Giấy phép kinh doanh hoá chất có điều kiện là loại giấy phép đặc biệt với gần 800 loại hóa chất được liệt vào danh mục có điều kiện. C quản lý vô cùng chặt chẽ từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam.
Các hóa chất kinh doanh có điều kiện và hạn chế kinh doanh đều có những loại văn bản khác nhau để thể hiện quyền được kinh doanh các hóa chất này. Đối với hóa chất kinh doanh có điều kiện, là giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất có điều kiện. Còn đối với hóa chất hạn chế kinh doanh là giấy phép kinh doanh hạn chế. Trong khuôn khổ bài viết này. Luật Nhật Thư sẽ giới thiệu tổng quan về giấy phép kinh doanh hóa chất có điều kiện.
Để tìm hiểu thêm về giấy phép kinh doanh hóa chất, bạn có thể đọc thêm tại đây.
Liên hệ Dịch vụ theo số Hotline: 0942.11.2020 (Zalo/Viber)
Mục Lục
Giấy phép kinh doanh hoá chất có điều kiện là giấy phép gì?
Theo quy định của pháp luật. Giấy phép này có cái tên tương đối dài. Cụ thể là: Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất trong danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện. Tuy vậy, các đơn vị kinh doanh vẫn sử dụng cụm từ ngắn gọn hơn là Giấy phép kinh doanh hoá chất có điều kiện để phân biệt với giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế.
Các hoạt động kinh doanh các hóa chất trong phụ lục I Nghị định số 113/2017/NĐ-CP đều bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép kinh doanh hoá chất có điều kiện trước khi chính thức đi vào kinh doanh. Bất kể kinh doanh dưới hình thức nào, từ lập kho chứa; Chuyển phát trực tiếp hóa chất đến tay khách hàng mà không lưu kho; Sang chiết, đóng gói và bán lẻ. Hoạt động nào cũng phải thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh hoá chất có điều kiện.
Vậy, có điều kiện ở đây được hiểu như thế nào?
Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh hoá chất có điều kiện
Do đặc thù của hoạt động kinh doanh hóa chất có điều kiện; cần bảo đảm được một số điều kiện cơ bản như sau. Căn cứ quy định tại khoản 2 điều 9 nghị định số 113/2017/NĐ-CP. Điều kiện kinh doanh hóa chất bao gồm:
Điều kiện về chủ thể
Giấy phép kinh doanh hoá chất có điều kiện chỉ được cấp cho doanh nghiệp; hợp tác xã; hộ kinh doanh tại Việt Nam.
Điều kiện về cơ sở vật chất
Để được cấp giấy phép kinh doanh hóa chất có điều kiện. Phải bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật phù hợp với quy mô hoạt động và đặc tính của hóa chất. Bao gồm những nội dung sau:
Nhà xưởng, kho tàng
- Nhà xưởng phải đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với tính chất, quy mô và công nghệ sản xuất, lưu trữ hóa chất.
- Nhà xưởng, kho chứa phải có lối, cửa thoát hiểm. Lối thoát hiểm phải được chỉ dẫn rõ ràng bằng bảng hiệu, đèn báo và được thiết kế thuận lợi cho việc thoát hiểm, cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp.
- Hệ thống thông gió của nhà xưởng, kho chứa phải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về hệ thống thông gió.
- Hệ thống chiếu sáng đảm bảo theo quy định để đáp ứng yêu cầu sản xuất, lưu trữ hóa chất. Thiết bị điện trong nhà xưởng, kho chứa có hóa chất dễ cháy, nổ phải đáp ứng các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy, nổ.
- Sàn nhà xưởng, kho chứa hóa chất phải chịu được hóa chất, tải trọng, không gây trơn trượt, có rãnh thu gom và thoát nước tốt.
- Nhà xưởng, kho chứa hóa chất phải có bảng nội quy về an toàn hóa chất, có biển báo nguy hiểm phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất, treo ở nơi dễ thấy. Nhà xưởng, kho chứa phải có hệ thống thu lôi chống sét hoặc nằm trong khu vực được chống sét an toàn và được định kỳ kiểm tra theo các quy định hiện hành.
- Đối với bồn chứa ngoài trời phải xây đê bao hoặc các biện pháp kỹ thuật khác để đảm bảo hóa chất không thoát ra môi trường khi xảy ra sự cố hóa chất và có biện pháp phòng chống cháy nổ, chống sét.
(Điều 4 nghị định số 113/2017/NĐ-CP)
Điều kiện về trang thiết bị
- Trang thiết bị an toàn, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống sét, phòng, chống rò rỉ, phát tán hóa chất và các sự cố hóa chất khác;
- Thiết bị kỹ thuật phải đạt yêu cầu chung về an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với chủng loại hóa chất và quy trình công nghệ, đáp ứng được công suất sản xuất, quy mô kinh doanh. Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh, bảo dưỡng theo quy định hiện hành về kiểm định máy móc, thiết bị. (Khoản 2 điều 5 nghị định số 113/2017/NĐ-CP)
Điều kiện về bảo quản hoá chất
- Các hóa chất nguy hiểm phải được phân khu, sắp xếp theo tính chất của từng loại hóa chất. Không được bảo quản chung các hóa chất có khả năng phản ứng với nhau hoặc có yêu cầu về an toàn hóa chất, phòng, chống cháy nổ khác nhau trong cùng một khu vực.
- Hóa chất trong kho phải được bảo quản theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành, đảm bảo yêu cầu an toàn, thuận lợi cho công tác ứng phó sự cố hóa chất.
(Khoản 1, khoản 2 điều 6 nghị định số 113/2017/NĐ-CP)
Điều kiện về bảo hộ lao động
- Trang thiết bị bảo hộ lao động;
- Trang thiết bị bảo vệ môi trường, hệ thống xử lý chất thải;
- Phương tiện vận chuyển;
- Bảng nội quy về an toàn hóa chất; hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất tại khu vực sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm. Trường hợp hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì biểu trưng cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó.
Điều kiện về nhân lực
Người quản lý
Vì kinh doanh hóa chất có điều kiện là một ngành nghề mang tính chất đặc thù. Nên khi đề nghị xin giấy phép kinh doanh hoá chất có điều kiện. Người quản lý của hoạt động kinh doanh hóa chất cũng phải được đào tạo cơ bản về hóa chất. Cụ thể:
- Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất;
(Điểm g khoản 2 điều 9 Nghị định 113/2017/NĐ-CP)
Đối tượng phải được huấn luyện an toàn hóa chất
Ngoài người phụ trách, nhưng người trực tiếp tham gia quá trình kinh doanh cũng phải được tập huấn. Cụ thể:
1. Nhóm 1, bao gồm:
a) Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương.
b) Cấp phó của người đứng đầu được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất.
2. Nhóm 2, bao gồm:
a) Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở;
b) Người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc.
3. Nhóm 3, bao gồm người lao động liên quan trực tiếp đến hóa chất.
(Điều 32 Nghị định 113/2017/NĐ-CP)
Để tìm hiểu thêm về giấy phép kinh doanh hóa chất, bạn có thể đọc thêm tại đây.
Thành phần hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh hoá chất có điều kiện
- Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất.
- Bản sao tài liệu chứng minh tư cách kinh doanh.
- Bản kê khai về từng địa điểm kinh doanh;
- Bản sao văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường;
- Bản sao văn bản chứng minh phù hợp quy định về phòng cháy và chữa cháy;
- Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng. Bản sao văn bản thuê, mượn kho xưởng làm kho chứa hóa chất.
- Bản kê trang thiết bị kỹ thuật và an toàn của địa điểm kinh doanh hóa chất.
- Bản sao bằng cấp của người phụ trách về an toàn hóa chất;
- Bản sao hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định;
- Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở kinh doanh theo quy định.
(điểm 2 khoản 2 điều 10 Nghị định 113/2017/NĐ-CP)
Quy trình cấp giấy phép kinh doanh hoá chất có điều kiện
Bước 1: Tổ chức; Cá nhân có nhu cầu lập 01 bộ hồ sơ gửi đến cơ quan có thẩm quyền;
Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ. Trong vòng 03 ngày làm việc, tổ chức; Cá nhân có nhu cầu điều chỉnh, bổ sung hồ sơ theo hướng dẫn.
Bước 3: Trong thời hạn 12 ngày làm việc. Cơ quan cấp phép có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp giấy phép kinh doanh hóa chất. Đồng thời gửi 01 bản cho Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký trụ sở chính.
Thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh hoá chất có điều kiện
- Sở Công thương cấp giấy phép kinh doanh hóa chất trong danh mục hóa chất có điều kiện.
Phạt vi phạm liên quan đến giấy phép kinh doanh hoá chất có điều kiện
Đối với giấy phép kinh doanh hoá chất có điều kiện
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Trong trường hợp hoạt động kinh doanh hóa chất mà không có giấy phép kinh doanh hóa chất. Hoặc tiếp tục hoạt động sản xuất; Kinh doanh hóa chất trong thời gian bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh; Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh hóa chất (có điều kiện).
Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất khi cấp giấy phép kinh doanh hoá chất có điều kiện
Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó hóa chất là một khâu quan trọng trong quá trình đề nghị xin giấy phép kinh doanh hoá chất. Chủ đầu tư dự án sản xuất; Kinh doanh; Cất giữ và sử dụng hóa chất có ít nhất 01 hóa chất thuộc Phụ lục IV Nghị định số 113/2017/NĐ-CP với khối lượng tồn trữ lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng khối lượng quy định tại Phụ lục này phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với tất cả các hóa chất nguy hiểm mà dự án có hoạt động và trình bộ quản lý ngành, lĩnh vực thẩm định, phê duyệt trước khi chính thức đưa dự án vào hoạt động.
Hóa chất nào phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố?
Các hóa chất nguy hiểm phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất khi sản xuất, kinh doanh được quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 113/2017/NĐ-CP. Phụ lục này gôm 270 chất định danh và một khái niệm chất mở. Có nghĩa là tùy thuộc vào tính nguy hiểm của từng chất mà cơ quan quản lý xếp hóa chất đó vào loại hóa chất có khả năng gây nguy hiểm.
Khi nào phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất?
Như đã khái niệm, khi trong danh mục kinh doanh có hóa chất nguy hiểm trong danh mục. Chủ đầu tư phải thực hiện việc thẩm duyệt kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất trước khi dự án kinh doanh đi vào hoạt động. Tốt nhất, hãy thực hiện thủ tục này luôn cùng quá trình xin giấy phép kinh doanh hoá chất.
Để tìm hiểu thêm về giấy phép kinh doanh hóa chất, bạn có thể đọc thêm tại đây.
Hồ sơ đề nghị thẩm duyệt kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
- Văn bản đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo mẫu.
- Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm 09 bản.
Nội dung chính của kế hoạch phòng ngừa. ứng phó sự cố hóa chất
Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm những nội dung cơ bản sau:
- Thông tin về đặc tính, khối lượng, công nghệ sản xuất, sử dụng hóa chất, đặc điểm điều kiện địa lý, dân cư, môi trường nơi có hoạt động hóa chất.
- Dự báo các nguy cơ gây ra sự cố và kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ sự cố hóa chất.
- Dự báo tình huống xảy ra sự cố hóa chất và các giải pháp phòng ngừa.
- Năng lực ứng phó sự cố hóa chất bao gồm trang thiết bị, nhân lực, kế hoạch phối hợp với các lực lượng tại địa phương, kế hoạch sơ tán người, tài sản.
- Phương án khắc phục hậu quả sự cố hóa chất theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Thủ tục và quy trình thẩm duyệt kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
Trước và trong thẩm định
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định lập 01 bộ hồ sơ gửi cơ quan thẩm định.
Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Cơ quan thẩm định thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3: Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cơ quan thẩm định có trách nhiệm thẩm định Kế hoạch. Thẩm định Kế hoạch được thực hiện thông qua Hội đồng thẩm định.
Bước 4: Trường hợp Kế hoạch không được thông qua. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xây dựng lại Kế hoạch. Hồ sơ, thủ tục thẩm định thực hiện như đối với tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ lần đầu.
Sau thẩm định
Bước 5: Trường hợp Kế hoạch được thông qua hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu và gửi văn bản giải trình, 01 bản điện tử và 07 bản in Kế hoạch đã chỉnh sửa theo yêu cầu.
Bước 6: Sau khi nhận được báo cáo của tổ chức, cá nhân, cơ quan thẩm định xem xét, phê duyệt Kế hoạch. Trường hợp không phê duyệt Kế hoạch, phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Bước 7: Trên cơ sở Kế hoạch được phê duyệt. Cơ quan thẩm định chứng thực vào trang phụ bìa của bản Kế hoạch. Đồng thời gửi Quyết định phê duyệt kèm theo Kế hoạch cho tổ chức, cá nhân, các cơ quan, đơn vị liên quan tại địa phương thực hiện dự án. Bao gồm: Cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh; cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy cấp tỉnh; cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trong trường hợp địa điểm thực hiện dự án nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
Để tìm hiểu thêm về giấy phép kinh doanh hóa chất, bạn có thể đọc thêm tại đây.
Thực tế triển khai khi xin giấy phép kinh doanh hoá chất có điều kiện
Về cơ sở vật chất
Nhiều đơn vị kinh doanh hóa chất trên thị trường Việt Nam hiện nay đang thực hiện theo hình thức thương mại. Hóa chất được chuyển trực tiếp từ đơn vị vận chuyển tới thẳng kho của khách hàng. Việc lưu trữ hóa chất tại kho không diễn ra thường xuyên. Việc xây dựng cho riêng mình một kho chứa hóa chất đạt chuẩn sẽ rất lãng phí. Phương án thuê kho chứa sẵn đã đạt chuẩn sẽ là phương án hợp lý về tài chính và kinh doanh. Phương án này cũng thường được các đơn vị kinh doanh áp dụng.
Về thời gian giải quyết hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh hoá chất có điều kiện
Trên thực tế, hóa chất là một ngành kinh doanh rất đặc thù. Được quản lý và thẩm định chặt chẽ bởi nhiều cơ quan có liên quan như Công thương, Phòng cháy chữa cháy, môi trường… Nên quy trình cấp phép thường diễn ra với nhiều bước và tại nhiều cơ quan quản lý khác nhau. Rất nhiều đơn vị áp dụng quy định của riêng ngành Công thương cho quy trình xin cấp phép của mình (12 ngày làm việc đối với hóa chất trong danh mục có điều kiện. 16 ngày đối với hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh). Điều này ít nhiều làm ảnh hưởng lớn đến kế hoạch kinh doanh. Vì trên thực tế, quy trình cấp phép phải trải qua các bước khác như môi trường, phòng cháy, thẩm định.
Các thủ tục liên quan đến phòng cháy chữa cháy, môi trường… Phải được thực hiện trước khi thực hiện thủ tục cấp phép. Nên thông thường, các đơn vị kinh doanh cần dự trù và tính toán thời gian hợp lý để việc kinh doanh bị chậm trễ do chưa được cấp phép.
Liên hệ Dịch Vụ
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Luật sư điều hành: Ls. Lý Huy Hoàng
Trụ sở chính: Tòa nhà Euro WinDow River Park, Đông Hội, Gia Lâm, Hà Nội
Chi nhánh Đà Nẵng: số 147 Núi Thành, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Chi nhánh Hồ Chí Minh: 84N Nguyễn Đình Chiểu, ĐaKao, quận 01, TP. Hồ Chí Minh
Đại diện Công ty TNHH Nhật Thư Law tại Nhật Bản:
Địa chỉ Văn phòng:
- VISTERIA BLG 4-9-17 HIRAI – EDOGAWAKU – TOKYO
- VICTORIABIG4-9-17平井-江戸川区-東京
Hòm thư: 132-0035
Hotline: 0942.11.2020 (Zalo/Viber)
Website: https://luatnhatthu.vn/
Email: luatnhatthu@gmail.com
Instagram: https://www.instagram.com/luatsu.nhatthu