Tôi và người yêu cũ có với nhau 1 đứa con. Sau khi chia tay, anh sang định cư tại nước ngoài tôi mới biết mình có thai. Bẵng đi 6 năm, tôi nhận được tin gia đình họ đã trở về Việt Nam. Tuy nhiên bố của bé đã mất bất ngờ trong một vụ tại nạn. Tôi nuôi con một mình rất cực, bố cháu là người có điều kiện, rất nhiều tài sản. Tôi chắc chắn bé là con của bạn ấy, vì cháu giống bố y hệt, chỉ cần nhìn là nhận ra. Tôi chưa cho cháu gặp gia đình họ, vì không biết gia đình họ là người thế nào, tôi sợ họ giành mất con tôi. Tôi muốn hỏi Thủ tục nhận cha cho con khi cha đã chết để con có thể được hưởng tài sản thì có được không?
Chào bạn, việc nhận cha cho con khi cha đã chết là một thủ tục rất phức tạp. Để nắm được các thông tin cần thiết đối với thắc mắc của bạn, vui lòng liên hệ: Luật Nhật Thư Hotline 0842.894.888 (Zalo/Line/Viber/Messenger) hoặc Email: luatnhatthu@gmail.com
Mục Lục
Có được nhận cha cho con khi cha đã chết hay không?
Căn cứ theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quy định về quyền nhận cha, mẹ của con như sau:
“Điều 90: Quyền nhận cha, mẹ
1. Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.
2. Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha.”
khoản 1 Điều 90 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Bên cạnh đó,
- Việc đăng ký nhận cha, mẹ, con không có tính thời hạn bởi việc nhận cha, mẹ, con là xác nhận mối quan hệ huyết thống.
- Việc đăng ký nhận cha mẹ con có thể thực hiện bất cứ lúc nào: Từ lúc trẻ sinh ra đến khi con đã trưởng thành, hoặc cả khi người cha đã chết.
Do vậy, việc nhận cha con khi cha đã chết hoàn toàn có thể thực hiện được và được phép.
Thẩm quyền nhận cha con khi cha đã chết
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định thẩm quyền giải quyết các vụ việc về xác định cha, mẹ, con như sau:
1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật .
Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình
Thẩm quyền nhận cha con của Ủy ban nhân dân
Trường hợp không có tranh chấp, Ủy ban nhân dân có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định pháp luật về hộ tịch.
Như vậy, nếu việc nhận cha mẹ con khi các bên hoàn toàn tự nguyện, không có tranh chấp, các bên đều có mặt sẽ được thực hiện tại Ủy ban nhân dân.
Ví dụ, anh A đang có vợ hợp pháp là B nhưng lại sống chung với chị C và chị C sinh con. Nếu anh A nếu muốn nhận con chị C là con của mình thì có thể lên Ủy ban nhân dân để nhận con mà không cần sự đồng ý của chị B.
Thẩm quyền nhận cha con của Tòa án
Tòa án sẽ có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp:
- Có tranh chấp hoặc
- Người được yêu cầu xác định là cha. mẹ, con đã chết
Do đó, trong hai trường hợp này sẽ thực hiện khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Việc thực hiện thủ tục nhận cha cho con khi cha đã chết được hiện tại Tòa án phải tuân thủ pháp luật về tố tụng dân sự.Vậy nên việc thực hiện thủ tục này sẽ mất nhiều thời gian hơn việc nhận cha con tại Ủy ban nhân dân
Vui lòng tham khảo bài viết: Thủ tục nhận cha cho con tại Tòa án
Ai có quyền yêu cầu nhận cha, mẹ, con
Câu hỏi:
Chào luật sư, cho em hỏi để thực hiện thủ tục nhận cha cho con khi cha đã chết thì ai có quyền yêu cầu ạ? Em và bố của con em không đăng ký kết hôn thì em có quyền yêu cầu không? Và em sẽ lấy tư cách thế nào để yêu cầu? Xin cám ơn Luật sư hỗ trợ.
Trả lời:
Điều 102, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
- Người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con phải là người cha, người mẹ hoặc người con.
- Trường hơp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết hoặc có yêu cầu về việc xác định cha, mẹ, con mà người có yêu cầu chết thì người thân thích của người này có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con cho người yêu cầu đã chết.
Ngoài ra còn có các cá nhân, tổ chức, cơ sau đây có quyền yêu cầu nhận cha con:
- Cha, mẹ, con, người giám hộ;
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
- Hội liên hiệp phụ nữ.
Thủ tục nhận cha cho con khi cha đã chết
Thực hiện thủ tục nhận cha con khi cha đã chết tại đâu?
Như đã nói trên, thủ nhận cha cho con khi cha đã chết cần được thực hiện tại Tòa án.
Tuy nhiên, người có yêu cầu cần xác định được Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha con để tranh nộp hồ sơ sai thẩm quyền.
Tại điểm b khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Tòa án nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xác định cha, mẹ cho con theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình
Đồng thời tại điểm t khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định rằng Tòa án nơi cư trú, làm việc của người yêu cầu có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xác định cha, mẹ cho con
Hồ sơ khởi kiện thủ tục nhận cha cho con khi cha đã chết
Hồ sơ yêu cầu xác định cha cho con khi người cha đã chết bao gồm những giấy tờ sau:
Thứ nhất: Đơn khởi kiện
- Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
- Tên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu như có) của người yêu cầu;
- Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu;
- Tên, địa chỉ, thông tin cá nhân của những người có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu (nếu có);
- Những thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;
- Người yêu cầu là cá nhân phải ký rõ họ tên
Thứ hai: Các giấy tờ liên quan khác
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh mối quan hệ cha con giữa người yêu cầu và người được yêu cầu (xét nghiệm ADN của cơ quan có thẩm quyền)
- Giấy chứng tử/khai tử của người cha
- Xác nhận cư trú của người yêu cầu xác nhận cha con (Mẫu CT07)
- Giấy tờ tùy thân của người yêu cầu xác nhận cha con (CCCD/Hộ chiếu/CMND)
- Giấy tờ liên quan đến con (Giấy khai sinh/Chứng sinh)
- Giấy tờ hợp pháp hóa lãnh sự nếu con sinh ra ở nước ngoài;
Trình tự làm thủ tục nhận cha cho con khi cha đã chết xác tại Tòa án
Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện
Lưu ý: Việc xác định tư cách của đương sự tham gia phiên Tòa cũng rất quan trọng khi làm hồ sơ xin xác nhận cha con. Thông thường, một phiên toà sẽ bao gồm các tư cách đương sự như sau:
- Nguyên đơn khởi kiện;
- Bị đơn dân sự;
- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Thực tế, khi thực hiện thủ tục xác nhận cha con tại Tòa, việc xác định tư cách tố tụng của các bên sẽ dễ hơn khi các bên còn sống. Tuy nhiên, việc khởi kiện lên Tòa trong trường hợp người có liên quan, cụ thể là người cha, đã chết thường rất khó khăn do khó xác định được ý chí của người cha. Việc xác định tư cách tham gia khởi kiện ngay từ đầu giúp quá trình giải quyết nhanh chóng hơn cho các bên.
Phương thức nộp hồ sơ khởi kiện có thể thực hiện một trong các cách thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án;
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
Việc nộp sơ lên Tòa án cũng cần đúng thẩm quyền về cấp và lãnh thổ để tránh hồ sơ bị từ chối.
Theo quy định pháp luật, người yêu cầu xác định cha cho con khi người cha đã chết phải nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người yêu cầu cư trú, làm việc. Nếu có yêu tố nước ngoài, hồ sơ sẽ phải nộp tại tòa án tỉnh.
Bước 2: Toà án Thụ lý hồ sơ
Sau khi nhận hồ sơ được 05 ngày, Tòa án sẽ xem xét hồ sơ và ra một trong các quyết định sau:
- Thụ lý vụ án xác nhận cha con nếu hồ sơ đầy đủ;
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ còn thiếu;
- Chuyển vụ án sang Tòa án khác;
Quy trình Thụ lý hồ sơ của Toà án như sau:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.
- Tòa án thụ lý đơn khi người yêu cầu nộp biên lai thu tiền lệ phí, Trường hợp yêu cầu xác nhận cha con khi người cha đã chết thì được miễn lệ phí theo quy định
- Trong vòng 03 ngày làm việc, Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án cho các bên đương sự
Bước 3: Các bên tham gia xét xử
Chuẩn bị xét đơn yêu cầu xác định cha cho con khi người cha đã chết:
Trong vòng 01 tháng kể từ ngày Tòa án thụ lý là thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu xác định cha cho con khi cha đã chết
Tòa án tiến hành các yêu cầu như:
- Lập hồ sơ vụ án
- Làm rõ tình tiết, xác minh, thu thập chứng cứ
- Yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ;
- Mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải
Sau đó Tòa án sẽ ra một trong các quyết định tố tụng như sau:
- Công nhận thỏa thuận các bên, khi đó Tòa án sẽ ra quyết định công nhận cha con;
- Đưa vụ án ra xét xử;
- Tạm đình chỉ giải quyết vụ án;
- Đình chỉ giải quyết vụ án.
Có thể xét nghiệm huyết thống cha con khi cha đã chết được không?
Hiện nay việc giám định ADN được thực hiện theo 02 cách:
- Tự cha mẹ đi giám định tại các trung tâm giám định;
- Giám định theo chỉ định của Tòa án.
Trường hợp người cha đã mất, đa phần cần đến sự hỗ trợ của Tòa án trong việc thực hiện xét nghiệm do tính đặc thù của việc xét nghiệm hài cốt. Tuy nhiên, khi người cha đã qua đời, việc xét nghiệm trở nên phức tạp hơn do không thể lấy mẫu trực tiếp từ người cần kiểm tra.
Trong trường hợp này, có thể sử dụng các mẫu sinh phẩm còn lưu giữ như tóc, móng tay, xương hoặc răng của người cha (nếu còn).
Ngoài ra, có thể xét nghiệm ADN từ người thân trực hệ của cha, như ông bà nội, anh chị em ruột của cha hoặc con cái khác. Phương pháp này giúp xác định mối quan hệ gián tiếp dựa trên đặc điểm di truyền chung.
Tuy nhiên, xét nghiệm ADN sau khi cha đã mất gặp nhiều khó khăn như
- Việc thu thập mẫu sinh phẩm từ thi thể cần có sự đồng ý của gia đình hoặc cơ quan có thẩm quyền.
- Nếu xét nghiệm thông qua người thân, độ chính xác có thể không bằng so với xét nghiệm trực tiếp.
- Chi phí thực hiện cũng cao hơn, thời gian kéo dài và có thể phát sinh tranh chấp pháp lý nếu kết quả ảnh hưởng đến quyền thừa kế hoặc các vấn đề pháp lý khác.
Vui lòng xem thêm bài viết: Dịch vụ xét nghiệm ADN huyết thống tại nhà
Việc nhận cha con có ảnh hưởng đến quyền thừa kế theo di chúc của cha không?
Câu hỏi:
Chồng tôi mới mất gần đây và để lại di chúc chia tài sản cho tôi và các con. Sau tang lễ không lâu thì cô bồ nhí của chồng tôi mang theo đứa nhỏ nói là con của chồng tôi đến để nhận cha con và đòi tài sản. Tôi biết cô bồ nhí này và đúng đứa trẻ là con riêng của chồng tôi. Họ nói sẽ kiện để nhận cha con để buộc gia đình tôi phải chia tài sản cho đứa nhỏ. Giả sử họ nhận được cha con, thì tài sản của chồng tôi có phải chia lại không? Và tôi có quyền từ chối cho giám định hay không?
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho Luật Nhật Thư.
Theo Bộ luật dân sự 2015, nếu di chúc hợp pháp và cha đã chỉ định rõ ai là người thừa kế, thì việc nhận cha con không làm thay đổi nội dung di chúc. Người con dù được công nhận cũng chỉ có quyền hưởng thừa kế nếu được ghi nhận trong di chúc.
Tuy nhiên, pháp luật cho phép trường hợp người con được hưởng ít nhất 2/3 suất thừa kế theo pháp luật, ngay cả khi không có tên trong di chúc như sau:
- Con ngoài giá thú là con chưa thành niên hoặc
- Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động
Vì thế, nếu con riêng của chồng bạn thuộc một trong hai trường hợp nêu trên, thì vẫn được hưởng tài sản thừa kế của chồng bạn.
Để chứng minh về quan hệ cha con, bạn quyền yêu cầu toà án xác nhận cha con. Việc giám định, chưng cầu giám định sẽ phụ thuộc vào quyết định của toà án.
Làm thủ tục nhận cha cho con thì chồng hiện tại có biết không?
Câu hỏi:
Tôi và chồng hiện tại kết hôm được 10 năm. Lúc kết hôn tôi đang có thai 3 tháng với người khác nhưng anh vẫn chấp nhận cháu làm con. Sau này, tôi biết được bố ruột của cháu đã mất và có để tài sản sản lớn. Tôi muốn cháu được nhận khoản thừa kế này, nhưng tôi lo sẽ làm chồng hiện tại buồn. Liệu có cách nào nhận cha con mà chồng tôi không biết không?
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho Luật Nhật Thư
Việc nhận cha con khi người cha đã chết là thủ tục phải thực hiện tại Tòa án. Người cha pháp lý của con bạn, tức chồng bạn hiện tại phải tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Do vậy, chồng hiện tại của bạn có quyền nhận được thông báo từ Tòa án trong trường hợp bạn khởi kiện cha cha con
Vui lòng xem thêm bài viết: Thủ tục nhận cha con có yếu tố nước ngoài
Dịch vụ thực hiện thủ tục nhận cha con khi cha đã chết
Việc nhận cha con khi cha đã chết là một thủ tục khá phức tạp trên thực tế. Thông thường, việc khó khăn trong trường hợp này là lấy mẫu xét nghiệm huyết thống. Tuy nhiên, đây là một thủ tục rất cần thiết và quan trọng đối với nhiều cá nhân trong nhiều trường hợp. Do đó, Luật Nhật Thư sẵn sàng hỗ trợ khách hàng xử lý các vấn đề cấp thiết này.
Đến với dịch vụ của Luật Nhật Thư, khách hàng sẽ được hỗ trợ:
- Tư vấn chi tiết về hồ sơ, thủ tục
- Tư vấn phương án giải quyết phù hợp
- Hỗ trợ chuẩn bị, thu thập hồ sơ tài liệu, chứng cứ cần thiết cho quá trình giải quyết thủ tục
- Nhận uỷ quyền tham gia tố tụng tại Toà án
- Hỗ trợ làm việc với Toà án, với các bên giám định để việc xác nhận cha con được thực hiện nhanh nhất
- Tư vấn các nội dung pháp lý cần thiết khác liên quan đến yêu cầu, quyền lợi của khách hàng
Về chúng tôi
Để được giải đáp chi tiết về Thủ tục nhận cha cho con khi cha đã chết vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau đây:
Công ty Luật Nhật Thư
🏛 Trụ sở chính: Số 4, Tổ 32, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
📍Văn phòng giao dịch: Biệt thự lotus 50, Tòa nhà EuroWinDow River Park, đường Trường Sa, Đông Hội, Đông Anh Hà Nội.
✅ Giấy Đăng ký hoạt động số 01022087/TP/ĐKHĐ do Sở Tư Pháp UBND TP. Hà Nội cấp theo Thông báo số 3174/TB-STP.
Chi nhánh Hồ Chí Minh: Phòng 14.04 Lô B, Tòa nhà PN Techcons, 48 Hoa Sứ, Phường 7, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hòm thư: 132-0035
Hotline: Luật Nhật Thư hotline 0842894888 (Zalo/line/viber/messenger)
Website: https://luatnhatthu.vn/
Email: luatnhatthu@gmail.com
Instagram: https://www.instagram.com/luatsu.nhatthu
Fanpage: https://www.facebook.com/luatsunhatthu