Cho mượn sổ đỏ thế chấp ngân hàng được không?

Cho mượn sổ đỏ thế chấp ngân hàng được không? Sổ đỏ là một tài sản quý giá của mỗi các nhân, hộ gia đình. Trên thực tế, nhiều người có nhu cầu mượn sổ đỏ của người khác để đi vay thế chấp ngân hàng. Vậy khi nào thì được mượn sổ đỏ để vay thế chấp và trình tự thủ tục như thế nào?

Bài viết sau đây Luật Nhật Thư sẽ tư vấn cụ thể cho bạn về các trường hợp được mượn sổ đỏ người khác để thế chấp vay ngân hàng. Để làm được hỗ trợ thủ tục vay thế chấp ngân hàng bằng sổ đỏ của người khác, vui lòng liên hệ ngay hotline:  Luật Nhật Thư 0842.894.888 (Zalo/viber/Lin/Messenger)

CHO MƯỢN SỔ ĐỎ THẾ CHẤP NGÂN HÀNG ĐƯỢC KHÔNG?

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận; pháp luật đất đai từ trước tới nay không quy định về Sổ đỏ.

Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các loại giấy chứng nhận như:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.

Tuy nhiên, ngày 19/10/2009 Chính phủ ban hành Nghị định 88/2009/NĐ-CP. Theo đó, từ ngày 10/12/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Hiện nay, Luật Đất Đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận mới, cụ thể:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất (theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013).

Như vậy, Sổ đỏ là ngôn ngữ thường ngày của người dân để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không được pháp luật quy định. Để thuận tiện cho người đọc, trong nhiều bài viết thường sử dụng từ “Sổ đỏ” thay cho tên gọi của Giấy chứng nhận như quy định của pháp luật.

MƯỢN SỔ ĐỎ THẾ CHẤP NGÂN HÀNG ĐƯỢC KHÔNG?

Thế chấp nhà, đất là gì?

Theo khoản 1 Điều 317 Bộ luật Dân sự năm 2015, thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

Cũng theo Điều 105 và Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015, nhà ở, quyền sử dụng đất là tài sản, quyền tài sản; khi đủ điều kiện sẽ được thế chấp. Như vậy, thế chấp nhà, đất là một dạng thế chấp tài sản.

Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”.

Ngoài ra, tại điểm a khoản 1 Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014 quy định điều kiện của bên thế chấp phải là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật về dân sự.

Có được mượn Sổ đỏ của người khác để thế chấp không?

Thế chấp quyền sử dụng đất, nhà ở là một loại giao dịch dân sự. Do đó, hợp đồng thế chấp chỉ có hiệu lực khi tuân thủ quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.

Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:

“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  2. Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  3. Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  4. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”.

Ngoài ra, tại điểm a khoản 1 Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014 quy định điều kiện của bên thế chấp phải là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật về dân sự.

Căn cứ theo các quy định trên thì được “mượn Sổ đỏ” của người khác để thế chấp vay tiền trong các trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: Hợp đồng thế chấp nhà, đất do người đứng tên giấy chứng nhận ký kết trực tiếp với ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác (thực chất đây là việc người có nhà, đất thế chấp nhà, đất của mình và khi nhận được tiền thì lấy tiền cho người “nhờ” đi thế chấp vay).
  • Trường hợp 2: Hợp đồng thế chấp được người “mượn Sổ đỏ” ký tên nhưng phải được người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở ủy quyền bằng văn bản (thực chất đây là thực hiện công việc được ủy quyền, hay nói cách khác là thực hiện thay người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở).

Khi thế chấp nhà, đất để vay tiền thì người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở cần lưu ý các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 299 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

  •  Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  •  Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
  •  Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.

Phương thức xử lý: Bên thế chấp và bên nhận nhận thế chấp có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản thế chấp sau đây: Bán đấu giá tài sản; bên nhận thế chấp tự bán tài sản; bên nhận thế chấp nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp; phương thức khác. Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Như vậy, đến hạn thanh toán hoặc đến hạn trả lãi mà người nhờ thế chấp để vay tiền không trả tiền cho người thế chấp (người có Sổ đỏ) thì người thế chấp phải tự trả các khoản tiền đó, nếu không thực hiện sẽ bị xử lý tài thế chấp (thường là bị phát mại bán đấu giá).

Thủ tục vay thế chấp ngân hàng bằng sổ đỏ của người khác

Chuẩn bị hợp đồng ủy quyền:

Theo quy định pháp luật, hợp đồng ủy quyền phải được công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.

Điều 40 Luật công chứng 2014 quy định hồ sơ yêu cầu công chứng bao gồm:

– Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch (Mẫu số 01/PYC);

– Dự thảo hợp đồng ủy quyền có chữ ký của chủ sở hữu tài sản:

+ Nếu chủ tài sản là 2 người trở lên: Cần chữ ký đồng ý của tất cả mọi người sở hữu tài sản thế chấp trong hợp đồng ủy quyền

+ Nếu 1 chủ tài sản bị mất: Cần xác nhận của người thừa kế theo di chúc, nếu không có di chúc thì cần xác nhận của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

– Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp hợp đồng ủy quyền liên quan đến tài sản đó.

Chuẩn bị hồ sơ vay thế chấp ngân hàng:

  • Giấy đề nghị vay vốn theo yêu cầu của ngân hàng/ tổ chức tín dụng
  • Hồ sơ người vay và người ủy quyền: CMND / hộ chiếu , sổ hộ khẩu / giấy tạm trú, giấy chứng nhận kết hôn / đăng ký độc thân…
  • Hồ sơ chứng minh tài chính: hợp đồng lao động /bảng lương có xác nhận của cơ quan / Sao kê lương của ngân hàng…
  • Hồ sơ tài sản thế chấp: sổ đỏ, sổ hồng…
  • Hồ sơ phương án sử dụng tiền: hợp đồng mua nhà ở, đầu tư, kinh doanh…

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thì thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:

Bước 1: Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định và phê duyệt hồ sơ. Mỗi ngân hàng có những điều kiện thẩm định và phê duyệt hồ sơ khác nhau tùy theo định hướng chiến lược từng thời kì

Bước 2: Thực hiện thẩm định và định giá tài sản (sổ đỏ) dùng thế chấp để vay vốn. Việc định giá có thể do nội bộ ngân hàng hay bên thẩm định giá thứ ba, thường là 1 công ty định giá do ngân hàng chỉ định.

Bước 3: Sau khi tài sản thế chấp, cầm cố xác định được giá trị thì ngân hàng sẽ quyết định bạn được vay tối đa bao nhiêu tiền dựa trên giá trị tài sản này.

Bước 4 : Sau thỏa thuận về hạn mức vay cũng như giá trị tài sản đảm bảo, tài sản cầm cố thì sẽ tiến hành các thủ tục ký kết hợp đồng vay và hợp đồng thế chấp. Việc ký hợp đồng thế chấp sẽ được thực hiện dưới sự chứng kiến và xác nhận của công chứng viên.

Bước 5: Đăng ký giao dịch đảm bảo

Như vậy, theo quy định của pháp luật để được mượn sổ đỏ đi thế chấp vay ngân hàng phải đáp ứng đầu đủ các điều kiện như đã nêu trên.

Tuy nhiên, việc cho người khác mượn sổ đỏ đi thế chấp là đang tự tạo rủi ro cho tài sản của chính mình bởi khi người vay không có khả năng chi trả khoản nợ cho ngân hàng thì người cho mượn sổ đỏ có trách nhiệm phải trả khoản nợ đó rồi mới lấy được sổ đỏ từ ngân hàng . Vì vậy, người dân cần phải cân nhăc cũng như tìm hiểu thật kỹ về vấn đề này để tự bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình.

Về chúng tôi

Để được cung cấp tất cả các dịch vụ, mọi chi tiết xin liên hệ:

Công ty Luật Nhật Thư

🏛 Trụ sở chính: Số 4, Tổ 32, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

📍Văn phòng giao dịch: Biệt thự Lotus 50, Tòa nhà EuroWinDow River Park, đường Trường Sa, Đông Hội, Đông Anh Hà Nội.

✅ Giấy Đăng ký hoạt động số 01022087/TP/ĐKHĐ do Sở Tư Pháp UBND TP. Hà Nội cấp theo Thông báo số 3174/TB-STP.

✅ Giấy phép hành nghề Luật sư/Thẻ luật sư số 17466/TP/LS-CCHN do Bộ tư pháp cấp ngày 22/11/2019.

Chi nhánh tại Đà Nẵng: 147 Núi Thành, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Chi nhánh Hồ Chí Minh: 84N Nguyễn Đình Chiểu, ĐaKao, quận 01, TP. Hồ Chí Minh

Đại diện Công ty TNHH Nhật Thư Law tại Nhật Bản:

Địa chỉ Văn phòng:

  • VISTERIA BLG 4-9-17 HIRAI – EDOGAWAKU – TOKYO
  • VICTORIABIG4-9-17平井-江戸川区-東京

Hòm thư: 132-0035

Hotline: 0842.894.888 (zalo/line/viber/messenger)

Website: https://luatnhatthu.vn/

Email: luatnhatthu@gmail.com

Instagram: https://www.instagram.com/luatsu.nhatthu

Fanpage: https://www.facebook.com/luatsunhatthu

DMCA.com Protection Status

 

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu!

Chúng tôi sẽ phản hồi sớm cho quý khách!