Hiện nay, có rất nhiều công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập ở nước ngoài nhưng không thể về Việt Nam để giải quyết thủ tục ly hôn. Nay họ có nhu cầu thực hiện việc ly hôn có yếu tố nước ngoài tranh chấp quyền nuôi con, tài sản khi ở nước ngoài. Vậy họ có quyền yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp không?
Mục Lục
Ly hôn có yếu tố nước ngoài là gì? Các vấn đề tranh chấp thường gặp
Ly hôn có yếu tố nước ngoài là trường hợp ly hôn khi 01 bên vợ chồng đang ở nước ngoài hoặc ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân mang quốc tịch nước ngoài. Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài sẽ được chia làm 02 loại cơ bản:
- Ly hôn thuận tình (không tranh chấp, các bên tự thoả thuận với nhau);
- Ly hôn đơn phương (có tranh chấp về con cái, tài sản, công nợ);
Như vậy, thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài tranh chấp các vấn đề về con cái, tài sản sẽ thuộc vào trường hợp đơn phương ly hôn. Thông thường việc giải quyết ly hôn mà phát sinh tranh chấp thủ tục sẽ bị kéo dài do đa phần 01 bên đương sự đang không có mặt tại Việt Nam tại thời điểm Toà án thụ lý. Việc lấy ý kiến, cung cấp chứng cứ và lời khai lên Toà vì thế cũng gặp nhiều cản trở nhất định.
Các vấn đề tranh chấp khi ly hôn có yếu tố nước ngoài thường gặp nhất phải kể đến như:
- Tranh chấp về quyền nuôi con;
- Tranh chấp về tài sản (đất đai, xe cộ);
- Tranh chấp về vay nợ;
Bất kỳ tranh chấp nào muốn được Toà án thụ lý giải quyết kèm theo đó đương sự phải đưa ra căn cứ chứng minh cho yêu cầu là hợp pháp. Đối với các vụ việc ly hôn trong nước thì việc cung cấp chứng cứ sẽ dễ dàng hơn so với các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài tranh chấp.
Tranh chấp quyền nuôi con khi đang ở nước ngoài
Đây là một trong các tranh chấp phổ biến trong các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài. Về cơ bản nếu 01 bên bố hoặc mẹ đang cư trú, định cư ở nước ngoài, việc giành nuôi con sẽ có nhiều khó khăn hơn so với người đang ở Việt Nam. Tuy nhiên Toà án sẽ xem xét giao con cho người nhà, thân nhân của người đang ở nước ngoài nếu:
- Bố/mẹ ở Việt Nam không quan tâm, chăm sóc tới con;
- Bỏ mặc, không cấp dưỡng, không dạy dỗ giáo dục con cái;
- Người đang ở Việt Nam đang bị khởi tố, điều tra, xét xử, hoặc đang thụ án trong trại giam;
- Bố/mẹ ở Việt Nam mắc các bệnh hiểm nghèo, hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Như vậy, việc giao quyền nuôi con cho người đang ở nước ngoài sẽ được Toà án xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng theo nhiều yếu tố, trong đó việc đảm bảo sự phát triển và không bị xáo trộn về môi trường sống, học tập là điều kiện đầu tiên.
Tranh chấp về tài sản chung giữa hai vợ chồng khi một bên đang ở nước ngoài
Trong thời kỳ hôn nhân, hai bên vợ chồng thường sẽ cùng nhau tạo lập, đóng góp trong việc xây dựng khối tài sản chung, hoặc được gia đình 02 bên tặng cho. Tuy nhiên, sẽ không tránh khỏi việc các bên tranh chấp hoặc không thoả thuận được về việc phân chia tài sản này. Lúc đó 02 bên hoàn toàn có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cho phép việc các bên đưa yêu cầu tranh chấp lên Toà. Nhưng khi Toà án triệu tập các bên đương sự lên Toà làm việc và lấy lời khai, các bên sẽ phải có mặt.
Trường hợp người ở nước ngoài vắng mặt không tham gia vào các phiên làm việc của Toà án, hoàn toàn có thể uỷ quyền lại cho công ty Luật Nhật Thư để hỗ trợ giải quyết việc tranh chấp về tài sản.
Ly hôn có yếu tố nước ngoài tranh chấp tài sản với người nước ngoài
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, người nước ngoài mặc dù không được phép sở hữu tài sản ở Việt Nam. Nhưng họ hoàn toàn có quyền tranh chấp tài sản chung trong thời gian hôn nhân với công dân Việt Nam.
Mặc dù pháp luật đất đai, luật nhà ở đều có hạn chế trong việc sở hữu, không cho phép người nước ngoài đứng tên. Tuy nhiên khi có tranh chấp, họ vẫn có quyền yêu cầu chia tài sản và được hưởng phần tài sản bằng tiền nếu có căn cứ.
Khi xảy ra tranh chấp, nếu các bên đều có mặt tại Việt Nam, thủ tục thụ lý và giải quyết của Toà án sẽ nhanh hơn rất nhiều so với trường hợp người nước ngoài đang cư trú ở nước ngoài. Do nếu một trong các đương sự ở nước ngoài, Toà án sẽ cần phải thực hiện việc tống đạt, thông báo cho người ở nước ngoài để họ nắm được thông tin về vụ việc khởi kiện và thực hiện các quyền theo tố tụng của họ.
Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài khi có tranh chấp
Khi phát sinh tranh chấp các vấn đề về con chung, tài sản chung, nợ chung trong thời kỳ hôn nhân. Nguyên đơn sẽ phải làm hồ sơ khởi kiện về nơi bị đơn cư trú, nơi cư trú cuối cùng của họ, hoặc nơi có bất động sản là đối tượng của việc tranh chấp.
Các trường hợp Toà án từ chối, trả hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài tranh chấp bị nộp sai thẩm quyền như:
- Nguyên đơn nộp hồ sơ về nơi họ cư trú;
- Bị đơn đang ở nước ngoài, nhưng không rõ địa chỉ và thông tin liên hệ;
- Nguyên đơn ở nước ngoài, bị đơn ở Việt Nam bị đơn không có mặt tại nơi cư trú, đăng ký hộ khẩu thường trú.
- Các bên yêu cầu tranh chấp tài sản chưa được hình thành.
Như vậy, thẩm quyền Toà án giải quyết các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài tranh chấp là rất quan trọng, nếu nộp sai thẩm quyền việc giải quyết và ra bản án của Toà án về sau sẽ không có căn cứ.
Người Việt Nam khi ly hôn với người nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài khi có tranh chấp sẽ thuộc về toà án tỉnh nơi bị đơn đang cư trú, có tạm trú.
Thực tế, có rất nhiều trường hợp đương sự vắng mặt tại nơi cư trú. Nếu rơi vào tình huống này khi ly hôn, cần phải xác minh lại địa chỉ cư trú của họ cho rõ ràng để cung cấp thông tin lên Toà. Do việc họ thay đổi nơi cư trú sẽ ảnh hưởng tới thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ án.
Hồ sơ cần chuẩn bị khi xảy ra tranh chấp ly hôn có yếu tố nước ngoài
Khi xảy ra tranh chấp, các bên đương sự sẽ cần phải cung cấp hồ sơ cho Toà án. Tuỳ thuộc vào yêu cầu khởi kiện của họ mà các giấy tờ cần cung cấp lên Toà sẽ có sự khác nhau, cụ thể:
Hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài tranh chấp về con cái
Đương sự cần chuẩn bị thêm các điều kiện nuôi con như sau:
- Chỗ ở sau khi ly hôn;
- Bảng lương, chứng minh tài chính ổn định;
- Nơi học tập, vui chơi của con chung;
- Lời khai của người nhà, gia đình 02 bên;
- Hành vi bạo hành gia đình, bạo hành con cái;
Khi xảy ra tranh chấp quyền nuôi dưỡng con cái trong các vụ việc ly hôn nước ngoài, mặc dù hiện nay Toà án các tỉnh đều không chấp nhận việc cho người ở nước ngoài nuôi. Tuy nhiên sẽ có những ngoại lệ nhất định, nếu đương sự ở nước ngoài chứng minh được người vợ/chồng ở Việt Nam:
- Thường xuyên không chăm lo, quan tâm tới con cái; Bỏ mặc con, không chăm sóc tới sự phát triển về thể chất, tinh thần của con;
- Người vợ/chồng ở Việt Nam có tiền án, tiền sự hoặc đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử về hành vi phạm tội;
- Mắc các bệnh hiểm nghèo;
- Thường xuyên rượu chè, cờ bạc, trốn nợ;
Như vậy hồ sơ giành nuôi con khi có tranh chấp mà các bên đương sự ở nước ngoài, khi giải quyết Toà án sẽ đều dựa trên các điều kiện đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho con chung.
Hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài tranh chấp về tài sản
Tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của 02 vợ chồng thường là các tài sản như nhà đất, xe, sổ tiết kiệm…Nếu có phát sinh bất kỳ tranh chấp nào liên quan tới tài sản và 01 bên ở nước ngoài, các bên cần cung cấp tới Toà án các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở;
- Giấy tờ, hợp đồng mua bán nhà đất;
- Giấy tờ chứng nhận sở hữu xe;
- Chứng từ, sao kê chuyển tiền;
Thực tế, cũng có rất nhiều trường hợp vợ/chồng đi nước ngoài gửi tiền về cho chồng ở Việt Nam xây nhà, xây dựng nhà cửa trên đất của bố mẹ chồng mà tài sản chưa sang tên cho 02 vợ chồng. Đối với vụ việc này cần phải xem xét nếu nhà đất chỉ đứng tên 1 mình chồng, thì người vợ đang ở nước ngoài hoàn toàn có quyền yêu cầu công nhận tài sản chung. Còn nếu nhà đất vẫn đứng tên bố mẹ chồng, người vợ chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản là nhà xây dựng trên đất. Lúc này họ cần cung cấp cho Toà án các hồ sơ chứng từ chuyển tiền từ nước ngoài về cho gia đình nhà chồng.
Ly hôn khi đang ở nước ngoài tranh chấp nhưng không có giấy tờ có được không?
Thông thường, những người đang cư trú ở nước ngoài việc cung cấp được giấy tờ hồ sơ đầy đủ cho Toà án khi ly hôn là rất khó khăn. Đặc biệt là những trường hợp cư trú bất hợp pháp bên nước ngoài. Đối với những vụ việc như vậy, bạn hoàn toàn có thể uỷ quyền cho bên công ty Luật Nhật Thư để giải quyết ly hôn trọn gói.
Hồ sơ tố tụng nộp tại Toà, các bên đương sự khi có tranh chấp phải tự chuẩn bị đầy đủ và gửi lên Toà. Nếu thiếu bất kỳ giấy tờ liên quan, Toà án sẽ không thụ lý giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Chính vì vậy, khi giải quyết ly hôn mà đương sự đang ở nước ngoài, nếu không thể có mặt tại Việt Nam, bạn hoàn toàn có thể uỷ quyền lại cho Công ty Luật Nhật Thư. Trong phạm vi uỷ quyền, Luật Nhật Thư sẽ:
- Chuẩn bị và thu thập toàn bộ hồ sơ giấy tờ còn thiếu;
- Hỗ trợ tham gia phiên Toà, các buổi làm việc, hoà giải lấy lời khai tại Toà;
- Nhận đại diện theo uỷ quyền tham gia giải quyết tranh chấp về tài sản chung 02 vợ chồng.
- Hỗ trợ cho các trường hợp cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài ký giấy tờ gửi về Việt Nam.
Lời kết
Việc giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài và phát sinh các tranh chấp liên quan tới quan hệ hôn nhân là các vụ việc thường xuyên xảy ra hiện nay. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào Toà án cũng chấp nhận các yêu cầu khởi kiện tranh chấp của đương sự. Chính vì vậy, nếu chưa nắm vững về thủ tục tố tụng, người thực hiện thủ tục nên liên hệ tới các đơn vị chuyên giải quyết về thủ tục ly hôn để được hỗ trợ và tư vấn.
Liên hệ Dịch vụ ly hôn tại:
Công ty Luật TNHH Nhật Thư
🏛 Trụ sở chính: Số 4, Tổ 32, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
📍Văn phòng giao dịch: Biệt thự Lotus 50, Khu Tòa nhà EuroWinDow River Park, đường Trường Sa, Đông Hội, Đông Anh Hà Nội.
✅ Giấy Đăng ký hoạt động số 01022087/TP/ĐKHĐ do Sở Tư Pháp UBND TP. Hà Nội cấp theo Thông báo số 3174/TB-STP.
✅ Giấy phép hành nghề Luật sư/Thẻ luật sư số 17466/TP/LS-CCHN do Bộ tư pháp cấp ngày 22/11/2019.
📞 Hotline | Zalo: 0842894888
📩 Email: luatnhatthu@gmail.com
Website: https://luatnhatthu.vn/
Đại diện Công ty Luật TNHH Nhật Thư tại Nhật Bản:
Địa chỉ Văn phòng:
- VISTERIA BLG 4-9-17 HIRAI – EDOGAWAKU – TOKYO
- VICTORIABIG4-9-17平井-江戸川区-東京
Hòm thư: 132-0035
Instagram: https://www.instagram.com/luatsu.nhatthu
Fanpage: https://www.facebook.com/luatsunhatthu