Thủ tục xác nhận có quốc tịch Việt Nam

Dịch vụ xác nhận quốc tịch Việt Nam

Xác nhận quốc tịch Việt Nam là sự chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam xác định một người có quốc tịch Việt Nam. Xác nhận này thường được cấp khi người Việt Nam đã định cư ở nước ngoài từ lâu, muốn xác định lại mình có còn quốc tịch Việt Nam không. Hoặc khi công dân Việt Nam muốn xin xác nhận quốc tịch để thực hiện thủ tục tại nước ngoài. Thực tế, đây không phải là một thủ tục phổ biến. Do đó, khi cần thực hiện thì công dân thường gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu và thực hiện thủ tục. Tại bài viết này Luật Nhật Thư sẽ chi tiết về như quy trình, thủ tục cần thiết liên quan đến việc xác nhận quốc tịch.

Mọi thắc mắc có liên quan, vui lòng liên hệ: Luật Nhật Thư Hotline 0842.894.888 (Zalo/Line/Viber/Messenger) hoặc Email: luatnhatthu@gmail.com 

Quốc tịch Việt Nam là gì?

Theo quy định về Luật quốc tịch thì:

Quốc tịch Việt Nam là thứ thể hiện sự gắn bó của công dân Việt Nam với nhà nước Việt Nam. Nó làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước Việt Nam. Đồng thời cũng găn liền quyền, trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam đối với mỗi công dân của mình.

Nhà nước Việt Nam chỉ công nhận Công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.

Điều 1 Luật quốc tịch Việt Nam 2008

Xác nhận quốc tịch Việt Nam là gì?

Xác nhận quốc tịch Việt Nam là việc công dân Việt Nam đề nghị cơ quan có thẩm quyền chứng nhận rằng mình có quốc tịch Việt Nam.

Thủ tục này thường được công dân thực hiện khi:

  • Người Việt Nam di cư sinh không ở nước ngoài lâu, không biết mình còn quốc tịch Việt Nam hay không
  • Người Việt Nam sang nước ngoài theo đường tiểu ngạch, không còn giữ bất kỳ giấy tờ nào của Việt Nam trước đây
  • Công dân có nhu cầu xác nhận có quốc tịch Việt Nam để thực hiện các thủ tục khác

Việc xác định kiểm tra quốc tịch này sẽ cần thực hiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam

Xác nhận có quốc tịch Việt Nam
Xác nhận có quốc tịch Việt Nam

Các loại giấy tờ làm cơ sở để xác nhận có quốc tịch Việt Nam

Do hoàn cảnh lịch sử, giấy tờ hộ tịch của Việt Nam có nhiều thay đổi qua nhiều thời kỳ dấn đến:

  • Không nhất quán trong việc quản lý hồ sơ.
  • Hồ sơ bị thất lạc, bị hủy hoại do chiến tranh.
  • Nhiều Việt kiều bị thất lạc hồ sơ gốc trong quá trình rời khởi Việt Nam.

Do đó, để xác nhận có quốc tịch Việt Nam, cần dùng những giấy tờ sau để làm cơ sở chứng minh:

Thứ nhất: Giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp

  • Giấy tờ ghi nhận về việc có quốc tịch Việt Nam;
  • Giấy tờ hộ tịch (Giấy khai sinh, đăng ký kết hôn…);
  • Giấy tờ hộ khẩu;
  • Chứng minh nhân dân, căn cước;
  • Giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2009, trong đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc thông tin liên quan đến quốc tịch, công dân Việt Nam.

Thứ hai: Giấy tờ khác do độ cũ ở miền Nam Việt Nam hoặc do chính quyền cũ ở Hà Nội cấp:

  • Giấy tờ ghi nhận về việc có quốc tịch Việt Nam;
  • Giấy tờ hộ tịch (Giấy khai sinh, đăng ký kết hôn…);
  • Giấy tờ hộ khẩu;
  • Chứng minh nhân dân, căn cước;
  • Giấy tờ khác do chế độ cũ ở miền Nam Việt Nam cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975;
  • Giấy tờ do chính quyền cũ ở Hà Nội cấp từ năm 1911 đến năm 1956.

Do đó, để xác nhận quốc tịch Việt Nam, sẽ cần chuẩn bị các giấy tờ càng đầy đủ, càng nhiều thông tin càng tốt trong việc xác minh.

Xin Xác nhận quốc tịch Việt Nam ở đâu?

Việc xác nhận quốc tịch Việt Nam bao gồm hai thủ tục khác biệt là:

  • Xác nhận có quốc tịch và;
  • Xác định có quốc tịch.

Mỗi thủ tục được áp dụng với mỗi đối tượng riêng biệt, đồng thời cơ quan giải quyết cũng có một số điểm khác biệt. Cụ thể:

Thẩm quyền Xác nhận có quốc tịch Việt Nam

Công dân Việt Nam khi có yêu cầu cần cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam có thể nộp hồ sơ tại:

  • Sở Tư pháp nơi người đó cư trú hoặc;
  • Cơ quan đại diện nếu người đó cư trú tại nước ngoài tại thời điểm nộp hồ sơ.

Thẩm quyền Xác định có quốc tịch Việt Nam

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam nhưng không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định có thể đăng ký với Cơ quan đại diện, nơi cư trú để được xác định có quốc tịch Việt Nam.

Hồ sơ xin cấp Xác nhận quốc tịch Việt Nam

Việc Xác nhận hoặc Xác định có quốc tịch Việt Nam là hai loại thủ tục riêng biệt. Do đó hồ sơ, tài liệu cần thiết sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên vì tên gọi của hai thủ tục khá giống nhau, nên thường hay bị nhầm lẫn. Do đó, khi chuẩn bị hồ sơ, chúng ta cần phải lưu ý kỹ, tránh nhầm lẫn dẫn tới kéo dài thời gian giải quyết.

tờ khai xác nhận quốc tịch Việt Nam
Tờ khai xác nhận quốc tịch Việt Nam

Hồ sơ xin cấp Xác nhận có quốc tịch Việt Nam

Căn cứ Khoản 1 Điều 31 Nghị định 16/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quốc tịch Việt Nam, hồ sơ cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký xác định quốc tịch;
  • 02 ảnh 4x6cm được chụp không quá 06 tháng;
  • Giấy tờ nhân thân của người đăng ký như: Căn cước, hộ chiếu, giấy tờ cư trú, thẻ tạm trú…
  • Giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam

Lưu ý: Các giấy tờ có giá trinh chứng minh quốc tịch Việt Nam bao gồm:

  • Giấy khai sinh;
  • Căn cước công dân;
  • Hộ chiếu do Việt Nam cấp…

Hồ sơ xin cấp Xác định có quốc tịch Việt Nam

Căn cứ Khoản 1 Điều 29 Nghị định 16/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quốc tịch Việt Nam, hồ sơ Đăng ký để được xác định có quốc tịch Việt Nam bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký xác định quốc tịch;
  • 04 ảnh 4x6cm được chụp không quá 06 tháng;
  • Giấy tờ nhân thân của người đăng ký như: Căn cước, hộ chiếu, giấy tờ cư trú, thẻ tạm trú…
  • Giấy tờ làm cơ sở để xác định có quốc tịch Việt Nam.

Thủ tục Xác nhận có quốc tịch Việt Nam

Trường hợp nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp và có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam

Sở Tư pháp thụ lý hồ sơ:

  • Sau khi thụ lý, Sở Tư pháp kiểm tra, xác minh tính xác thực của hồ sơ, tài liệu.
  • Việc kiểm tra, xác minh này được thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc.

Sở Tư pháp trả kết quả hoặc xác minh, phản hồi xác minh.

Sau khi kiểm tra, xác minh hoàn tất, nếu có đủ căn cứ, trong 05 ngày làm việc, Sở Tư pháp:

  • Ghi vào Sổ cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam.
  • Cấp trích lục Giấy xác nhận có quốc tịch cho người yêu cầu.

Nếu không có cơ sở để cấp, Sở Tư pháp trả lời bằng văn bản cho người có yêu cầu.

Một số vấn đề cần lưu ý

Trường hợp Sở Tư pháp không tra cứu được thông tin:

  • Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị Bộ Tư pháp tra cứu.
  • Trong 10 ngày làm việc, Bộ Tư pháp tra cứu và gửi văn bản trả lời Sở Tư pháp.

Trường hợp nghi ngờ về tính xác thực của giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam:

  • Sở Tư pháp có thể yêu cầu cơ quan đã cấp giấy tờ xác minh tính xác thực của giấy tờ.
  • Trong 10 ngày, cơ quan được yêu cầu tiến hành xác minh, gửi văn bản trả lời Sở Tư pháp.

Sở Tư pháp trả kết quả trong năm ngày làm việc.

  • Nếu đủ căn cứ, cấp Giấy xác nhận có quốc tịch cho người có yêu cầu.
  • Nếu không đủ căn cứ, cần trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu.

Trường hợp nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện và có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam

Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại tiếp nhận hồ sơ:

  • Sau khi thụ lý, Cơ quan đại diện kiểm tra, tra cứu tính xác thực của hồ sơ.
  • Việc kiểm tra của Cơ quan đại diện được thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc.

Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại trả kết quả hoặc xác minh, phản hồi xác minh.

  • Sau khi kiểm tra, xác minh hoàn tất, nếu có đủ căn cứ, trong 05 ngày làm việc Đại sứ quán ghi vào Sổ cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam.
  • Đại sứ quán cấp trích lục Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam theo mẫu quy định cho người yêu cầu.
  • Nếu không có cơ sở để cấp, Cơ quan đại diện trả lời bằng văn bản cho người có yêu cầu.

Một số nội dung cần lưu ý:

  • Trường hợp không tra cứu được thông tin, Đại sứ quán báo cáo Bộ Ngoại giao.
  • Sau đó, Bộ Ngoại Giao đề nghị Bộ Tư pháp tra cứu.
  • Trong 10 ngày làm việc, Bộ Tư pháp tra cứu và gửi văn bản trả lời.
  • Nếu có nghi ngờ về tính xác thực của giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, cơ quan đại diện báo cáo Bộ Ngoại giao để đề nghị cơ quan đã cấp giấy tờ đó xác minh.
  • Trong 10 ngày, cơ quan được yêu cầu tiến hành xác minh, gửi văn bản trả lời Bộ Ngoại Giao.
  • Sau khi nhận được trả lời, Bộ Ngoại giao ra thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đại diện. Việc thông báo được thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc.

Sau khi nhận được kết quả xác minh, Cơ quan đại diện trả kết quả trong năm ngày làm việc. Bên cạnh đó:

  • Nếu đủ căn cứ, cấp Giấy xác nhận có quốc tịch cho người có yêu cầu.
  • \Nếu không đủ căn cứ, cần trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu.

Nộp hồ sơ xác nhận có quốc tịch Việt Nam nhưng không có giấy tờ chứng minh quốc tịch thì phải làm sao?

Trường hợp nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp

Khi không có giấy tờ chứng minh quốc tịch, sẽ cần thực hiện tra cứu quốc tịch. Theo đó, Sở Tư pháp cần:

  • Yêu cầu Bộ Tư pháp tra cứu quốc tịch Việt Nam.
  • Bộ Tư pháp tra cứu và ra văn bản trả lời cho Sở Tư pháp trong 10 ngày làm việc.
  • Đề nghị cơ quan Công an cùng cấp xác minh về nhân thân của người có yêu cầu.
  • Việc xác minh của cơ quan Công an được thực hiện trong thời hạn 45 ngày làm việc.

Sau khi nhận được kết quả xác minh, Cơ quan đại diện trả kết quả trong năm ngày làm việc.

  • Nếu đủ căn cứ, cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam cho người có yêu cầu.
  • Nếu không đủ căn cứ, cần trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu.

Trường hợp nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện không giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam

Thủ tục nộp tại Cơ quan đại diện cũng tương tự như khi nộp tại Sở Tư pháp. Tuy nhiên cơ quan có trách nhiệm đề nghị các cơ quan hữu quan đi xác minh sẽ là Bộ Ngoại giao. Theo đó, Cơ quan đại diện sẽ gửi yêu cầu về cho Bộ Ngoại giao để tiến hành xác minh.

Thủ tục Xác định có quốc tịch Việt Nam

Bước một: Cơ quan đại diện trực tiếp kiểm tra và tra cứu hồ sơ trong thời hạn 05 ngày làm việc

Bước hai: Gửi yêu cầu về Việt Nam tra cứu tại cơ quan trung ương

Trường hợp không thể tra cứu, Cơ quan đại diện gửi hồ sơ về Việt Nam đề nghị tra cứu. Cơ quan đại diện gửi văn bản cho Bộ Ngoại giao, để đề nghị Bộ Tư pháp tra cứu thông tin quốc tịch.

Việc tra cúu của Bộ Tư pháp được thực hiện trong thời hạn 10 ngày làm việc. Sau đó, Bộ Tư pháp cần có văn bản trả lời Bộ Ngoại giao.

Bước ba: Trả kết quả cho người yêu cầu

Nếu kết quả tra cứu xác định người yêu cầu đáp ứng đầy đủ điều kiện thì ghi vào Sổ đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam. Và cấp cho người yêu cầu trích lục Xác định có quốc tịch Việt Nam

Nếu người yêu cầu yêu cầu cấp hộ chiếu Việt Nam thì Cơ quan đại diện làm thủ tục cấp Hộ chiếu cho họ.

Bước tư: Tiến hành xác minh lại

Nếu không đủ căn cứ, cần đề nghị Bộ Tư pháp tra cứu và gửi Bộ Công an đề nghị xác minh. Việc tra cứu, xác minh được thực hiện trong thời hạn 45 ngày.

Nếu không có cơ sở để xác định có quốc tịch Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu biết.

Giấy xác nhận quốc tịch Việt Nam

Sau khi hoàn thành toàn bộ thủ tục, đồng thời việc xác minh xác định người yêu cầu đáp ứng đầy đủ điều kiện, người yêu cầu sẽ được:

  • Cấp trích lục Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam/Xác định có quốc tịch Việt Nam theo quy định.
  • Được ghi vào Sổ cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam/Sổ đăng ký xác định người đó có quốc tịch Việt Nam.

Mẫu trích lục Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam/Xác định có quốc tịch Việt Nam được quy định tại Thông tư 02/2020/TT-BTP hướng dẫn sử dụng quản lý mẫu sổ quốc tịch và mẫu giấy tờ về quốc tịch. Thông tư này Được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 04/2024/TT-BTP ngày 06 tháng 06 năm 2024.

Việc ủy quyền trong thủ tục xác nhận quốc tịch Việt Nam

Thủ tục xác nhận quốc tịch là một thủ tục phức tạp, tốn thời gian. Do đó, nhiều người khi thực hiện thủ tục này, sẽ muốn ủy quyền cho người khác hiểu biết pháp luật thay mình giải quyết thủ tục. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam không cho phép ủy quyền trong các thủ tục liên quan đến quốc tịch. Cụ thể, Khoản 1 Điều 3 Nghị định 16/2020/NĐ-CP nêu rõ:

Điều 3. Cách thức nộp, thụ lý hồ sơ và trả kết quả giải quyết các việc về quốc tịch

1. Người xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam hoặc giải quyết các việc khác về quốc tịch có thể trực tiếp nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính… không ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ.”

Theo đó, người có yêu cầu có thể nộp trực tiếp hồ sơ hoặc qua đường bưu điện. Tuy nhiên người yêu cầu phải trực tiếp nộp hồ sơ, không được ủy quyền cho người khác nộp hộ.

Dịch vụ xác định quốc tịch Việt Nam của Luật Nhật Thư

Dịch vụ xác nhận quốc tịch Việt Nam

Tuy các thủ tục liên quan đến quốc tịch không được ủy quyền. Nhưng như đã nói ở trên, các thủ tục liên quan đến quốc tịch thường rất phức tạp, tốn nhiều thời gian.

Do đó, bạn nên cùng một công ty luật đồng hành cùng bạn trong quá trình thực hiện thủ tục. Luật Nhật Thư là một công ty luật như vậy. Dịch vụ của Luật Nhật Thư sẽ hỗ trợ bạn thực hiện các công việc sau:

  • Hỗ trợ xin lại các giấy tờ để chứng minh việc có quốc tịch Việt Nam trong trường hợp thiếu, mất;
  • Hỗ trợ soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ;
  • Thay mặt khách hàng làm việc, trao đổi với cán bộ giải quyết hồ sơ giải quyết các vướng mắc có thể phát sinh;
  • Cập nhật tình trạng hồ sơ thường xuyên cho khách hàng.

Đối với Việt kiểu, đặc biệt là những người đã rời khỏi Việt Nam từ trước thời kỳ đổi mới. Phần lớn những trường hợp này đều không lưu giữ được hồ sơ gốc. Dẫn đến họ không có giấy tờ chứng minh mình có quốc tịch Việt Nam. Khi đó, sẽ cần tra, tìm lại hồ sơ trong dữ liệu hộ tịch cũ. Cụ thể, bạn có thể tham khảo bài viết của Luật Nhật Thư về thủ tục xin cấp trích lục hộ tịch.

Trên đây là tư vấn của Luật Nhật Thư về chủ đề Thủ tục xác nhận quốc tịch Việt Nam. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn pháp lý về quốc tịch Việt Nam vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline Luật Nhật Thư 0842.894.888 (zalo/viber/line/messenger) hoặc liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới đây.

Lời kết

Các quy định của pháp luật về quốc tịch hiện nay còn chưa được rõ ràng, nhất quán và kèm theo nhiều giấy tờ hồ sơ khác nhau. Vì vậy, để thủ tục được giải quyết nhanh chóng, bạn có thể tham khảo Dịch vụ liên quan đến quốc tịch để được hỗ trợ tốt nhất.

Vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Công ty Luật Nhật Thư

🏛 Trụ sở chính: Số 4, Tổ 32, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

📍Văn phòng giao dịch: Biệt thự lotus 50, Tòa nhà EuroWinDow River Park, đường Trường Sa, Đông Hội, Đông Anh Hà Nội.

✅ Giấy Đăng ký hoạt động số 01022087/TP/ĐKHĐ do Sở Tư Pháp UBND TP. Hà Nội cấp theo Thông báo số 3174/TB-STP.

✅ Giấy phép hành nghề Luật sư/Thẻ luật sư số 17466/TP/LS-CCHN do Bộ tư pháp cấp ngày 22/11/2019.

Chi nhánh Hồ Chí Minh: Phòng 14.04 Lô B, Tòa nhà PN Techcons, 48 Hoa Sứ, Phường 7, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hòm thư: 132-0035

Hotline: Luật Nhật Thư hotline 0842894888 (Zalo/line/viber/messenger)

Website: https://luatnhatthu.vn/

Email: luatnhatthu@gmail.com

Instagram: https://www.instagram.com/luatsu.nhatthu

Fanpage: https://www.facebook.com/luatsunhatthu

DMCA.com Protection Status

 

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu!

Chúng tôi sẽ phản hồi sớm cho quý khách!