Chào Công ty Luật Nhật Thư, công ty có thể tư vấn có tôi có bắt buộc phải lên Toà làm thủ tục hoà giải khi ly hôn không? Và thời gian hoà giải ly hôn là bao lâu? Tôi muốn giải quyết ly hôn đơn phương chồng, nhưng rất sợ anh ta đánh nên tôi muốn tránh mặt. Tôi cũng muốn được giải quyết càng nhanh càng tốt để được giải thoát khỏi cuộc sống hiện tại. Mong luật sư hỗ trợ giúp, có cách nào không phải hoà giải không?
Chào bạn Luật Nhật Thư đã nhận được câu hỏi của bạn, đây cũng là vấn đề mà rất nhiều khách hàng của Luật Nhật Thư thắc mắc. Chúng tôi sẽ cung cấp câu trả lời chi tiết liên quan đến câu hỏi, vụ việc của bạn tại bài viết dưới đây. Để được tư vấn hỗ trợ thực hiện mọi thủ tục pháp lý, vui lòng liên hệ hotline Luật Nhật Thư 0842.894.888 (Zalo/Messenger/Viber/Line).
Mục Lục
Các hình thức hoà giải ly hôn
Hoà giải khi ly hôn là một trong những thủ tục quan trọng trong quá trình giải quyết ly hôn. Việc hoà giải khi ly hôn thường được thực hiện theo một trong hai hoặc cả hai cách thức sau:
Hoà giải tại cơ sở khi ly hôn
Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
Hoà giải tại cơ sở được quy định cụ thể tại khoản 1, 2 Điều 2 Luật hoà giải ở cơ sở 2013 như sau:
- Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này.
- Cơ sở là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố).
Theo quy định pháp luật thì hoà giải tại cơ sở không phải là thủ tục bắt buộc mà được nhà nước khuyến khích. Thủ tục này diễn ra trước khi Toà án thụ lý hồ sơ. Vì vậy, người khởi kiện, người yêu cầu có thể từ chối thực hiện thủ tục này.
Hoà giải tại Toà án khi ly hôn
Việc hoà giải tại Toà án khi ly hôn được quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân gia đình như sau:
Điều 54. Hòa giải tại Tòa án
Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Theo đó, khoản 1 Điều 205 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (BLLTTDS 2015) quy định:
“Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.“
Hoà giải tại Toà án là thủ tục bắt buộc, quan trọng và cần thiết. Pháp luật hiện hành không quy định về số lần tối đa/tối thiểu phải hoà giả tại Toà án là bao nhiêu mà điều này sẽ phụ thuộc vào thực tế từng vụ việc giải quyết và Thẩm phán nhận thấy rằng việc hoà giải hơn 01 lần là điều quan trọng đối với từng vụ việc.
Vui lòng xem thêm bài viết: Mẫu đơn không hoà giải ly hôn
Thủ tục hoà giải ly hôn có cần thiết không?
Hoà giải là việc thuyết phục các bên chấm dứt xung đột, mâu thuẫn một cách ổn thoả và giải quyết bằng một phương pháp khác mềm mỏng hơn. Biện pháp hoà giải trên thực tế là việc bên thứ 3 có vai trò thuyết phục các bên có mâu thuẫn, xung đột có thể thoả thuận với nhau, thống nhất việc xử lý sao cho nhanh chóng, nhẹ nhàng nhất.
Mục đích của việc hòa giải cơ sở là để khuyến khích các bên giải quyết mâu thuẫn; tranh chấp với nhau, cho nhau cơ hội, thời gian suy nghĩ kỹ lại trước khi nộp đơn lên Tòa án. Bản chất của hoà giải là một biện pháp mềm dẻo, linh hoạt, hiệu quả giúp cho các bên có xung đột tìm ra một phương pháp thống nhất, đồng thuận để tháo gỡ mâu thuẫn, bắt đồng trong các mối quan hệ. Đây là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống, phù hợp với tâm lý, tình cảm và văn hóa của người Việt Nam.
Hoà giải trong giải quyết ly hôn là quá trình khi có đơn ly hôn gửi lên Toà án, trước khi Toà án đưa vụ án ra xét xử thì sẽ là bước hoà giải bắt buộc tại Toà án. Toà án hoà giải cho các mâu thuẫn đó của vợ – chồng xem có thể đoàn tụ hay không trước khi đưa ra giải quyết vụ việc ly hôn.
Mọi thắc mắc liên quan đến hoà giải, thời gian hoà giải ly hôn, vui lòng liên hệ Hotline: Luật Nhật Thư 0842.894.888 (Zalo/Messenger/Viber/Line).
Vui lòng xem thêm bài viết: Dịch vụ luật sư ly hôn trọn gói
Ly hôn có bắt buộc phải hoà giải không?
Khoản 2 Điều 397 BLTTDS 2015 có quy định: “Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.”
Theo quy định tại Điều 52 của Luật hôn nhân và gia đình 2014, “Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở“
Điều 54 có quy định: “Hòa giải tại Tòa án: Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.
Theo đó, pháp luật Việt Nam không bắt buộc hoà giải cơ sở mà chỉ khuyến khích các bên tự đạt được thoả thuận với nhau, nhưng đối với việc hoà giải tại Toà án, thì thủ tục này là yêu cầu bắt buộc.
Thời gian hoà giải ly hôn trong bao lâu?
Trong quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, không có quy định rõ ràng về thời gian hoà giải ly hôn trong bao lâu, cũng không quy định rõ về số lần tiến hành hoà giải:
“Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn”
Theo đó, tuỳ theo từng vụ việc, thẩm phán sẽ căn cứ vào tình tiết vụ việc để xác định thời gian hoà giải ly hôn, số lần tiến hành hoà giải sẽ còn tuỳ thuộc vào mâu thuẫn của vợ/chồng. Trừ các trường hợp không thể hoà giải.
Thông thường thì thời gian hoà giải ly hôn sẽ được xác định tính từ lúc tiến hành thụ lí đến khi đưa ra xét xử, như vậy:
- Đối với các trường hợp ly hôn thuận tình thì thời gian hoà giải ly hôn trong 01 tháng.
- Đối với trường hợp ly hôn đơn phương thì thời gian hoà giải ly hôn trong 04 tháng.
Trong thời gian hoà giải ly hôn, Toà án sẽ thông báo để 2 bên lên Toà để tiến hành Hoà giải. Số lần hoà giải sẽ do Thẩm phán xác định.
Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp có thể hoà giải, không thể hoà giải do tình tiết vụ việc khác nhau. Để được giải đáp cụ thể về từng vụ việc, cũng như là liên hệ dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên hệ hotline: Luật Nhật Thư 0842.894.888 (Zalo/Messenger/Viber/Line).
Những trường hợp không cần thời gian hoà giải ly hôn
Theo quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự, các trường hợp dưới đây sẽ không thể tiến hành hoà giải do đó bạn sẽ không mất thời gian hoà giải ly hôn:
- Bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đã được Toà án thông báo, triệu tập theo đúng quy định đến lần thứ 2 mà vẫn cố tình vắng mặt thì sẽ không phải hoà giải ly hôn.
- Đương sự không thể tham gia hoà giải được vì lí do chính đáng hoặc do sự kiện bất khả kháng.
- Một trong các bên đương sự là người được xác định là mất năng lực hành vi dân sự.
- Một trong hai bên vợ chồng hoặc cả hai bên vợ chồng đề nghị không tiến hành hoà giải.
Kết quả sau Thời gian hoà giải ly hôn?
Trường hợp hoà giải ly hôn tại Toà thành
Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.
Trường hợp hoà giải không thành
Trường hợp các bên hoà giải không thành tại Toà án thì Thẩm phán sẽ giải quyết ly hôn cho các bên nếu nhận thấy có đủ căn cứ về việc vi phạm quyền và nghĩa vụ vợ chồng, mâu thuẫn trầm trọng, đời sống vợ chồng chỉ còn là hình thưc, có hành vi bạo lực gia đình…..Toà án sẽ ra quyết định giải quyết ly hôn cho vợ/chồng.
Quy trình tiến hành hoà giải trong thời gian hoà giải ly hôn
- Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án;
- Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
- Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; trình bày yêu cầu độc lập của mình (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu độc lập của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
- Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu ý kiến;
- Sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;
- Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất
Những giải đáp về thời gian hoà giải ly hôn
Vợ ở nước ngoài thì có phải về để hoà giải ly hôn không?
Chào Luật sư! em và vợ em đã kết hôn được 4 năm nay, vợ em hiện tại đang đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan. Hiện nay vợ chồng đều muốn ly hôn, nhưng vợ em do tính chất công việc nên không thể về Việt Nam để giải quyết ly hôn được. Vậy Luật sư cho em hỏi là có thể không phải hoà giải không vì vợ chồng đều đồng thuận ly hôn, nếu hoà giải thì thời gian hoà giải ly hôn là bao lâu? có cách nào rút ngắn thời gian hoà giải ly hôn được không?
Trả lời:
Chào em! Đối với trường hợp của em, có thể không phải hoà giải ly hôn, từ đó sẽ rút ngắn được thời gian, không phải mất thời gian hoà giải ly hôn của vợ chồng. Vợ em chỉ cần làm giấy tờ và kèm theo đơn đề nghị từ chối hoà giải để gửi về Việt Nam cho em để em làm thủ tục bên này. Em muốn giải quyết nhanh, chỉ phải lên Toà 01 lần, liên hệ dịch vụ của chúng tôi, hotline: Luật Nhật Thư 0842.894.888 (Zalo/Messenger/Viber/Line)
Ly hôn đơn phương với chồng thì có phải hoà giải không?
Câu hỏi:
Chào Luật sư! em với chồng em đã kết hôn được 8 năm và có với nhau 02 cháu nhỏ. Thời gian gần đây chồng em thường xuyên lấy lí do đi công tác xa nhà và vợ chồng thường xuyên xảy ra cãi vã, mâu thuẫn. Tình trạng này đã kéo dài được hơn 1 năm, em nghi là chồng em đã có người khác ở bên ngoài nhưng chưa có bằng chứng cụ thể. Đến nay, em không muốn tiếp tục cuộc hôn nhân này, em muốn giải quyết ly hôn nhưng ông chồng trốn tránh việc ly hôn thì em có thể ly hôn đơn phương được không ? chồng trốn tránh không lên toà thì có phải hoà giải không? vì em không muốn mất thời gian hoà giải ly hôn nên nhờ luật sư tư vấn.
Trả lời:
Chào em! Đối với trường hợp của em, nếu chồng em cố tình trốn tránh, đã nhận thông báo nhưng không lên Toà thì đến lần thông báo hoà giải lần 2 mà chồng em vẫn không lên thì sẽ không phải hoà giải. Những vụ việc như vậy thường mất nhiều thời gian và em sẽ phải lên Toà nhiều lần, chính vì vậy để đỡ mất thời gian hoà giải ly hôn, liên hệ chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết.
Về chúng tôi
Để được hỗ trợ giải quyết ly hôn nhanh, không mất thời gian hoà giải ly hôn, mọi chi tiết xin liên hệ:
Công ty Luật Nhật Thư
🏛 Trụ sở chính: Số 4, Tổ 32, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
📍Văn phòng giao dịch: Biệt thự lotus 50, Tòa nhà EuroWinDow River Park, đường Trường Sa, Đông Hội, Đông Anh Hà Nội.
✅ Giấy Đăng ký hoạt động số 01022087/TP/ĐKHĐ do Sở Tư Pháp UBND TP. Hà Nội cấp theo Thông báo số 3174/TB-STP.
✅ Giấy phép hành nghề Luật sư/Thẻ luật sư số 17466/TP/LS-CCHN do Bộ tư pháp cấp ngày 22/11/2019.
Chi nhánh tại Đà Nẵng: 147 Núi Thành, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Chi nhánh Hồ Chí Minh: 84N Nguyễn Đình Chiểu, ĐaKao, quận 01, TP. Hồ Chí Minh
Đại diện Công ty TNHH Nhật Thư Law tại Nhật Bản:
Địa chỉ Văn phòng:
- VISTERIA BLG 4-9-17 HIRAI – EDOGAWAKU – TOKYO
- VICTORIABIG4-9-17平井-江戸川区-東京
Hòm thư: 132-0035
Hotline: Luật Nhật Thư 0842.894.888 (Zalo/Messenger/Viber/Line).
Website: https://luatnhatthu.vn/
Email: luatnhatthu@gmail.com
Instagram: https://www.instagram.com/luatsu.nhatthu