Thủ tục ly hôn tại Nhật Bản cho người Việt như thế nào?

Thủ tục ly hôn tại Nhật Bản cho người Việt

Người Việt Nam sinh sống, làm việc, kết hôn và định cư ở Nhật Bản rất nhiều. Do đó, kéo theo nhu cầu ly hôn khi đang ở Nhật Bản cũng ngày càng tăng cao. Vậy thì có thể tiến hành thủ tục ly hôn tại Nhật Bản được không? Người Việt Nam có thể thực hiện thủ tục ly hôn tại Nhật Bản không, hay phải ly hôn tại Việt Nam. Nếu có thì thực hiện như thế nào?…..Đây là một số những thắc mắc chủ yếu mà Luật Nhật Thư thường hỗ trợ, giải đáp cho các khách hàng Việt Nam đang ở Nhật và có nhu cầu ly hôn.

Bằng bài viết này, chúng tôi sẽ chi tiết các nội dung quan trọng, các vấn đề cần thiết để khách hàng nắm bắt và lựa chọn phương án giải quyết ly hôn phù hợp với mình. Trường hợp có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến giải quyết ly hôn, các vấn đề pháp lý khác xoay quanh lĩnh vực hôn nhân gia đình, vui lòng liên hệ hotline Luật Nhật Thư 0842.894.888 (zalo/viber/line/messenger)

Thủ tục ly hôn tại Nhật Bản cho người Việt
Thủ tục ly hôn tại Nhật Bản cho người Việt

Các hình thức ly hôn tại Nhật Bản

Thực ra, pháp luật hôn nhân gia đình, đặc biệt là quy định về ly hôn của Nhật Bản rất tương đồng với pháp luật Việt Nam cũng như xu hướng tiếp cận chung của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, một trong những điểm khác biệt nổi bật phải kể đến là hình thức ly hôn. Pháp luật Nhật Bản quy định hình thức ly hôn rất đa dạng, cụ thể có 4 hình thức như sau:

  • Thuận tình ly hôn;
  • Ly hôn thông qua hòa giải;
  • Ly hôn thông qua trọng tài;
  • Ly hôn theo hình thức phân xử.

Tùy vào mức độ phức tạp của vụ việc như có hay không những tranh chấp về phân chia tài sản, các bên sẽ chọn phương thức giải quyết tương ứng. Đáng chú ý là với phương thức đơn giản đầu tiên, các cặp vợ chồng chỉ cần đến văn phòng của phường, nơi đã đăng ký kết hôn, để tiến hành thủ tục hủy đăng ký kết hôn.

Vui lòng xem thêm bài viết: Thủ tục ly hôn ở Nhật Bản có phức tạp không?

Hồ sơ, thủ tục ly hôn tại Nhật Bản

Theo quy định của pháp luật Nhật Bản, tùy vào từng hình thức ly hôn mà các bên sẽ chuẩn bị hồ sơ và thực hiện theo thủ tục khác nhau. Theo đó, thủ tục ly hôn tại Nhật Bản thường chia thành 02 trường hợp như sau:

Ly hôn thuận tình

Theo quy định tại Điều 763 BLDS Nhật Bản, đây là trường hợp ly hôn thông qua sự thảo luận giữa hai bên đương sự. Thủ tục ly hôn theo hình thức này tương đối đơn giản, bạn chỉ cần nộp các giấy tờ sau cho văn phòng hành chính thành phố, quận, thị trấn, làng xã tại nơi cư trú hoặc nơi thường trú của vợ hoặc chồng:

  • Đơn xin ly hôn. Một lưu ý khi soạn đơn ly hôn là cần có chữ ký viết tay/đóng dấu của 2 người làm chứng từ 20 tuổi trở lên, nếu người nước ngoài là người làm chứng thì người đó phải đủ tuổi thành niên theo luật ở nước của người đó.
  • Bản sao hộ khẩu của vợ/chồng người Nhật (Nếu hộ khẩu của vợ/chồng người Nhật không thuộc chính quyền địa phương nơi nộp đơn).
  • Bản sao giấy đăng ký cư trú của vợ/chồng người Nhật.
  • Giấy tờ xác minh danh tính của người nộp đơn đăng ký.

Vui lòng xem thêm bài viết: Thủ tục ly hôn với người đang ở Nhật Bản

Ly hôn thông qua hòa giải

  • Nếu có tranh chấp giữa các bên đương sự về lý do ly hôn, điều kiện ly hôn,… mà không thể ly hôn thuận tình thì bạn có thể nộp đơn yêu cầu hòa giải ly hôn tại Tòa án gia đình.
  • Hòa giải viên sẽ lắng nghe ý kiến của hai bên đương sự và tiến hành hòa giải. Các hòa giải viên sẽ hòa giải về quyền nuôi con, chi phí cấp dưỡng, phân chia tài sản, trao đổi việc thăm nom con cái,… Trường hợp hòa giải ly hôn đã thành công, thì trong vòng 10 ngày, bạn hãy gửi bản sao biên bản hòa giải ly hôn kèm theo đơn xin ly hôn để tiến hành thủ tục ly hôn.

Ly hôn thông qua trọng tài/phân xử

  • Theo Điều 770 BLDS Nhật Bản, nếu việc hòa giải ly hôn không thành thì có thể Tòa án gia đình sẽ hoàn tất việc ly hôn theo thẩm quyền của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể hoàn tất việc ly hôn bằng cách kiện tụng.
  • Trong trường hợp ly hôn theo hình thức trọng tài, bạn cần gửi kèm bản sao của bản phán quyết cùng giấy chứng nhận quyết định của tòa án, hoặc bản sao của bản phán quyết cùng giấy chứng nhận quyết định của tòa án kèm với đơn xin ly hôn.
Thủ tục ly hôn tại Nhật Bản cho người Việt
Bản án ly hôn tại Nhật Bản

Một số lưu ý khi làm thủ tục ly hôn tại Nhật Bản

Căn cứ quy định ly hôn từ Điều 763 đến Điều 771 BLDS Nhật Bản các bên cần lưu ý một số điều sau đây:

Ly hôn giữa hai người không có quốc tịch Nhật Bản

  • Nếu cả hai bên đương sự có cùng quốc tịch và quốc gia đó có chế độ ly hôn thuận tình, thì họ có thể thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình tại Nhật Bản theo luật của quốc gia của họ.
  • Nếu hai bên có quốc tịch khác nhau và cả hai đều sinh sống tại Nhật Bản, hoặc nếu cả hai đều có địa điểm liên kết mật thiết với Nhật Bản, thì có thể ly hôn thuận tình theo quy định tại “Chương 6 Kết hôn – Ly hôn tình theo luật pháp Nhật Bản”.
  • Tuy nhiên, có nhiều quốc gia không chấp nhận ly hôn thuận tình, vì vậy cần phải xác nhận hiệu lực theo luật ở quốc gia của hai bên. Ngoài ra, tại thời điểm làm thủ tục, cũng có trường hợp hai bên cần gửi kèm giấy chứng nhận quốc tịch của cả hai vợ chồng, giấy tờ có thể chứng minh vợ chồng còn đang trong tình trạng hôn nhân do chính quyền ở quốc gia của người đó cấp, giấy tờ có thể chứng minh rằng có chế độ ly hôn thuận tình ở quốc gia của người đó,…
  • Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ với đại sứ quán tại Nhật Bản hoặc văn phòng hành chính thành phố, quận, thị trấn, làng xã, v.v…

Vui lòng xem thêm bài viết: Thủ tục ly hôn với người Nhật Bản

Yêu cầu không thụ lý ly hôn

  • Vợ hoặc chồng có thể làm đơn yêu cầu không thụ lý đến văn phòng hành chính thành phố, quận, thị trấn, làng xã để ngăn việc đối phương nộp đơn xin ly hôn trong khi mình không biết, không để việc ly hôn được giải quyết một cách đơn phương. Yêu cầu này không có giới hạn thời gian hiệu lực.
  • Tuy nhiên, để thực hiện quyền này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
  • Một trong các bên đương sự phải là người Nhật. Để đưa ra yêu cầu, bạn cần có con dấu của người yêu cầu (nếu người yêu cầu là người Nhật) và giấy tờ xác minh danh tính (loại giấy tờ có ảnh chụp của người đó). Ngoài ra, người yêu cầu phải tự trực tiếp làm thủ tục tại quầy.
  • Yêu cầu không thụ lý này chỉ có thể thực hiện trong trường hợp kết hôn, ly hôn thuận tình, nhận con nuôi, hủy bỏ mối quan hệ con nuôi theo thỏa thuận và công nhận.

Tư cách lưu trú sau ly hôn

  • Vợ/chồng là người nước ngoài đã ly hôn với vợ/chồng là người Nhật có thể được phép thay đổi tư cách lưu trú thành định cư trong các trường hợp sau:
  • Khoảng thời gian kết hôn thực tế từ 3 năm trở lên sau khi có tư cách lưu trú là vợ/chồng của người Nhật;
  • Có tư cách lưu trú là vợ/chồng của người Nhật trong 3 năm tại thời điểm ly hôn.
  • Ngoài ra, đối với bố mẹ người nước ngoài đã có con trong hôn nhân, và có quyền giám hộ hoặc đang nuôi dạy đứa trẻ đó, thì được phép thay đổi tư cách lưu trú thành định cư. Tuy nhiên, điều kiện đặt ra là bố mẹ phải sống cùng con và nuôi dạy con tại Nhật Bản.

Nên giải quyết thủ tục ly hôn tại Nhật Bản hay Việt Nam?

Việc lựa chọn sai thẩm quyền có thể khiến vụ việc không được giải quyết. Hoặc được giải quyết nhưng tốn thời gian, chi phí hay dẫn đến những bất lợi pháp lý về sau. Là đơn vị chuyên hỗ trợ thủ tục ly hôn cho người Việt tại Nhật Bản, chúng tôi khuyên bạn lựa chọn đúng Tòa án có thẩm quyền để giải quyết thủ tục ly hôn. Việc đánh giá dựa trên một số tiêu chí:

  • Phương án giải quyết ly hôn nhanh chóng, thuận tiện;
  • Mức phí ly hôn thấp;
  • Đúng quy định pháp luật, an toàn pháp lý;
  • Hiệu quả và phù hợp với tình huống của khách hàng.

Các bạn có thể tham khảo hai trường hợp cụ thể như sau:

Trường hợp nên ly hôn ở Nhật Bản

  • Hai bên đang sống tại Nhật Bản và ít nhất một bên có quốc tịch Nhật Bản;
  • Vụ việc có tranh chấp về con cái, tài sản chung đang ở Nhật Bản;
  • Sau khi ly hôn vẫn muốn tiếp tục định cư, giữ quốc tịch Nhật Bản;
  • Hai vợ chồng đều là người Nhật Bản;
  • Hai bên là người Việt nhưng thường trú (sinh sống ổn định, lâu dài và có giấy tờ thường trú) tại Nhật Bản.

Trường hợp nên ly hôn ở Việt Nam

  • Ít nhất một trong các bên là người Việt Nam;
  • Sau khi ly hôn các bên muốn trở lại Việt Nam sinh sống;
  • Vụ việc có tranh chấp về con cái, ly hôn tranh chấp tài sản chung đang ở Việt Nam;
  • Người làm đơn/người khởi kiện đang cư trú tại Việt Nam;

Ngoài ra, việc lựa chọn giải quyết ly hôn bên Nhật hay Việt Nam cũng phụ thuộc thêm nhiều yếu tố nữa như: Thời gian, chi phí, tính phức tạp của vụ việc, …

Thủ tục ly hôn tại Nhật Bản cho người Việt
Bản án ly hôn tại Việt Nam

Một số vướng mắc thường gặp về thủ tục ly hôn tại Nhật Bản.

Có được ly hôn với vợ/chồng người Nhật Bản tại Việt Nam?

Chào Luật sư! Tôi có vướng mắc cần được giải đáp sau:

Chồng tôi là người Việt Nam; đã sang Nhật Bản làm ăn và được nhập tịch. Năm 2014, tôi sang Nhật theo diện xuất khẩu lao động. Cả hai kết hôn với nhau và có 02 người con. Năm 2019, tôi về Việt Nam một thời gian. Khi trở lại Nhật Bản, tôi phát hiện chồng ngoại tình với người khác nên muốn ly hôn. Theo tôi được biết, trường hợp người có 02 quốc tịch thì có thể lựa chọn luật của một trong hai quốc gia đó để giải quyết. Vậy trong trường hợp này, tôi nên ly hôn tại Nhật Bản hay Việt Nam? Nhờ Luật sư cho tôi ý kiến!

Luật sư tư vấn ly hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam trả lời:

Chào bạn, trong trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Vì chồng bạn đang ở Nhật Bản và được nhập tịch tại đây nên có thể giải quyết ly hôn theo luật của một trong hai nước. Tuy nhiên:

  • Nếu bạn đang ở Nhật thì nên thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình/đơn phương theo quy định của pháp luật Nhật Bản; để tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại và có kết quả nhanh chóng. Hồ sơ thực hiện và các bước tiến hành được chi tiết ở bài viết trên.
  • Nếu bạn đang ở Việt Nam thì nên thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương tại Tòa án Việt Nam để thuận lợi trong quá trình giải quyết.

Tuy nhiên, do bản chất là ly hôn có yếu tố nước ngoài nên các giấy tờ cần chuẩn bị và thủ tục thực hiện khá đặc thù so với đơn phương ly hôn trong nước. Trường hợp nếu muốn biết rõ hơn về thủ tục này, bạn có thể liên hệ Luật sư ly hôn ở Nhật Bản – 0842.894.888 (zalo/viber/line/messenger) để được biết thêm chi tiết.

Hai người Việt Nam có được làm thủ tục ly hôn tại Nhật Bản không?

Chào Luật sư, vợ chồng em là người Việt Nam, kết hôn vào năm 2015. Năm 2016, cả hai cùng sang Nhật Bản để làm ăn, sinh sống lâu dài. Đến năm 2023, do phát sinh mâu thuẫn, vợ chồng em muốn ly hôn. Vì không có điều kiện về Việt Nam ly hôn thì có thực hiện thủ tục ly hôn tại Nhật Bản được không? Nhờ Luật sư giải đáp giúp em!

Luật sư tư vấn:

Cả hai là người nước ngoài được ly hôn ở Nhật Bản khi đáp ứng đủ điều kiện:

  • Có cùng quốc tịch;
  • Quốc gia có quy định chế độ ly hôn thuận tình.

Như vậy, trong trường hợp của bạn thì hai vợ chồng là người Việt Nam, pháp luật Việt Nam có quy định về ly hôn thuận tình. Do đó có thể thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn tại Nhật Bản.

Tại thời điểm làm thủ tục, các bên cần gửi kèm giấy chứng nhận quốc tịch; giấy chứng nhận đăng ký kết hôn do Việt Nam cấp và các giấy tờ chứng minh có chế độ ly hôn thuận tình tại Việt Nam. Sau khi được chấp thuận, các bên thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình theo quy định của pháp luật Nhật Bản. Cần lưu ý rằng, hai người nước ngoài khi chọn ly hôn tại Nhật Bản không được chọn đơn phương ly hôn.

Thủ tục ly hôn với vợ/chồng là người Nhật Bản thực hiện như thế nào?

Chào luật sư, Luật sư cho tôi hỏi: Tôi đã kết hôn và có 02 con. Sau khi kết hôn, chồng tôi sang Nhật Bản để làm ăn. Thời gian đầu, chồng tôi có gửi tiền về nhưng được vài tháng thì gửi về cho bố mẹ chồng cất giữ, không gửi cho tôi để nuôi con và trang trải cuộc sống. Tôi muốn ly hôn nhưng chồng tôi không đồng ý. Vậy trong trường hợp này, tôi có thể thực hiện thủ tục ly hôn cho người Việt tại Nhật không? Nếu có thì thủ tục ly hôn như thế nào? Nhờ Luật sư hướng dẫn!

Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn với vợ/chồng đang ở Nhật Bản trả lời:

Chào bạn! Trường hợp chồng bạn hiện đang làm việc tại Nhật Bản, nhưng không đồng ý ly hôn thì bạn vẫn có quyền đơn phương ly hôn theo quy định. Trong trường hợp này Tòa án sẽ phải tiến hành hoạt động ủy thác tư pháp với cơ quan lãnh sự Việt Nam tại Nhật Bản để lấy lời khai của chồng bạn. Nếu chồng bạn không về Việt Nam thì Tòa án xét xử ly hôn vắng mặt. Thủ tục ly hôn trong trường hợp này được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn với người Nhật Bản.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ ly hôn tại TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết.
  • Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án; nhận thông báo thụ lý vụ án.
  • Bước 4: Tòa án đưa vụ án ly hôn ra xét xử.
  • Bước 5: Nhận bản án ly hôn của Tòa án.

Do chồng bạn đang ở Nhật nên vụ việc sẽ kéo dài và phức tạp hơn so với thủ tục ly hôn thông thường. Nếu gặp bất kỳ vướng mắc nào trong quá trình thực hiện hoặc cần hỗ trợ giải quyết nhanh thủ tục bạn có thể liên hệ trực tiếp:Luật Nhật Thư 0842.894.888 (zalo/viber/line/messenger)

Thủ tục ghi chú ly hôn ở Việt Nam sau khi ly hôn ở Nhật Bản?

Vợ chồng tôi sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Năm 2021, chúng tôi đã làm thủ tục ly hôn tại đây. Hiện nay tôi muốn về Việt Nam để thực hiện ghi chú việc ly hôn. Xin hỏi thủ tục ghi chú ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài được quy định như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, thủ tục ghi chú ly hôn hiện được quy định tại Nghị định số 123/2015/NĐ-CP. Để thực hiện, bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ sau và nộp tại UBND cấp huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của mình:

  • Tờ khai theo mẫu quy định;
  • Bản sao giấy tờ ly hôn đã có hiệu lực pháp luật.

Chuyên viên Phòng Tư pháp kiểm tra hồ sơ theo quy định. Đối với hồ sơ hợp lệ thì thực hiện ghi chú ly hôn theo quy định. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì ra thông báo bổ sung và hướng dẫn bạn thực hiện.

Để được hỗ trợ thực hiện thủ tục ghi chú ly hôn ở Việt Nam sau khi ly hôn ở Nhật Bản, vui lòng liên hệ hotline: Luật Nhật Thư 0842.894.888 (zalo/viber/line/messenger)

Thủ tục ly hôn tại Nhật Bản cho người Việt
Thủ tục ly hôn tại Nhật Bản cho người Việt

Về chúng tôi

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Nhật Thư về chủ đề  tìm hiểu thông tin về chủ đề “Thủ tục ly hôn tại Nhật Bản cho người Việt như thế nào?”. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn pháp lý về hôn nhân gia đình. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline Luật Nhật Thư 0842.894.888 (zalo/viber/line/messenger) hoặc liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới đây.

Công ty Luật Nhật Thư

🏛 Trụ sở chính: Số 4, Tổ 32, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

📍Văn phòng giao dịch: Biệt thự lotus 50, Tòa nhà EuroWinDow River Park, đường Trường Sa, Đông Hội, Đông Anh Hà Nội.

✅ Giấy Đăng ký hoạt động số 01022087/TP/ĐKHĐ do Sở Tư Pháp UBND TP. Hà Nội cấp theo Thông báo số 3174/TB-STP.

✅ Giấy phép hành nghề Luật sư/Thẻ luật sư số 17466/TP/LS-CCHN do Bộ tư pháp cấp ngày 22/11/2019.

Chi nhánh tại Đà Nẵng: 147 Núi Thành, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Chi nhánh Hồ Chí Minh: 84N Nguyễn Đình Chiểu, ĐaKao, quận 01, TP. Hồ Chí Minh

Đại diện Công ty TNHH Nhật Thư Law tại Nhật Bản:

Địa chỉ Văn phòng:

  • VISTERIA BLG 4-9-17 HIRAI – EDOGAWAKU – TOKYO
  • VICTORIABIG4-9-17 Hirai-Edogawa-ku-Tokyo

Hòm thư: 132-0035

Hotline: Luật Nhật Thư 0842894888 (Zalo/viber/line/messenger)

Website:   https://luatnhatthu.vn/

Email:   luatnhatthu@gmail.com

Instagram:   https://www.instagram.com/luatsu.nhatthu

Fanpage: https://www.facebook.com/luatsunhatthu

DMCA.com Protection Status

 

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu!

Chúng tôi sẽ phản hồi sớm cho quý khách!