Dịch vụ nhận nuôi con nuôi – Mới nhất 2025

Dịch vụ nhận nuôi con nuôi trọn gói

Hiện nay, nhu cầu nhận con nuôi là nhu cầu rất lớn trong xã hội. Hầu hết, việc nhận nuôi con nuôi xuất phát từ việc gia đình hiếm muộn, không có khả năng sinh con. Thực tế thủ tục nhận nuôi con nuôi là một thủ tục phức tạp bởi nó có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ được nhận nuôi. Do đó, Luật Nhật Thư sẽ tư vấn chi tiết các vấn đề quan trọng xoay quanh việc nhận nuôi con nuôi trong nước. Để sử dụng dịch vụ nhận nuôi con nuôi của Luật Nhật Thư, vui lòng liên hệ trực Luật Nhật Thư Hotline 0842.894.888 (Zalo/Line/Viber/Messenger) hoặc Email: luatnhatthu@gmail.com 

Cần đáp ứng điều kiện gì để sử đụng dịch vụ nhận nuôi con nuôi

Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi

  • Là trẻ em dưới 16 tuổi; 
  • Trường hợp trẻ em được cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi thì dưới 18 tuổi;
  • Trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em không nơi nương tựa;
  • Một người chỉ được làm con của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

Điều kiện đối với người nhận con nuôi

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
  • Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
  • Có tư cách đạo đức tốt.

Một số trường hợp không được nhận con nuôi

Nếu như Khách Hàng thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì sẽ không được phép nhận con nuôi:

  • Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
  • Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
  • Đang chấp hành hình phạt tù;
  • Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác;
  • Ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình;
  • Dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật;
  • Mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Dịch vụ nhận nuôi con nuôi trọn gói
Dịch vụ nhận nuôi con nuôi – Luật Nhật Thư

Giấy tờ cần cung cấp để sử dụng dịch vụ nhận nuôi con nuôi

Hồ sơ, giấy tờ của người nhận nuôi

  • Đơn xin nhận con nuôi;
  • Bản sao Căn cước công dân;
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc đăng ký kết hôn (nếu đã kết hôn);
  • Văn bản thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi.

Hồ sơ của người được nhận nuôi

  • Giấy khai sinh;
  • Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
  • Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng;
  • Giấy tờ khác theo quy định chứng minh tình trạng của trẻ được nhận nuôi

Đối với yêu cầu nhận nuôi của Khách Hàng thì thẩm quyền thuộc về Ủy ban nhân dân xã, phường, thị nơi thường trú của người được nhận con nuôi.

Lưu ý về giấy tờ trong một số trường hợp đặc biệt:

  • Trường hợp người được nhận nuôi là trẻ bị bỏ rơi: Biên bản xác nhận do UBND hoặc công an xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập;
  • Trường hợp người được nhận nuôi là trẻ mồ côi: Giấy chứng tử của cha, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha, mẹ đẻ của trẻ là đã chết;
  • Trường hợp trẻ có cha, mẹ đẻ bị mất tích được giới thiệu làm con nuôi: Quyết định của Tòa án tuyên bố cha, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích;
  • Trường hợp trẻ được giới thiệu làm con nuôi có cha, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự: Quyết định của Tòa án tuyên bố cha, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự.

Vui lòng xem thêm bài viết: Thủ tục làm giấy khai sinh cho con nuôi

Mẫu đơn xin nhận nuôi con nuôi khi sử dịch dịch vụ nhận nuôi con nuôi

Vui lòng tải: Mẫu đơn nhận con nuôi tại đây:

Mẫu đơn nhận nuôi con nuôi trong nước
Mẫu đơn nhận nuôi con nuôi trong nước chuẩn nhất – Luật Nhật Thư

Dịch vụ nhận nuôi con nuôi khi trẻ chưa có giấy khai sinh

Câu hỏi:

Chào Công ty Luật Nhật Thư, Tôi là Phạm Hải Th. hiện đang sinh sống tại Phú Thọ. Tôi và chồng hiếm muộn đã 12 năm nay. Làm đủ mọi cách cũng không thể có con. Nhà tôi ở gần trường trung cấp Y, và ở chỗ tôi, lâu lâu sẽ có những em bé bị cha mẹ bỏ rơi. Hầu hết các em bé nhỏ này đều được bỏ lại tại cổng bệnh viện, và viện đưa vào trung tâm nuôi dưỡng. Bây giờ, nếu trường hợp tôi nhặt được trẻ bị bỏ rơi thì tôi có thể nhận nuôi trẻ được không? Và tôi phải làm thế nào để khai sinh cho bé?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 15 Luật Nuôi con nuôi, khi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện trẻ phải có trách nhiệm tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng.

Khi có người nhận trẻ em làm con nuôi thì UBND này xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật. Trong trường khi phát hiện trẻ bị bỏ rơi UBND sẽ:

  • Tìm người nuôi dưỡng, chăm sóc tạm thời;
  • Xem xét, giải quyết việc cho con nuôi;
  • Lập hồ sơ đưa trẻ vào cơ sở nuôi dưỡng ( nếu không có người nhận trẻ làm con nuôi)

Như vậy, nếu bạn có nhu cầu nhận con nuôi, bạn có thể nộp hồ sơ về UBND xã để được xem xét. Hồ sơ nhận con nuôi cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo hướng dẫn tại bài viết này

Vui lòng xem thêm bài viết: Thủ tục nhận nuôi con nuôi là trẻ sơ sinh

Có thể nhận con nuôi nếu bé chưa có giấy khai sinh không?

Câu hỏi:

Chào luật sư, tôi muốn nhận một em bé là con của một người bạn làm con nuôi. Bạn tôi mới sinh con, làm mẹ đơn thân và muốn cho con nuôi để sau này không liên quan gì đến con. Cũng không muốn cho con biết thông tin của mẹ. Vậy tôi có thể sử dụng dịch vụ nhận nuôi con nuôi mà không cần mẹ ruột đăng ký khai sinh cho bé được không?

Trả lời:

Theo quy định pháp luật hiện hành, không phải mọi trường hợp nhận nuôi con nuôi đều yêu cầu người được nhận nuôi (trẻ) phải có hoặc đã được đăng ký khai sinh. Ví dụ, trường hợp nhận nuôi con nuôi khi trẻ bị bỏ rơi. 

Tuy nhiên, đối với trường hợp của Khách Hàng: Nhận nuôi con nuôi từ người mẹ đơn thân và mẹ đồng ý cho trẻ được làm con nuôi của Khách Hàng thì giấy khai sinh của trẻ là một trong các giấy tờ bắt buộc. 

Như vậy, nếu Khách Hàng muốn thực hiện thủ tục nhận con nuôi hợp lệ trong trường hợp này thì cần hoàn tất thủ tục đăng ký khai sinh cho bé. Sau khi bé được cấp Giấy khai sinh hợp lệ Khách hàng sẽ tiến hành thực hiện thủ tục nhận con nuôi.

Vui lòng xem thêm bài viết: Dịch vụ nhận nuôi con nuôi trọn gói

Hồ sơ và quy trình đăng ký khai sinh cho trẻ làm con nuôi chưa có giấy khai sinh

Giấy tờ phải nộp:

  • Tờ khai theo mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP.
  • Giấy chứng sinh. 
  • Căn cước công dân của mẹ ruột bé (bản sao công chứng)
  • Căn cước công dân của người đi đăng ký khai sinh nếu mẹ ruột bé uỷ quyền cho người khác (bản sao công chứng);
  • Giấy uỷ quyền nếu mẹ ruột bé uỷ quyền cho người khác đi đăng ký khai sinh

Giấy tờ phải xuất trình:

  • Hộ chiếu, hoặc căn cước công dân của người đi đăng ký khai sinh (mẹ ruột bé) 
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của người yêu cầu làm giấy khai sinh để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh.
  • Đăng ký kết hôn của hai vợ chồng

Trình tự thủ tục xin nhận nuôi con nuôi trong nước

Bước 1: Người xin nhận nuôi con nuôi cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như nêu trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký nhận con nuôi

Người xin nhận con nuôi nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại UBND cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú

Việc nhận nuôi con nuôi trong thời gian là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 3: Kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người liên quan

Việc nhận nuôi con nuôi do công chức tư pháp – hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi trực tiếp thực hiện kiểm tra hồ sơ.

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận nhận nuôi con nuôi

Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ

Sử dụng dịch vụ nhận nuôi con nuôi có thể giấu thông tin cha mẹ ruột không?

Câu hỏi:

Chào luật sư, tôi và chồng kết hôn đã 12 năm nhưng không có con. Hiện nay tôi có biết một em sinh viên đang có thai ngoài ý muốn và muốn cho con. Vợ chồng tôi muốn nhận cháu bé làm con nuôi nhưng không muốn sau này bé biết mẹ ruột là ai. Mẹ ruột cháu cũng không muốn bé biết gì hoặc liên quan gì cả. Vậy tôi có thể sử dịch dịch vụ nhận nuôi con nuôi để hỗ trợ về vấn đề này không?

Trả lời:

Chào bạn, đối với việc nhận nuôi con nuôi khi bên cho con nuôi (cha/mẹ bé) và bên nhận con nuôi đều thống nhất với nhau, thì sau khi hoàn tất thủ tục nhận con nuôi sẽ được cấp Giấy chứng nhận nuôi con nuôi trong nước. Trên giấy tờ sau này sẽ thể hiện rõ thông tin bố mẹ nuôi, thông tin con nuôi. Các thông tin bao gồm nhưng không giới hạn ở:

  • Ghi nhận rõ thông tin con nuôi
  • Ghi nhận rõ thông tin bố/mẹ nuôi ; 
  • Ghi nhận rõ mối quan hệ: Bố/mẹ nuôi – con nuôi

Như vậy, có nhiều trường hợp bố mẹ nuôi:

  • Không muốn trẻ sau này biết mình là con nuôi
  • Không muốn trẻ biết về thông tin về bố mẹ ruột.

thì việc nhận nuôi theo phương án này sẽ không đáp ứng được yêu cầu đó 

Thông tường, có một số trường hợp nhận nuôi mà trên giấy tờ không thể hiện thông tin bố mẹ ruột ví dụ như việc nhận nuôi con nuôi trong trường hợp trẻ bị bỏ rơi (chưa đăng ký khai sinh) không biết cha mẹ là ai.

Dịch vụ đổi họ cho con sau khi nhận con nuôi

Chào luật sư, nếu tôi nhận con nuôi xong, vợ chồng tôi muốn đổi họ cho con theo họ chồng tôi thì có được không?

Theo quy định của pháp luật bố mẹ nuôi có thể thay đổi họ, tên cho con nuôi sau khi nhận nuôi con nuôi. Nếu con từ 09 tuổi trở lên thì phải có sự đồng ý của con.

Hồ sơ thay đổi họ tên cho con nuôi gồm:

  • Tờ khai đăng ký thay đổi, cải chính thông tin hộ tịch theo mẫu quy định
  • Các giấy tờ khác liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi họ, tên của con nuôi như:  Giấy khai sinh của con nuôi, Giấy chứng nhận nuôi con nuôi….
  • Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân của cha mẹ nuôi.

Về thẩm quyền thay đổi họ tên thuộc về Uỷ ban nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi cư trú hiện tại của người được nhận làm con nuôi. Cụ thể,

  • Đối với con nuôi chưa đủ 14 tuổi thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã
  • Đối với con trên 14 tuổi thì thẩm quyền thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện

Dịch vụ nhận nuôi con nuôi của Luật Nhật Thư

Việc nhận nuôi con nuôi là một quyết định rất quan trọng của cả người nhận nuôi và người được nhận nuôi. Do đó, thủ tục liên quan đến việc nhận nuôi con nuôi hợp pháp cũng sẽ khá phức tạp và chặt chẽ. Bởi việc nhận con nuôi có tác động, ảnh hưởng đến nhiều cá nhân, đoàn thể trong xã hội. Do đó, để việc nhận con nuôi diễn ra thuận lợi nhất, bạn có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ của Luật Nhật Thư. Chúng tôi sẵn sàng và tự tin trong việc hỗ trợ khách hàng trong thủ tục này. bởi các lý do sau:

  • Kinh nghiệm và năng lực xử lý công việc hiệu quả
  • Trách nhiệm nghề nghiệp cao
  • Kỹ năng giải quyết hồ sơ tốt
  • Đủ năng lực pháp lý, kỹ năng làm việc, giải quyết công với cơ quan, cán bộ, chuyên viên thuộc các cơ quan nhà nước

Khi sử dụng dịch vụ của Luật Nhật Thư, khách hàng sẽ được:

  • Tư vấn chi tiết về trường hợp của mình
  • Hướng dẫn chi tiết các hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị
  • Luật Nhật Thư hỗ trợ tham gia chuẩn bị các giấy tờ cần thiết
  • Luật Nhật Thư nhận uỷ quyền để thực hiện công việc
  • Hạn chế tối đa số lần khách hàng cần đi lại làm việc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục cho khách hàng
  • Tư vấn các công việc cần thực hiện sau khi hoàn tất việc nhận nuôi con nuôi

Người nhận con nuôi có cần chứng minh điều kiện kinh tế, đạo đức không?

Câu hỏi:

Chào luật sư, tôi và chồng muốn nhận con nuôi từ một gia đình đông con, không có điều kiện nuôi con. Bé mới sinh được 4 tháng, đã có giấy khai sinh đầy đủ. Gia đình tôi thì hoàn cảnh kinh tế ổn định, nhưng tôi không biết có phải đáp ứng tài chính, nhà cửa hoặc các vấn đề về đạo được như thế nào không? Mong Công ty tư vấn?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 để được nhận con nuôi cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
  • Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
  • Có tư cách đạo đức tốt.

Như vậy, điều kiện về kinh tế và điều kiện đạo đức tốt là hai trong số các yêu cầu bắt buộc phải có khi nhận con nuôi.

Trên thực tế, cơ quan xác định về điều kiện kinh tế, chỗ ở, đạo đức của người nhận nuôi sẽ thuộc về Uỷ ban nhân dân xã nơi người nhận nuôi đang cư trú.

Vui lòng tham khảo Văn bản xác nhận điều kiện nuôi con nuôi tại đây

Việc cho và nhận con nuôi có cần ký văn bản thoả thuận của hai bên không?

Câu hỏi:

Chào luật sư, tôi muốn nhận con nuôi từ một cặp đôi trẻ chưa kết hôn. Bạn nữ còn là sinh viên, con được 01 tháng và đã làm khai sinh không có tên cha. Bây giờ tôi muốn nhận nuôi thì có cần phải ký văn bản thoả thuận công chứng không? Bạn trai hiện tại đồng ý nhưng tôi sợ sau này bạn ấy đổi ý thì có thể đòi con nên muốn cho ký văn bản thoả thuận thì có được không?

Trả lời:

Chào bạn, theo quy định của luật thì văn bản thoả thuận cho và nhận con nuôi không phải là văn bản bắt buộc. Tuy nhiên, trên thực tế làm việc của Luật Nhật Thư, sẽ tuỳ thuộc vào quan điểm của cơ quan nhà nước (Uỷ ban xã), bạn và bên cho con nuôi sẽ cần ký 01 văn bản thoả thuận để thể hiện ý chí tự nguyện của các bên.

Tại văn bản thoả thuận này, Uỷ ban xã sẽ có xác nhận đề việc đã nắm bắt được ý chí và sự thoả thuận của các bên.

Đối với trường hợp của bạn, bên cho bé là cặp đôi. Cụ thể bé đã được đăng ký khai sinh nhưng chỉ có tên mẹ, do đó, văn bản thoả thuận này chỉ cần mẹ bé ký. Vì ba ruột của bé chưa có đủ cơ sở pháp lý để có tư cách tham gia trong việc cho – nhận con nuôi này.

Tại đây, Luật Nhật Thư cung cấp mẫu Văn bản thoả thuận cho và nhận con nuôi để bạn đọc tham khảo. Vui lòng tham khảo mẫu văn bản:

Mẫu văn bản thoả thuận nhận nuôi con nuôi
Mẫu Thoả thuận nhận nuôi con nuôi – Luật Nhật Thư

Quy trình và chi phí sử dụng Dịch vụ nhận nuôi con nuôi

Để sử dụng dịch vụ của luật Nhật Thư, bạn có thể liên hệ theo các cách thức sau:

  • Liên hệ qua hotline 24/24: 0842894888
  • Liên hệ qua email: Luatnhatthu@gmail.com
  • Liên hệ qua facebook: https://www.facebook.com/luatsunhatthu
  • Làm việc trực tiếp tại địa chỉ trụ sở của Luật Nhật Thư

Đối với mỗi trường hợp nhận nuôi con nuôi, sẽ có những chi phí phát sinh khác nhau. Thông thường, các chi phí khi sử dụng dịch vụ này bao gồm:

  • Phí dịch vụ luật sư
  • Phí/lệ phí nhà nước
  • Phí công chứng hồ sơ giấy tờ
  • Phí đi lại làm việc với các cơ quan nhà nước

Luật Nhật Thư luôn báo chi phí tổng để khách hàng cân nhắc lựa chọn. Trong quá trình làm việc, sẽ KHÔNG báo thêm bất kỳ chi phí phát sinh nào. Tức là ngay khi các bên thống nhất sử dụng dịch vụ, Luật Nhật Thư đã báo phí trọn gói để khách hàng yên tâm.

Về chúng tôi

Để được hỗ trợ và cung cấp dịch vụ nhận nuôi con nuôi, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau đây:

Công ty Luật Nhật Thư

🏛 Trụ sở chính: Số 4, Tổ 32, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

📍Văn phòng giao dịch: Biệt thự lotus 50, Tòa nhà EuroWinDow River Park, đường Trường Sa, Đông Hội, Đông Anh Hà Nội.

✅ Giấy Đăng ký hoạt động số 01022087/TP/ĐKHĐ do Sở Tư Pháp UBND TP. Hà Nội cấp theo Thông báo số 3174/TB-STP.

✅ Giấy phép hành nghề Luật sư/Thẻ luật sư số 17466/TP/LS-CCHN do Bộ tư pháp cấp ngày 22/11/2019.

Chi nhánh Hồ Chí Minh: Phòng 14.04 Lô B, Tòa nhà PN Techcons, 48 Hoa Sứ, Phường 7, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hòm thư: 132-0035

Hotline: Luật Nhật Thư hotline 0842894888 (Zalo/line/viber/messenger)

Website: https://luatnhatthu.vn/

Email: luatnhatthu@gmail.com

Instagram: https://www.instagram.com/luatsu.nhatthu

Fanpage: https://www.facebook.com/luatsunhatthu

DMCA.com Protection Status

 

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu!

Chúng tôi sẽ phản hồi sớm cho quý khách!