Di chúc hợp pháp là gì? Cách lập di chúc hợp pháp viết tay và đánh máy có hiệu lực

Di chúc hợp pháp

Di chúc không chỉ là công cụ giúp người lập di chúc đảm bảo tài sản của mình được phân chia theo đúng mong muốn mà còn giúp tránh các tranh chấp, mâu thuẫn trong gia đình sau khi qua đời. Tuy nhiên, cần phải hiểu thế nào là di chúc hợp pháp? Để di chúc có giá trị pháp lý, người lập cần tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của pháp luật.

Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách lập di chúc hợp pháp, phân tích các loại di chúc phổ biến, và lưu ý các điều kiện cần thiết để di chúc không bị coi là vô hiệu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào có liên quan, vui lòng liên hệ Luật Nhật Thư Hotline 0842.894.888 (Zalo/Line/Viber/Messenger) hoặc Email: luatnhatthu@gmail.com 

Cách viết di chúc hợp pháp
Cách viết di chúc hợp pháp

Di chúc là gì?

Di chúc là ý nguyện cuối cùng của một người nhằm định đoạt tài sản của mình sau khi qua đời. Để di chúc có giá trị pháp lý, nó phải đáp ứng các điều kiện cụ thể. Di chúc có thể được lập nhằm chia tài sản cho các cá nhân, tổ chức hoặc từ thiện theo mong muốn của người lập. Nếu không có di chúc, tài sản sẽ được chia theo pháp luật.

Việc lập di chúc không chỉ giúp đảm bảo quyền lợi của người thừa kế mà còn giảm thiểu tranh chấp, mâu thuẫn gia đình. Một di chúc rõ ràng, đúng pháp luật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân chia tài sản và tránh được những xung đột không đáng có.

Thế nào là di chúc hợp pháp?

Di chúc hợp pháp là loại di chúc ược lập bởi người lập di chúc trong trạng thái tinh thần minh mẫn, không có sự ép buộc, đồng thời phải đáp ứng được các điều kiện về nội dung và hình thức của từng loại di chúc pháp luật quy định.

Điều 630, 631 Bộ luật dân sự 2015

Theo Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc hợp pháp cần đáp ứng các điều kiện:

Về nội dung di chúc hợp pháp

  • Người lập di chúc phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự tại thời điểm lập di chúc.
  • Nội dung di chúc không được vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội.
  • Người lập di chúc phải tự nguyện, không bị ép buộc, lừa dối hay đe dọa.
  • Nếu di chúc có điều khoản truất quyền thừa kế, cần nêu rõ lý do và phải phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi: Phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp đồng ý về việc lập di chúc.
  • Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
  • Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015.

Về hình thức của di chúc hợp pháp

Di chúc có thể được lập dưới nhiều hình thức khác nhau như:

  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: Người lập di chúc tự viết và ký tên.
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: Cần có ít nhất hai người làm chứng ký xác nhận.
  • Di chúc có công chứng hoặc chứng thực.
  • Di chúc miệng hợp pháp: Có ít nhất 02 người làm chứng ký, điểm chỉ.

Hình thức của các loại di chúc hợp pháp nêu trên đều cần đáp ứng:

  1. Ghi rõ ngày tháng năm lập di chúc;
  2. Họ tên, nơi cư trú của người để lại di sản và người thừa kế;
  3. Thông tin di sản để lại;
  4. Di chúc không được viết tắt, viết ký hiệu, và được đánh số trang;
  5. Nếu tẩy xoá thì cần có chữ ký của người lập di chúc bên cạnh;

Như vậy, để được coi là di chúc hợp pháp cần đáp ứng các tiêu chí về Nội dunghình thức. Bên cạnh đó, yêu cầu đối với mỗi loại di chúc hợp pháp lại có những điều kiện riêng biệt về công chứng, về người làm chứng..

Các loại mẫu di chúc viết tay và đánh máy hợp pháp hiện nay

Di chúc tự viết tay có hợp pháp không?

Mẫu Di chúc viết tay hợp pháp

Di chúc viết tay chỉ được coi là hợp pháp nếu có đủ các điều kiện:

– Phải do chính người lập di chúc viết toàn bộ.

– Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng;

– Di chúc không được viết tắt, viết bằng ký hiệu;

– Nếu di chúc có nhiều trang thì phải đánh số thứ tự;

– Người để lại di sản ký hoặc điểm chỉ vào từng trang nếu viết tay;

– Người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa nếu có

Ngoài ra, Di chúc viết tay hợp pháp phải có đầy đủ các nội dung sau:

  • Ngày, tháng, năm lập di chúc để xác định thời điểm di chúc được lập.
  • Họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, giấy tờ tùy thân của người lập di chúc.
  • Họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, giấy tờ tùy thân của người được hưởng di sản.
  • Di sản để lại và nơi có di sản.

THAM KHẢO BÀI VIẾT: Mẫu di chúc viết tay mới nhất

Di chúc có công chứng hợp pháp khi nào?

Người cập di chúc có quyền yêu cầu công chứng bản di chúc. Di chúc công chứng được coi là hợp pháp nếu:

  • Được lập tại văn phòng công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
  • Đảm bảo tính hợp pháp, tránh tranh chấp.
  • Công chứng viên sẽ xác nhận người lập di chúc có đủ năng lực hành vi dân sự và lập di chúc trong tình trạng minh mẫn.
  • Người lập di chúc ký và điểm chỉ trước mặt công chứng viên;

Di chúc công chứng sẽ không có hiệu lực nếu người yêu cầu lập di chúc là:

+ Người thừa kế theo di chúc/pháp luật của người lập di chúc;

+ Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật;

+ Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

Cũng có rất nhiều trường hợp di chúc công chứng bị toà án tuyên bố vô hiệu, do người ký công chứng không phải là công chứng viên. Hoặc người lập di chúc không đọc được, không ký điểm chỉ được mà văn phòng công chứng không mời người làm chứng. Vì vậy bạn cần xem xét kỹ các điều kiện này, đừng quá phụ thuộc vào văn phòng công chứng.

Điều kiện hợp pháp của di chúc bằng miệng

Di chúc miệng thường được lập khi người để lại di sản đang trong tình trạng nguy cấp, mong muốn để lại ý nguyện cuối cùng trước khi chết.

Theo khoản 5 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015,

di chúc miệng được coi là hợp pháp khi đáp ứng đủ 3 điều kiện:

  • Phải có ít nhất hai người làm chứng.
  • Sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ
  • Phải được lập thành văn bản và chứng thực trong vòng 5 ngày kể từ khi tuyên bố di chúc.

Ví dụ: Ông C bị tại nạn và trong lúc hấp hối, ông tuyên bố trước mặt hai người làm chứng rằng muốn để lại tài sản cho con gái. Nếu trong 5 ngày di chúc này không được ghi lại và xác nhận, nó sẽ không hợp pháp.

Một số lưu ý khi lập di chúc viết tay và đánh máy

Các hình thức của di chúc luôn có ưu điểm mà nhược điểm nhất định, việc lựa chọn hình thức di chúc còn dựa vào hoàn cảnh cụ thể để được công nhận hợp pháp.

1. Di chúc viết tay

Ưu điểm:

  • Tính linh hoạt: Người lập di chúc có thể tự viết theo ý muốn, dễ dàng sửa đổi và bổ sung.
  • Tiết kiệm chi phí: Không cần phải trả phí công chứng hay phí dịch vụ.
  • Trong một số trường hợp tài sản không đủ điều kiện lập di chúc công chứng, Người để lại di sản có thể lập di chúc viết tay

Nhược điểm:

  • Dễ bị tranh chấp: Vì không có sự chứng thực của cơ quan có thẩm quyền, dễ dẫn đến việc tranh chấp khi có sự không rõ ràng về ý định của người lập di chúc.
  • Không có sự giám sát: Có thể bị giả mạo hoặc thay đổi mà không có ai giám sát.
  • Khó chứng minh tính hợp pháp: Nếu không có người chứng kiến, rất khó chứng minh tính hợp pháp của di chúc.

2. Di chúc có công chứng

Ưu điểm:

  • Tính hợp pháp cao: Di chúc được công chứng bởi tổ chức công chứng có thẩm quyền, giúp đảm bảo tính hợp pháp và giảm thiểu tranh chấp.
  • Chứng minh rõ ràng: Công chứng giúp xác nhận chữ ký và ý chí của người lập di chúc, dễ dàng xác định nếu có tranh chấp.
  • Bảo vệ quyền lợi: Việc công chứng giúp bảo vệ quyền lợi của người hưởng thừa kế vì có sự bảo đảm về pháp luật

Nhược điểm:

  • Chi phí cao: Cần phải trả phí công chứng, chi phí này có thể khá tốn kém tùy vào giá trị tài sản.
  • Phức tạp về thủ tục: Cần phải có sự tham gia của tổ chức công chứng, có thể mất thời gian và thủ tục phức tạp hơn di chúc viết tay.

3. Di chúc miệng

Ưu điểm:

  • Nhanh chóng, tiện lợi: Người lập di chúc có thể tuyên bố ý chí của mình ngay lập tức
  • Phù hợp trong tình huống khẩn cấp: Di chúc miệng thường được sử dụng khi người lập di chúc không thể viết hoặc trong tình huống khẩn cấp.

Nhược điểm:

  • Dễ xảy ra tranh chấp: Do không có văn bản cụ thể, khó có thể chứng minh chính xác ý chí của người lập di chúc.
  • Cần người làm chứng: Di chúc miệng phải có người chứng kiến, và nếu không có đủ nhân chứng hoặc chứng cứ, sẽ gặp khó khăn khi thực hiện.
  • Không hợp pháp trong một số trường hợp: Không phải lúc nào di chúc miệng cũng được pháp luật công nhận, đặc biệt là khi không có người chứng kiến.
  • Không hợp pháp trong một số trường hợp: Không phải lúc nào di chúc miệng cũng được pháp luật công nhận, đặc biệt là khi không có người chứng kiến.

4. Di chúc miệng hết hiệu lực trong trường hợp nào?

Câu hỏi: Bố tôi bị tai nạn.

Lúc ông hấp hối, ông có nói với tôi rằng sẽ để lại toàn bộ nhà đất cho tôi, lúc đó có 2 bác sĩ và 1 ý tá làm chứng lời ông nói.

Sau khi phẫu thuật, ông hôn mê 2 tháng mới tỉnh lại.

Chị gái tôi nói rằng vì ông đã tỉnh nên di chúc miệng của ông không được công nhận nữa. Và đến khi ông mất sau đó 2 năm thì chị gái tôi đòi chia đôi số tài sản ông để lại.

Cho tôi hỏi như vậy có đúng không?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho Luật Nhật Thư

Hiện nay, Điều 629 Bộ luật dân sự quy định.

Sau 3 tháng kể từ thời điểm di húc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng sẽ bị hủy bỏ.

Do vậy, trường hợp bố bạn tỉnh lại sau 3 tháng, nếu bố bạn còn tỉnh táo, minh vẫn khi tỉnh dậy thì di chúc miệng của bố bạn mặc nhiên bị hủy bỏ.

Lúc này, phần di sản của bố bạn sẽ được chia theo pháp luật.

5. Những sai lầm thường gặp khi lập di chúc

Khi lập di chúc để lại tài sản cho con cháu, gia đình. Nếu người lập không hiểu quy định pháp luật, sẽ dễ dấn tới những sai lầm sau:

  • Viết di chúc không rõ ràng, dễ gây tranh chấp.
  • Không kiểm tra lại tính hợp pháp của tài sản được chia, không ghi cụ thể thông tin tài sản.
  • Không công chứng hoặc có người làm chứng đáng tin cậy.
  • Để di chúc ở nơi khó tìm thấy hoặc bị thất lạc.
  • Ra điều kiện hưởng di sản bất khả thi hoặc trái đạo đức

Ví dụ: Bà A để lại tài sản cho con trai.

Nhưng khi còn sống bà có mâu thuẫn với con dâu.

Bà ra điều kiện trong di chúc rằng chỉ khi con trai bỏ vợ thì tài sản mới cho anh.

Thực tế, di chúc có khả năng sẽ vô hiệu lực vì điều kiện bà A đặt ra cho người hưởng di chúc

  • Nghĩ rằng cho ai hưởng thì chỉ người đó được hưởng

Thực tế, việc người để lại di sản chi chia di sản cho một vài cá nhân không hiếm gặp.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà tài sản sẽ chỉ được chia cho những người đó.

Pháp luật hiện hành quy định một số trường hợp vẫn được nhận tài sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc như: Bố, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên, con thành niên nhưng mất năng lực hành vi

Tư vấn lập di chúc hợp pháp

Về chúng tôi

Như vậy để đánh giá thế nào là một di chúc hợp pháp là rất khó, cần vận dụng và áp dụng kỹ các quy định của pháp luật dân sự khi tiến hành lập di chúc. Nếu bạn đang muốn lập di chúc và cần tư vấn về các thủ tục có liên quan. Vui lòng liên hệ chúng tôi theo thông tin sau.

Công ty Luật Nhật Thư

🏛 Trụ sở chính: Số 4, Tổ 32, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

📍Văn phòng giao dịch: Biệt thự lotus 50, Tòa nhà EuroWinDow River Park, đường Trường Sa, Đông Hội, Đông Anh Hà Nội.

✅ Giấy Đăng ký hoạt động số 01022087/TP/ĐKHĐ do Sở Tư Pháp UBND TP. Hà Nội cấp theo Thông báo số 3174/TB-STP.

✅ Giấy phép hành nghề Luật sư/Thẻ luật sư số 17466/TP/LS-CCHN do Bộ tư pháp cấp ngày 22/11/2019.

Chi nhánh Hồ Chí Minh: Phòng 14.04 Lô B, Tòa nhà PN Techcons, 48 Hoa Sứ, Phường 7, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hòm thư: 132-0035

Hotline: Luật Nhật Thư hotline 0842894888 (Zalo/line/viber/messenger)

Website: https://luatnhatthu.vn/

Email: luatnhatthu@gmail.com

Instagram: https://www.instagram.com/luatsu.nhatthu

Fanpage: https://www.facebook.com/luatsunhatthu

DMCA.com Protection Status

 

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu!

Chúng tôi sẽ phản hồi sớm cho quý khách!