụng tại Toà án;
- Tư vấn, soạn thảo các văn bản cần thiết trong quá trình giải quyết vụ án;
- Tham gia vào các phiên họp, hoà giải, lấy lời khai và phiên xét xử;
- Đảm bảo quá trình tố tụng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Vui lòng liên hệ tới Công ty Luật Nhật Thư để thuê Luật sư giành quyền nuôi con theo Hotline: 0842.894.888 (Zalo/Line/Messenger).
Trong phạm vi đại diện của mình, Luật Nhật Thư sẽ tư vấn cách giành quyền nuôi con, điều kiện giành quyền nuôi con, hồ sơ giấy tờ cần phải chuẩn bị.
Chi phí thuê luật sư giành quyền nuôi con
Mức chi phí thuê dịch vụ ly hôn, dịch vụ luật sư giành nuôi con sẽ tuỳ thuộc vào hồ sơ và điều kiện thực tế mà khách hàng cung cấp. Thông thường mức chi phí thuê luật sư tranh chấp quyền nuôi con sẽ có sự thay đổi nếu:
- Vụ việc mà 01 bên đương sự ở nước ngoài, hoặc là người nước ngoài;
- Vụ việc Thiếu toàn bộ hồ sơ giấy tờ ly hôn;
- Vụ việc mà 01 bên vợ/chồng không rõ địa chỉ hoặc mất tích;
- Các vụ việc ly hôn mà có hành vi bạo hành gia đình,
Tham khảo về dịch vụ ly hôn, bảng chi phí dịch vụ tranh chấp quyền nuôi con như sau:
Loại dịch vụ | Mô tả công việc | Mức phí |
Dịch vụ ly hôn đơn phương | Giải quyết xong thủ tục ly hôn đơn phương | Từ 30.000.000 VNĐ |
Tranh chấp và giành quyền nuôi con | Hỗ trợ ly hôn + đảm bảo về quyền nuôi con | Từ 35.000.000 VNĐ |
Tư vấn về ly hôn | Chỉ hỗ trợ soạn, chuẩn bị hồ sơ giấy tờ | Miễn phí |
Đối với các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, hồ sơ vụ việc có căn cứ giành quyền nuôi con rõ ràng. Luật Nhật Thư sẽ hỗ trợ mức chi phí để thực hiện dịch vụ, miễn phí chi phí tham gia bảo vệ giành nuôi con trên Toà.
Tìm luật sư tư vấn khởi kiện giành quyền nuôi con ở đâu?
Nếu bạn đang tìm kiếm dịch vụ luật sư tranh chấp quyền nuôi con. Bạn có thể liên hệ trực tiếp tới Công ty Luật Nhật Thư theo địa chỉ sau:
✅ Công ty Luật Nhật Thư
🏛 Trụ sở chính: Số 4, Tổ 32, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
📍 Văn phòng giao dịch: Tầng 12A, Tòa nhà EuroWinDow River Park, đường Trường Sa, Đông Hội, Đông Anh Hà Nội.
✅ Giấy Đăng ký hoạt động số 01022087/TP/ĐKHĐ do Sở Tư Pháp UBND TP. Hà Nội cấp.
✅ Giấy phép hành nghề Luật sư/Thẻ luật sư số 17466/TP/LS-CCHN do Bộ tư pháp cấp ngày 22/11/2019.
📞 Hotline: 0842.894.888 (Zalo/Line/Messenger)
📩 Email: luatnhatthu@gmail.com
🌐 Website: https://luatnhatthu.vn/
Các luật sư ly hôn thuộc công ty Luật Nhật Thư hiện đang hỗ trợ Thủ tục giành quyền nuôi con tại 64 tỉnh Thành trên cả nước.
Lời kết
Như vậy, việc khởi kiện yêu cầu giành quyền nuôi con tại Toà án sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Mỗi yếu tố lại đóng một vai trò nhất định để Toà án có căn cứ nhận định và trao quyền nuôi con cho bố hoặc mẹ.
Thủ tục tranh chấp về quyền nuôi con sẽ phải thực hiện thủ tục khởi kiện theo quy định của Luật tố tụng dân sự. Chính vì vậy, đương sự thường sẽ không tránh khỏi các vướng mắc hoặc không biết cách cung cấp chứng cứ, cho lời khai để đảm bảo quyền lợi của mình trên Toà.
Bài viết trên chỉ nhằm chia sẻ một số kinh nghiệm của các Luật sư Luật Nhật Thư trong quá trình hành nghề và giải quyết ly hôn. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào, vui lòng liên hệ tới Công ty Luật Nhật Thư.