Việc thừa kế đất đai theo di chúc thừa kế đất đai sau khi người sở hữu qua đời thường dẫn đến nhiều tranh chấp .
Làm thế nào để đảm bảo quyền lợi của người thừa kế và tránh những mâu thuẫn không đáng có?
Bài viết dưới đây sẽ cũng cấp cho quý khách hàng Mẫu di chúc thừa kế đất đai chuẩn quy định pháp luật, giải đáp các thắc mắc liên quan, cung cấp kiến thức pháp lý, và hướng dẫn chi tiết cách lập mẫu di chúc thừa kế đất đai đúng quy định.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào có liên quan, vui lòng liên hệ Luật Nhật Thư Hotline 0842.894.888 (Zalo/Line/Viber/Messenger) hoặc Email: luatnhatthu@gmail.com
Mục Lục
Di Chúc Là Gì? Mẫu di chúc thừa kế đất đai là gì?
Căn cứ Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc như sau:
“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”
Theo đó, Di chúc là một văn bản pháp lý mà qua đó, người lập di chúc thể hiện ý chí của mình để phân chia tài sản cho những người thừa kế sau khi mình qua đời.
Di chúc bao gồm nhiều loại tài sản khác nhau: tiền, nhà cửa, xe cộ, giấy tờ có giá, quyền sử dụng đất….
Di chúc giúp đảm bảo rằng tài sản của người lập sẽ được phân chia đúng theo mong muốn của họ, tránh được tranh chấp giữa các bên thừa kế.
Có thể hiểu, di chúc thừa kế đất đai là di chúc chỉ định người thừa kế quyền sử dụng đất.
Đất đai là tài sản quan trọng và có giá trị lớn, do đó việc lập di chúc thừa kế đất đai cần tuân thủ đúng các quy định của pháp luật để đảm bảo tính hợp pháp và tránh tranh chấp trong tương lai.
Mẫu di chúc thừa kế đất đai cho con có thể lập theo hình thức văn bản hoặc lời nói.
Mẫu di chúc thừa kế đất đai hợp pháp
Theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, một di chúc được coi là hợp pháp khi:
– Người lập di chúc phải minh mẫn và có đủ khả năng nhận thức;
– Người lập di chúc không bị ép buộc, đe dọa hoặc lừa dối;
– Nội dung của di chúc không vi phạm quy định của pháp luật và không đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức xã hội;
– Tuân thủ đúng quy định về hình thức theo pháp luật;
– Di chúc của người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập bằng văn bản;
và phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp;
– Người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ phải có sự chứng kiến của người làm chứng và cần được công chứng hoặc chứng thực;
– Di chúc thừa kế đất đai bằng văn bản không có công chứng, chứng thực phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.
Để được hỗ trợ lập, soạn thảo mẫu di chúc thừa kế đất đai, vui lòng liên hệ theo Dịch vụ lập di chúc tại nhà của Luật Nhật Thư;
Đất như thế nào thì được chia thừa kế
Tại khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024, người sử dụng đất được thực hiện quyền thừa kế theo di chúc thừa kế đất khi di sản để lại có đủ các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp;
- Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án;
- Đất phải đang trong thời hạn sử dụng;
- Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Thời hiệu thừa kế đất đai là bao lâu?
– Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Do đó di chúc thừa kế đất đai sẽ có thời hiệu 30 năm.
Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
Lưu ý: Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì:
- Di sản thuộc sở hữu của người đang chiếm hữu;
- Nếu không có người chiếm hữu thì di sản thuộc về Nhà nước;
– Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
– Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời điểm có hiệu lực của di chúc thừa kế đất đai
Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.
Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản
Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.
Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
Trường hợp nào không được nhận thừa kế đất đai
Điều 621 Bộ Luật dân sự 2015 quy định những người sau đây sẽ không được quyền hưởng di sản, bao gồm thừa kế nhà ở, đất đai như sau:
Trường hợp 1: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.
Trường hợp 2: Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản
Trường hợp 3: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.
Trường hợp 4: Người có hành vi
- Lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản lập di chúc;
- Giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản
Lưu ý: Những trường hợp trên vẫn được nhận di sản thừa kế nếu:
- Người để lại di sản đã biết về hành vi của những người này
- Vẫn cho họ được nhận di sản thừa kế
Trường hợp 5: Con đã thành niên có khả năng lao động nhưng
- Người lập di chúc không cho người đó được hưởng thừa kế
- Toàn bộ tài sản được thừa kế theo di chúc hợp pháp
Hướng dẫn lập mẫu di chúc thừa kế đất đai
Một mẫu đơn di chúc chia đất đai các con sẽ bao gồm những nội dung như sau:
– Thời gian, địa chỉ lập di chúc;
– Thông tin người lập di chúc: Họ tên, ngày sinh, số CMND/CCCD/hộ chiếu, nơi cư trú,…;
– Thông tin sản để lại và nơi có di sản;
Ví dụ: Tôi và chồng là ông Nguyễn Ngọc C là chủ sử dụng, sở hữu toàn bộ Thửa đất số …….., tờ bản đồ số …….. và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ: Số 10……., ……………, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội (Địa chỉ cũ: 10, nhà Đ1, ngõ 222A, Đội Cấn) theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số 101011559858, hồ sơ gốc số: 1152.2016.QĐUB/3430.2016 do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày 06/02/2016
– Thông tin người nhận thừa kế: họ tên, ngày sinh, số CMND/CCCD/hộ chiếu, nơi cư trú,…;
– Chữ ký của người lập di chúc;
– Chỉ định người quản lý di sản trong thời gian chờ chia di sản;
– Chỉ định người thực hiện nghĩa vụ của người lập di chúc;
– Nội dung sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ di chúc đã lập trước đó;
Lưu ý chung khi lập mẫu di chúc thừa kế nhà đất
- Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu;
- Nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự;
- Có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc ở mỗi trang;
- Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa;
- Nếu di chúc viết tay thì người lập phải điểm chỉ và ký lên từng trang
- Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc thì phải có ít nhất 2 người làm chứng;
- Người làm chứng phải có đủ điều kiện theo quy định;
Lập mẫu di chúc thừa kế nhà đất không công chứng
Thực tế, trong một số trường hợp đai đai không điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đó đó mà không thể công chứng được bản di chúc.
Tuy nhiên, người để lại di sản vẫn có thể để lại di chúc.
Việc lập di chúc thừa kế đất vẫn phải tuân thủ quy định pháp luật về di chúc như sau, và cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo di chúc không có tranh chấp sau này:
- Đảm bảo di chúc có chữ ký hoặc điểm chỉ;
- Di chúc ghi rõ ràng, đầy đủ thông tin;
- Bảo quản, giao di chúc cho người tin tưởng lưu giữ;
- Quay video hoặc ghi âm trong quá trình lập di chúc;
- Mời tối thiếu 2 người làm chứng ký và xác nhận trong trường hợp di chúc được đánh máy toàn bộ;
- Thuê luật sư tư vấn các vấn đề liên quan đến di chúc.
Lập mẫu di chúc thừa kế nhà đất có công chứng
Di chúc công chứng có giá trị pháp lý cao nhất, giúp giảm thiểu tranh chấp giữa các bên thừa kế.
Tuy nhiên, để di chúc hợp pháp và đảm bảo thực hiện đúng ý nguyện của người lập, cần lưu ý những điểm sau:
- Người lập di chúc phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
- Nội dung di chúc không vi phạm pháp luật hoặc đạo đức xã hội;
- Lựa chọn văn phòng công chứng tin tưởng, uy tín;
- Người lập di chúc phải trực tiếp đến văn phòng công chứng;
- Chuẩn bị kỹ giấy tờ công chứng;
- Kiểm tra kĩ nội dung di chúc trước khi công chứng;
- Cập nhật di chúc khi có thay đổi lớn trong di chúc;
Mẫu di chúc thừa kế đất đai mới nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
DI CHÚC
Hôm nay, ngày ….. tháng …… năm …….., tại:…………………………………..
Tôi ký tên dưới đây là:
Tôi là…………….., sinh ngày ………………….., mang Căn cước công dân số ………………….. do ………………….. cấp ngày …………………..; đăng ký thường trú tại: …………………..………………….. …………………..…………….
Tình trạng hôn nhân: ………………………………………. Vợ/Chồng là ông/bà ……………………………………………………………………
Nay, trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, tỉnh táo, không bị bất kỳ một sự ép buộc, đe dọa hoặc lừa dối nào, tôi lập di chúc này với nội dung như sau:
PHẦN THỨ NHẤT: TÀI SẢN ĐỂ LẠI
Thửa đất số ………., tờ bản đồ số ……. và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ: ……………………………………………. theo Giấy xác nhận quyền sửa dụng đất đất đai số ……………………….. do …………………………… cấp ngày …………………….
Hiện trạng thửa đất cụ thể như sau:
Số tờ bản đồ | Số thửa | Diện tích (m2) | Mục đích sử dụng | Thời hạn đề nghị được sử dụng | Phần ghi thêm |
…. | … | …. | ….…. | ….……… | … |
Về nguồn gốc đất: ………………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
PHẦN THỨ HAI: NGƯỜI ĐƯỢC HƯỞNG TÀI SẢN
Bằng bản Di chúc này tôi quyết định rằng: Sau khi tôi chết, toàn bộ thửa đất và tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sử dụng và sở hữu của tôi theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên được để lại cho những người có tên sau:
1. …………………………………………………………………….
2. …………………………………………………………………….
Ngoài những người trên, tôi không để lại quyền thừa kế là toàn bộ thửa đất và tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sử dụng và sở hữu của tôi nêu trên cho bất kỳ người nào khác.
PHẦN THỨ BA: Ý NGUYỆN CỦA NGƯỜI LẬP DI CHÚC
Bản Di chúc này là ý nguyện của tôi, tôi tự nguyện lập trong trạng thái tinh thần minh mẫn, tỉnh táo, không bị bất kỳ một sự ép buộc, áp đặt, đe dọa nào. Khi tôi để lại tài sản này cho những người được hưởng di sản nêu trên thì những người này có trách nhiệm chăm sóc, yêu thương, giúp đỡ tôi lúc còn khỏe cũng như lúc ốm đau đến cuối đời.
Những người được hưởng di sản tôi để lại được toàn quyền quản lý, sử dụng, tặng cho chuyển nhượng, thế chấp vay vốn và các giao dịch dân sự khác đối với phần quyền sử dụng đất nêu trên.
Tôi tuyên bố toàn bộ nội dung bản Di chúc này trước mặt các con tôi. Đây là Bản Di chúc tôi tự nguyện lập để thể hiện tâm nguyện của mình, sau khi đọc lại toàn văn di chúc, tôi công nhận đã hiểu rõ nội dung di chúc; công nhận bản di chúc được ghi chép lại chính xác, rõ ràng, đầy đủ và đúng ý nguyện của tôi, tôi ký tên, điểm chỉ
Bản Di chúc này được tôi lập thành ……bản, tôi giữ …………. bản.
Những người được nhận di sản thừa kế, mỗi người giữ …………. bản
Tôi ký tên, điểm chỉ dưới đây để làm bằng chứng
Người làm chứng thứ nhất Họ tên: CCCD/CMND/Hộ chiếu số: | Người làm chứng thứ hai Họ tên: CCCD/CMND/Hộ chiếu số: |
Về chúng tôi
Để được giải đáp chi tiết về Mẫu di chúc thừa kế đât đai vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau đây:
Công ty Luật Nhật Thư
🏛 Trụ sở chính: Số 4, Tổ 32, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
📍Văn phòng giao dịch: Biệt thự lotus 50, Tòa nhà EuroWinDow River Park, đường Trường Sa, Đông Hội, Đông Anh Hà Nội.
✅ Giấy Đăng ký hoạt động số 01022087/TP/ĐKHĐ do Sở Tư Pháp UBND TP. Hà Nội cấp theo Thông báo số 3174/TB-STP.
✅ Giấy phép hành nghề Luật sư/Thẻ luật sư số 17466/TP/LS-CCHN do Bộ tư pháp cấp ngày 22/11/2019.
Chi nhánh Hồ Chí Minh: Phòng 14.04 Lô B, Tòa nhà PN Techcons, 48 Hoa Sứ, Phường 7, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hòm thư: 132-0035
Hotline: Luật Nhật Thư hotline 0842894888 (Zalo/line/viber/messenger)
Website: https://luatnhatthu.vn/
Email: luatnhatthu@gmail.com
Instagram: https://www.instagram.com/luatsu.nhatthu