Lý lịch tư pháp là loại giấy tờ không thể thiếu trong thủ tục hành chính ở Việt Nam khi làm hồ sơ xin việc, hồ sơ du học, nhập quốc tịch hay xin giấy phép lao động cho người nước ngoài… Vậy nội dung trên phiếu lý lịch tư pháp gồm những gì, do cơ quan nào xác nhận và cấp, làm lý lịch tư pháp cần giấy tờ gì, thủ tục làm Lý lịch tư pháp như thế nào, làm thế nào để xin lý lịch tư pháp để đi nước ngoài? Hãy cùng Luật Nhật Thư sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết qua bài viết dưới đây.
Mọi thắc mắc có liên quan, vui lòng liên hệ Luật Nhật Thư hotline 0842894888 (Zalo/line/viber/messenger) để được tư vấn miễn phí và giải đáp chi tiết.
Mục Lục
Lý lịch tư pháp là gì?
Lý lịch tư pháp là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì:
“Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.”
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì:
“Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.”
Các loại lý lịch tư pháp
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009, lý lịch tư pháp được chia thành 2 loại:
- Phiếu lý lịch tư pháp số 1 được cấp cho:
- Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Phiếu lý lịch tư pháp số 2 được cấp cho:
- Các cơ quan tiến hành tố tụng (như Công an, Viện kiểm sát, Tòa án) phục vụ công tác điều tra, xét xử hoặc cấp cho cá nhân để họ biết được nội dung lý lịch tư pháp của bản thân. Đặc biệt, phiếu sẽ cần trong hồ sơ định cư Mỹ, xin visa hôn phu/thê hoặc hồ sơ nhận con nuôi.
Sự khác nhau cơ bản của 2 loại phiếu lý lịch tư pháp này là:
- Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Chỉ ghi những án tích chưa được xóa án, nên nếu cá nhân từng có án tích nhưng đã xóa án thì trên giấy sẽ không thể hiện án tích.
- Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Thể hiện tất cả án tích dù đã được xóa hay chưa được xóa.
Lý lịch tư pháp để làm gì?
Mục đích yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp là để:
- Chứng minh cá nhân có từng phạm tội hay không
- Ghi nhận việc xoá án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án có thể tái hoà nhập cộng đồng.
- Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã…
- Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và hoạt động thống kê tư pháp hình sự
Đi nước ngoài làm lý lịch tư pháp số mấy?
Theo quy định tại Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì:
- Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình;
- Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử;
- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.”
Phiếu lý lịch tư pháp gồm có:
Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 điều 7 của luật này;
Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 điều 7 của luật này và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.
Sự khác biệt cơ bản của 2 phiếu này là ở chỗ Phiếu lý lịch tư pháp số 1 chỉ ghi án tích chưa được xóa án. Nếu án đã được xóa thì ghi “không có án tích”. Phiếu số 2 ghi tất cả án tích mà không phân biệt đã được xóa hay chưa.
Do đó, đối với một số Quốc Gia họ sẽ yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp số một, nhưng cũng có một số Quốc gia khác họ yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp cấp 2. Các bạn có thể liên hệ các dịch vụ làm lý lịch tư pháp để chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ hoàn chỉnh nhất nhé.
Hướng dẫn thủ tục xin lý lịch tư pháp để đi nước ngoài
Lý lịch tư pháp là một trong những giấy tờ quan trọng cần thiết cho nhiều thủ tục hành chính, pháp lý của người Việt Nam khi đi nước ngoài, chẳng hạn như xin visa, học tập, làm việc,…
Để làm lý lịch tư pháp để đi nước ngoài, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp bao gồm:
- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (theo mẫu)
- Bản sao CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp
- Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú, tạm trú
Lưu ý:
- Nếu bạn đang cư trú tại Việt Nam thì nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi bạn cư trú.
- Nếu bạn đã rời Việt Nam thì nộp hồ sơ tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Bước 2. Nộp hồ sơ
Bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp hoặc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Thời gian giải quyết hồ sơ là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 3. Nhận kết quả
Khi nhận kết quả, bạn cần mang theo CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu để đối chiếu.
Mức thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp để đi nước ngoài
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 244/2016/TT-BTC quy định về mức thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp thực hiện như sau:
- Phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người đối với cá nhân có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Mức thu phí này được áp dụng cho cả Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2.
- Tuy nhiên, đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ (cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi và người có công nuôi dưỡng liệt sỹ) thì mức thu phí là 100.000 đồng/lần/người.
Phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
- Bạn có thể ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ và nhận Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp ủy quyền thì người được ủy quyền phải xuất trình bản gốc CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu của người ủy quyền để đối chiếu.
- Phiếu lý lịch tư pháp có giá trị sử dụng 6 tháng kể từ ngày cấp.
Các câu hỏi thường gặp
Lý lịch tư pháp có làm hộ được không?
- Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Được thực hiện ủy quyền. Ngoài cha, mẹ, vợ, chồng không cần làm ủy quyền vẫn có thể làm hộ thủ tục xin cấp lý lịch tư pháp. Người được ủy quyền phải có giấy ủy quyền của người được cấp phiếu và bản sao chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của người được cấp phiếu.
- Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Không thể thực hiện ủy quyền.
Nếu không xin cấp lý lịch tư pháp số 1 khi đi nước ngoài thì có sao không?
Nếu không xin cấp lý lịch tư pháp số 1 khi đi nước ngoài thì có thể bị cơ quan, tổ chức nước ngoài từ chối cấp visa, học bổng, việc làm,…
Nếu có án tích thì có được cấp lý lịch tư pháp số 1 không?
Nếu có án tích thì vẫn có thể được cấp lý lịch tư pháp số 1, nhưng trên Phiếu lý lịch tư pháp sẽ ghi đầy đủ thông tin về án tích của người được cấp phiếu.
Nếu án đã được xóa thì có cần xin cấp lý lịch tư pháp số 1 không?
Nếu án đã được xóa thì không cần xin cấp lý lịch tư pháp số 1.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là loại Phiếu lý lịch tư pháp cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu khi đi nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp số 1 chỉ ghi những án tích chưa được xóa án. Nếu án đã được xóa thì ghi “không có án tích”. Do đó, đối với người đi nước ngoài thì cần xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 để thuận tiện cho các thủ tục, giấy tờ trong quá trình xuất cảnh ra nước ngoài.
Ngoài ra, người đi nước ngoài cũng nên hỏi rõ yêu cầu về loại Phiếu lý lịch tư pháp của cơ quan, tổ chức nước ngoài để có thể xin cấp loại Phiếu lý lịch tư pháp phù hợp.
Về chúng tôi
Để được giải đáp chi tiết thắc mắc xoay quanh thủ tục xin lý lịch tư pháp để đi nước ngoài vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau đây:
Công ty Luật Nhật Thư
🏛 Trụ sở chính: Số 4, Tổ 32, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
📍Văn phòng giao dịch: Biệt thự lotus 50, Tòa nhà EuroWinDow River Park, đường Trường Sa, Đông Hội, Đông Anh Hà Nội.
✅ Giấy Đăng ký hoạt động số 01022087/TP/ĐKHĐ do Sở Tư Pháp UBND TP. Hà Nội cấp theo Thông báo số 3174/TB-STP.
✅ Giấy phép hành nghề Luật sư/Thẻ luật sư số 17466/TP/LS-CCHN do Bộ tư pháp cấp ngày 22/11/2019.
Chi nhánh tại Đà Nẵng: 147 Núi Thành, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Chi nhánh Hồ Chí Minh: 84N Nguyễn Đình Chiểu, ĐaKao, quận 01, TP. Hồ Chí Minh
Đại diện Công ty TNHH Nhật Thư Law tại Nhật Bản:
Địa chỉ Văn phòng:
- VISTERIA BLG 4-9-17 HIRAI – EDOGAWAKU – TOKYO
- VICTORIABIG4-9-17平井-江戸川区-東京
Hòm thư: 132-0035
Hotline: Luật Nhật Thư hotline 0842894888 (Zalo/line/viber/messenger)
Website: https://luatnhatthu.vn/
Email: luatnhatthu@gmail.com
Instagram: https://www.instagram.com/luatsu.nhatthu