Con ngoài giá thú là gì? Con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế không?

Con ngoài giá thú là gì - Dịch vụ nhận con ngoài giá thú

Tôi được sinh ra khi bố đang trong mối quan hệ hôn nhân với người khác. Bố tôi có hứa với tôi sẽ chia tài sản cho các con ngang nhau, không kể là con với ai. Tuy nhiên, bố tôi mất mà không lập di chúc, lời bố tôi nói cũng chỉ có tôi và mẹ biết. Tôi muốn được chia phần của mình như bố hứa nhưng gia đình bố tôi nói rằng tôi là con ngoài giá thú, vậy nên không được chia phần. Cho hỏi luật sư như vậy có đúng không? Con ngoài giá thú là gì? Liệu con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế không?

Chào bạn, Luật Nhật Thư đã nhận được câu hỏi của bạn. Và có rất nhiều vấn đề pháp lý xoay quanh câu hỏi này. Do đó, chúng tôi sẽ tổng hợp và chi tiết lại tại bài viết dưới đây để bạn tiện theo dõi. Mọi thắc mắc có liên quan, vui lòng liên hệ hotline Luật Nhật Thư Hotline 0842.894.888 (Zalo/Line/Viber/Messenger) hoặc Email: luatnhatthu@gmail.com

Con ngoài giá thú là gì?

Con ngoài giá thú là gì?

Pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể Con ngoài giá thú là gì. Tuy nhiên có thể hiểu “con ngoài giá thú” là con được sinh ra khi cha mẹ không có quan hệ hôn nhân hợp pháp. Điều này có nghĩa là cha mẹ của đứa trẻ không đăng ký kết hôn hoặc hôn nhân không được công nhận bởi pháp luật.

Trong xã hội truyền thống, đặc biệt là thời kỳ phong kiến việc sinh con ngoài giá thú có thể bị coi là:

  • Vi phạm các chuẩn mực đạo đức,
  • Bị kỳ thị hoặc bị coi thường, 
  • Không được hưởng quyền lợi như con trong giá thú.

Tuy nhiên, trong các xã hội hiện đại, quan điểm về con ngoài giá thú đã dần trở nên thoáng hơn, với sự công nhận rằng mọi đứa trẻ đều có quyền được đối xử bình đẳng bất kể tình trạng hôn nhân của cha mẹ.

Vui lòng xem thêm bài viết: Đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú

Con ngoài giá thú có quyền nhận cha mẹ không?

Theo Khoản 2 Điều 68 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì:

“Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”

Do vậy, con ngoài giá thú được bảo vệ đầy đủ quyền lợi và không bị phân biệt so với con trong giá thú.

Theo Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

  • Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
  • Trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

Đồng thời, Điều 90 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.

  • Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ;
  • Con đã thành niên nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha.

Bởi pháp luật không phân biệt con ngoài giá thú với con được sinh ra trong thời kì hôn nhân của cha mẹ, vậy nên con ngoài giá thú vẫn có quyền được nhận cha, mẹ. Nếu không có sự đồng thuận, có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác định cha mẹ.

Có làm được giấy khai sinh cho con ngoài giá thú được không?

Đăng ký khai sinh cho con khi bố đang trong quan hệ hôn nhân với người khác

Câu hỏi:

Chào luật sư, tôi muốn làm khai sinh cho con trai nhưng hiện tại tôi và bố đứa bé không kết hôn. Bố cháu đang có vợ, chưa ly hôn. Giờ bố cháu muốn đứng tên khai sinh cho con. Nhưng bố cháu đang có vợ, chúng tôi chưa kết hôn thì có làm được giấy khai sinh như vậy không? Tôi cám ơn.

Trả lời:

Chào bạn, trường hợp người cha đang có một mối quan hệ hôn nhân hợp pháp với một người khác không phải là mẹ của đứa trẻ, việc đăng ký khai sinh cho con vẫn có thể được thực hiện một cách bình thường. Cách gọi thông thường thì bé là con ngoài giá thú (ngoài hôn nhân).

Do cha mẹ không phải vợ chồng hợp pháp, nên trước khi đăng ký khai sinh sẽ cần thực hiện thủ tục nhận cha, mẹ, con nếu người cha muốn được công nhận là cha hợp pháp của đứa trẻ trên giấy tờ khai sinh. Hai thủ tục này có thể thực hiện luôn trong cùng bộ hồ sơ nộp lên cơ quan có thẩm quyền.

Theo đó, cha mẹ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu;
  • Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu.
  • Giấy chứng sinh.
  • Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con hoặc quan hệ mẹ, con.

Chứng cứ chứng minh quan hệ cha mẹ con là văn bản xác nhận quan hệ cha mẹ con của:

  • Cơ quan y tế,
  • Cơ quan giám định hoặc
  • Cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
Con ngoài giá thú là gì? Tờ khai nhận con ngoài giá thú
Con ngoài giá thú là gì? Nhận con ngoài giá thú có phức tạp không

Đăng ký khai sinh cho con khi mẹ đăng ở trong quan hệ hôn nhân với người khác

Câu hỏi:

Chào Công ty Luật Nhật Thư, Con tôi được sinh ra khi vợ tôi vẫn trong quan hệ hôn nhân với chồng cũ. Do đó, khi sinh ra, con tôi lại là con của người chồng cũ đó. Trên giấy tờ khai sinh cũng ghi như vậy. Giờ tôi muốn nhận con và khai sinh lại cho cháu có bố là tôi thì phải giải quyết thế nào? 

Trả lời:

Chào bạn, Theo Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014, con sinh ra khi người vợ mang thai  trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Do vậy, dù cháu bé là con của bạn nhưng về mặt pháp lý, người chồng cũ sẽ là bố của cháu bé. 

Do đó, khi đăng ký khai sinh cho con trong trường hợp này, cơ quan đăng ký khai sinh sẽ ghi nhận người cha là người chồng hiện tại của mẹ.

Trường hợp muốn ghi nhận thông tin của cha vào giấy khai sinh của con, người cha cần thực hiện thủ tục công nhận cha, mẹ, con tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Để nắm rõ cách thức khai sinh cho bé trong trường hợp này, vui lòng tham khảo bài viết: Đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú – Hướng dẫn chi tiết nhất 2024

Tham khảo bài viết: Dịch vụ xét nghiệm ADN cha con trọn gói trong 01 ngày 

Làm khai sinh cho con ngoài giá thú ở đâu?

Bên cạnh việc thắc mắc Con ngoài giá thú là gì thì việc băn khoăn về thủ tục làm khai sinh cho con ngoài giá thú ở đâu cũng là một nội dung mà Luật Nhật Thư được khách hàng yêu cầu tư vấn rất nhiều. 

Về thủ tục làm khai sinh sẽ thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Tuy nhiên tuỳ vào từng trường hợp mà trước khi khai sinh sẽ phải thực hiện như:

  • Thủ tục nhận cha mẹ con tại cơ quan hộ tịch 
  • Thủ tục yêu cầu công nhận cha con tại Toà án

Mỗi trường hợp sẽ có quy trình và cơ quan giải quyết khác nhau như sau:

Thủ tục nhận con ngoài giá thú tại Cơ quan hộ tịch 

Ở khoản 1, điều 101 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định:

Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.

 Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con tại Ủy ban nhân dân, cần nộp các giấy tờ sau:

  • Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con
  • Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con, mẹ, con (Xét nghiệm ADN hoặc giấy tờ tương đương khác)
  • Khi đăng ký cha, mẹ, con các bên phải có mặt

Thủ tục nhận con ngoài giá thú tại Toà án 

Về xác định cha, mẹ, con tại Tòa án nhân dân thì:

Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp:

  • Có tranh chấp hoặc
  • Người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và
  • Người có yêu cầu xác định cha, mẹ, con chết

Hồ sơ khởi kiện đối với thủ tục yêu cầu xác nhận cha con bao gồm:

  • Đơn khởi kiện 
  • Căn cước công dân;
  • Giấy khai sinh của người con cần xác định (bản sao chứng thực);
  • Giấy tờ chứng minh rằng giữa người yêu cầu và người bị yêu cầu có quan hệ cha, mẹ, con.

Hồ sơ sẽ nộp về toà án có thẩm quyền giải quyết. Để nắm được chi tiết về thủ tục này Vui lòng xem thêm bài viết: Thủ tục nhận cha con ngoài giá thú

Thủ tục nhận cha con ngoài giá thú tại Toà án
Con ngoài giá thú là gì? Nhận con ngoài giá thú tại Toà án

Con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế không?

Con ngoài giá thú có quyền thừa kế tài sản từ cha mẹ, tương tự như con trong giá thú. Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, con ngoài giá thú thuộc hàng thừa kế thứ nhất và có quyền thừa kế ngang bằng với con trong giá thú, cụ thể:

“Điều 651: Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”

Điều này có nghĩa là nếu một người mất đi và để lại di sản mà không có di chúc, con ngoài giá thú sẽ được chia thừa kế cùng với những người thừa kế khác trong hàng thừa kế thứ nhất.

Việc nhận thừa kế sẽ được thực hiện theo hai hình thức:

  • Thừa kế theo di chúc và/hoặc 
  • Thừa kế theo pháp luật

Con ngoài giá thú hưởng thừa kế theo di chúc

Thừa kế theo di chúc là việc phân chia di sản dựa trên ý chí của người để lại di sản được thể hiện trong di chúc hợp pháp.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 625 Bộ Luật dân sự 2015 thì người để lại di sản thừa kế có quyền:

  • Chỉ định người thừa kế:
  • Phân định phần di sản cho từng người thừa kế

Nếu như người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.

Do vậy:

Nếu được chỉ định trong di chúc: Con ngoài giá thú sẽ được hưởng phần di sản theo đúng nội dung của di chúc. Người để lại di sản có thể quyết định để lại toàn bộ hoặc một phần tài sản cho con ngoài giá thú.

Nếu không được chỉ định trong di chúc: Con ngoài giá thú vẫn có quyền hưởng một phần di sản nếu họ thuộc nhóm người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc bao gồm:

  • Con chưa thành niên hoặc
  • Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động

Trong trường hợp này, họ sẽ được hưởng ít nhất hai phần ba của một suất thừa kế theo pháp luật nếu di chúc không chỉ định rõ phần của họ.

Tuy nhiên, để được hưởng thừa kế, con ngoài giá thú cần phải chứng minh mối quan hệ cha con hoặc mẹ con với người để lại di sản, ví dụ như thông qua:

  • Các giấy tờ hợp pháp như giấy khai sinh, hoặc
  • Qua các phương pháp xét nghiệm ADN nếu cần thiết

Con ngoài giá thú hưởng thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng khi người để lại di sản:

  • Không để lại di chúc;
  • Di chúc không hợp pháp, hoặc;
  • Di chúc chỉ định phần di sản nhưng không bao gồm toàn bộ tài sản.

Trong những trường hợp này, di sản sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, người thừa kế theo pháp luật được chia thành 03 hàng thừa kế, trong đó, con ngoài giá thú được pháp luật bảo vệ quyền thừa kế giống như con chung hợp pháp. Họ được coi là hàng thừa kế thứ nhất cùng với con chung, cha, mẹ và vợ/chồng của người để lại di sản

Như vậy, với việc thừa kế tài sản của cha thì sẽ được ghi nhận tại hàng thừa kế thứ nhất là “con đẻ”. Con ngoài giá thú sẽ nhận được phần di sản tương đương với các con chung hợp pháp khác.

Trong cả hai trường hợp, việc chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con với người để lại di sản là yếu tố quan trọng để con ngoài giá thú thực hiện quyền thừa kế của mình.

Dịch vụ luật sư giải quyết thủ tục nhận cha con ngoài giá thú

Luật Nhật Thư là đơn vị pháp lý chuyên nghiệp đã có nhiều năm kinh nghiệm và thực tế. Sẵn sàng hỗ trợ giải quyết các thủ tục bao gồm cả những thủ tục phức tạp nhất. Phạm vi công việc của Luật Nhật Thư thông thường như sau:

  • Tiếp cận hồ sơ vụ việc của khách hàng 
  • Đưa ra hướng tư vấn sơ bộ để khách hàng nắm bắt và có cái nhìn khái quát nhất 
  • Đưa ra những lợi thế, bất lợi cho từng phương án giải quyết 
  • Định hướng khách hàng phương án xử lý nhanh nhất và phù hợp nhất 
  • Tổng hợp, thu thập hồ sơ giấy tờ để xử lý công việc cho khách hàng 
  • Tham gia làm việc với cơ quan nhà nước/Toà án có thẩm quyền 
  • Nhận uỷ quyền tham gia tố tụng tại toà án trong trường hợp cần thiết 
  • Hoàn thiện hồ sơ, nhận kết quả và gửi tới khách hàng 
  • Hỗ trợ các thủ tục cần thiết khác theo yêu cầu của khách hàng

Vui lòng xem thêm bài viết: Dịch vụ làm thừa kế trọn gói

Về chúng tôi

Để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể hơn về chủ đề Con ngoài giá thú là gì? Con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế không?, vui lòng liên hệ tới hotline: Luật Nhật Thư  qua thông tin dưới đây.

Công ty Luật Nhật Thư Hotline: Luật Nhật Thư 0842894888 (Zalo/viber/line/messenger)

Để sử dụng dịch; được hỗ trợ tư vấn pháp luật, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin liên hệ chi tiết như sau:

Câu hỏi thường gặp 

Tôi có con ngoài giá thú với bạn gái khi cả hai đang có vợ, chồng. Bây giờ chồng cô ta doạ kiện tôi, vợ tôi cũng doạ kiện cả hai thì liệu tôi và bạn gái có bị xử lý hình sự không?

Căn cứ theo Điều 182 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định về tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng thì:
Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác mà mình biết rõ là đang có chồng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng tới 1 năm:
Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”
Như vậy, bạn và bạn gái có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cao nhất lên đến 03 năm tù. 

DMCA.com Protection Status

 

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu!

Chúng tôi sẽ phản hồi sớm cho quý khách!