Bằng chứng giành quyền nuôi con gồm những gì?

Bằng chứng giành quyền nuôi con gồm những gì?
Chào Luật sư! Tôi là Nguyễn Diệu L, tôi và chồng tôi đang giải quyết vấn đề ly hôn, nhưng chúng tôi không thỏa thuận được với nhau về quyền nuôi con, con chúng tôi hiện tại được 4 tuổi. Chồng tôi cũng muốn nuôi cháu bé, tôi cũng muốn nuôi. Vậy làm sao để giành được quyền nuôi con? Bằng chứng giành nuôi con gồm những gì? Rất mong Luật sư tư vấn, trân trọng cảm ơn Luật sư!
Ly hôn là một sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhân. Kèm theo đó kéo theo nhiều hệ quả, một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất khi ly hôn là tranh chấp con chung. Câu hỏi của bạn là câu hỏi mà rất nhiều bạn đọc của Luật Nhật Thư đang thắc mắc. Là bậc cha mẹ ai cũng muốn trực tiếp nuôi dưỡng con cái, vì thế việc tranh chấp giành quyền nuôi con sau ly hôn là vấn đề thường xuyên xảy ra. Qua bài viết này, Luật Nhật Thư sẽ giải đáp câu hỏi của bạn và các những vấn đề liên quan khác, có liên quan đến căn cứ giành quyền nuôi con. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Luật Nhật Thư 0842.894.888 (Zalo/line/viber/messenger).
Bằng chứng giành quyền nuôi con gồm những gì?
Bằng chứng giành quyền nuôi con gồm những gì?

Điều kiện Tòa án xem xét giao con cho cha, mẹ khi ly hôn

Dưới góc độ pháp lý, Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

  • Vợ chồng có thể thỏa thuận con sẽ do ai nuôi dưỡng sau khi ly hôn. Đồng thời, hai người cũng có thể thỏa thuận về quyền gặp con, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi “đường ai nấy đi”. Tòa án sẽ tôn trọng và công nhận sự thỏa thuận của các bên.
  • Nếu không thỏa thuận được, Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để quyết định giao con cho vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục sau khi ly hôn.
  • Nếu còn dưới 36 tháng tuổi thì Tòa án sẽ giao con cho mẹ trực tiếp nuôi, người cha sẽ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Chỉ trường hợp mẹ không đủ điều kiện nuôi thì con dưới 36 tháng tuổi mới được giao cho cha nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục…
  • Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con trước khi giao cho cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.

Như vậy, khi không có thỏa thuận thì Tòa án sẽ dựa vào nhiều yếu tố nhưng hơn hết là phải có căn cứ cho việc cha, mẹ đủ điều kiện để bảo đảm quyền lợi về mọi mặt cho con.

Vui lòng xem thêm bài viết: Giành quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn

Bằng chứng giành quyền nuôi con gồm những gì?

Như phân tích ở trên, việc giành quyền nuôi con khi không thỏa thuận được sẽ do Tòa án ấn định. Tuy nhiên, pháp luật không quy định cụ thể các điều kiện giành quyền nuôi con cũng như căn cứ để ấn định giao con cho cha hay mẹ. Do đó, trên thực tế, các bên thường sẽ chứng minh những vấn đề sau đây:

Có thu nhập đảm bảo nuôi dưỡng, chăm sóc tốt nhất cho con

Đây có thể coi là một trong những yếu tố quan trọng khi cha, mẹ muốn giành quyền nuôi con khi ly hôn. Bởi khi có một cuộc sống đảm bảo, có điều kiện về chất như có thu nhập ổn định thông qua việc công việc ổn định, lương cao, thu nhập ổn định, có sổ tiết kiệm…

Những yếu tố về vật chất này đủ để đảm bảo trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con đầy đủ và cho con được học hành trong môi trường giáo dục tốt nhất.

Có thời gian, giành nhiều tình cảm quan tâm, yêu thương con

Ngoài vật chất, yếu tố tinh thần của con cũng là một trong những vấn đề quan trọng. Theo đó, khi bản thân có thời gian chăm sóc con, bên cạnh con, yêu thương, tôn trọng ý kiến của con, không phân biệt đối xử với con… thì sẽ có phần “thắng” trong việc giành quyền nuôi con.

Những bằng chứng trong trường hợp này có thể về thời gian làm việc của người muốn giành quyền nuôi con; đối phương là người thường xuyên đi công tác, thường xuyên đi xa nhà, không có thời gian chăm sóc cho con…

Chứng minh có nhiều điều kiện khác tốt cho con hơn đối phương

Ngoài yếu tố về vật chất và tinh thần, nhiều khi đương sự cũng cần phải chứng minh các điều kiện khác như có thể tạo môi trường, không gian tốt nhất cho con phát triển…

Chứng minh đối phương không đáp ứng điều kiện giành quyền nuôi con trực tiếp

Đây được xem là một trong những biện pháp để Tòa án xem xét điều kiện tốt nhất cho con. Nếu xét về vật chất, tinh thần và điều kiện khác, các đương sự đều có tình huống tương tự nhau thì đây sẽ là một trong những yếu tố quan trọng để Tòa án xem xét giao cho cho ai.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, không phải cứ liệt kê ra những điều kiện, yếu tố như trên là được mà cha, mẹ cần phải có bằng chứng cụ thể, rõ ràng, đầy đủ sức thuyết phục để Tòa án căn cứ vào đó xem xét, quyết định người trực tiếp nuôi con.

Bài viết có liên quan:05 Điều kiện giành quyền nuôi con theo quy định mới nhất

Bằng chứng giành quyền nuôi con gồm những gì?
Bệnh án nghiện ma tuý – bằng chứng giành quyền nuôi con 

Trong trường hợp điều kiện, khả năng kinh tế của vợ chồng ngang nhau thì những vấn đề cần chứng minh trong trường hợp này cần có:

Bằng chứng đối phương bị mất năng lực hành vi dân sự

Theo quy định pháp luật, tại thời điểm ly hôn mà vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự thì sẽ không được quyền nuôi con, bởi vì người bị mất năng lực hành vi dân sự thì không thể ý thức được trách nhiệm của mình đối với con cái, do đó không thể chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con cái được.

Bằng chứng ngoại tình của đối phương

Ngoại tình được hiểu là người đang có vợ hoặc chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác thì đó là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nghĩa vụ vợ chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Do đó, khi ly hôn giành quyền nuôi con mà đối phương là bên có lỗi, vi phạm pháp luật thì đó là một chứng cứ chứng minh người đó không đủ tư cách, nhân phẩm đạo đức để nuôi dạy con cái.

Tuy nhiên, bằng chứng ngoại tình không phải là quyết định, đó cũng là một trong những bằng chứng để giành quyền nuôi con khi ly hôn và để Toà án xem xét và căn cứ vào đó để ra quyết định.

Bằng chứng đối phương có hành vi bạo lực đối với con

Khi đối phương có hành vi bạo lực đối với người con thì đó là một bằng chứng để giành quyền nuôi con hiệu quả, bởi vì bạo lực gia đình là hành vi vi phạm pháp luật, Toà án không thể chấp nhận việc giao con cho một người thường xuyên có hành vi bạo lực, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người con.

Do đó, nếu như đối phương thường xuyên có hành vi bạo lực đối với con, bạn có thể thu thập lại bằng cách quay video clip hoặc chụp ảnh lại để làm chứng cứ chứng minh hành vi bạo lực đó.

Bằng chứng đối phương có lối sống đồi trụy

Tại điểm c khoản 1 Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định, người có lối sống đồi trụy thì sẽ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên, do đó trong trường hợp vợ hoặc chồng có lối sống đồi trụy thì bạn có thể thu thập lại để làm bằng chứng giành quyền nuôi con khi ly hôn một cách hiệu quả.

Bằng chứng đối phương xúi giục con làm chuyện vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội

Tại điểm d khoản 1 Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định, người nào có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, đạo đức xã hội thì sẽ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Do đó, trong trường hợp đối phương xúi giục hoặc ép buộc con làm việc trái pháp luật thì bạn có thể thu thập lại để làm bằng chứng giành quyền nuôi con khi ly hôn.

Bằng chứng đối với phương phá tán tài sản của con

Ví dụ: Người con có tài sản riêng nhưng chưa thành niên cho nên người cha quản lý tài sản riêng của con. Trong quá trình quản lý tài sản riêng của con, người cha thường xuyên ăn nhậu, chơi bời dẫn đến tình trạng không có tiền, sau đó bán tài sản hoặc sử dụng tài sản của con cho việc ăn nhậu, chơi bời của mình

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định, người nào có hành vi phá tán tài sản của con thì cũng bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên, do đó nếu có căn cứ cho thấy vợ hoặc chồng phá tài sản của con thì bạn có thể tiến hành thu thập để phục vụ việc giành nuôi con sau này.

Bằng chứng đối phương vi phạm nghĩa vụ đối với con cái

Người nào có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Cụ thể Toà án ra quyết định không cho trông nom, chăm sóc, giáo dục con.

Bằng chứng giành quyền nuôi con gồm những gì?
Mẫu ly hôn đơn phương – giành quyền nuôi con

Vui lòng xem thêm bài viết: Giành quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn

Thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con có phức tạp không?

Câu hỏi:

Chào Luật sư! Tôi và chồng kết hôn năm 2017, quá trình chung sống chúng tôi có một cháu trai 4 tuổi. Hiện nay, do mâu thuẫn vợ chồng nên tôi muốn ly hôn đơn phương và muốn giành quyền nuôi con. Tôi muốn biết hồ sơ, thủ tục ly hôn, điều kiện giành quyền nuôi con có phức tạp không? Tôi cần làm gì để được quyền nuôi con. Nhờ Luật sư tư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

 Chào bạn, Luật Nhật Thư tư vấn về trường hợp của bạn như sau:

  • Về mặt giấy tờ hồ sơ, bạn cần chuẩn bị:
  • Đơn khởi kiện;
  • Các giấy tờ chứng minh quan hệ vợ chồng và giấy tờ nhân thân vợ chồng;
  • Giấy khai sinh của con;
  • Các bằng chứng, chứng cứ chứng minh đủ điều kiện để giành quyền nuôi con mà Luật Nhật Thư đã hướng dẫn ở trên.

Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con. Thủ tục ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con được thực hiện tương tự như khi ly hôn đơn phương. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như chúng tôi đã hướng dẫn, bạn nộp hồ sơ đến Tòa án nơi chồng bạn đang cư trú để yêu cầu Tòa án để được giải quyết. Thủ tục ly hôn đơn phương, giành quyền nuôi con, bạn cần thực hiện 05 bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn giành quyền nuôi con và nộp đến Tòa án có thẩm quyền;
  • Bước 2: Nộp tiền tạm ứng án phí khi đủ điều kiện để tòa án thụ lý vụ án;
  • Bước 3: Tham gia các phiên họp, phiên hòa giải, các buổi lấy lời khai tại tòa;
  • Bước 4: Tham gia phiên tòa xét xử ly hôn đơn phương, giành quyền nuôi con. 
  • Bước 5: Nhận bản án, quyết định ly hôn giành quyền nuôi con để thi hành hoặc thực hiện thủ tục kháng cáo khi không đồng ý với quyết định của Tòa án. 

Trong trường hợp muốn tiến hành thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con khi con còn nhỏ mà không biết xử lý thế nào, vui lòng liên hệ Luật Nhật Thư 0842894888 (Zalo/line/viber/messenger) để được Luật sư có chuyên môn cao trong lĩnh vực tư vấn hôn nhân gia đình hướng dẫn cụ thể.

Bài viết có liên quan: Đơn phương ly hôn có được quyền nuôi con không?

Bằng chứng giành quyền nuôi con gồm những gì?
Bản án ly hôn giành quyền nuôi con

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

Câu hỏi: 

Xin chào Luật Sư. Vợ chồng tôi kết hôn năm 2016, nay do xảy ra nhiều bất đồng mâu thuẫn không thể giải quyết được nên cả hai đã quyết định sẽ ly hôn. Tuy nhiên, cả hai chưa thỏa thuận được ai sẽ là người nuôi con sau ly hôn bởi tôi và chồng đều muốn giành quyền nuôi con. Tôi có thắc mắc rằng quy định pháp luật về việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Chào bạn, căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình quy định như sau:

  • Sau khi ly hôn; cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
  • Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con; nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom; chăm sóc, nuôi dưỡng; giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, theo quy định pháp luật nêu trên khi hai người không chung sống với nhau nữa thì cha, mẹ vẫn phải thực hiện quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc; nuôi dưỡng, giáo dục con; không phải trường hợp nào cha mẹ cũng xảy ra tranh giành nuôi con. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi con trong các trường hợp sau đây: Con chưa thành niên; Con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự; không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình 

Bài viết có liên quan: QUY ĐỊNH VỀ MỨC CẤP DƯỠNG NUÔI CON SAU LY HÔN MỚI NHẤT

Vui lòng xem thêm bài viết: Con dưới 36 tháng tuổi có được ly hôn không?

Luật sư giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con, cấp dưỡng cho con sau ly hôn

Luật Nhật Thư là Công ty Luật chuyên sâu trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, chuyên giải quyết các vụ việc tranh chấp từ con cái, tài sản, cấp dưỡng….. các vụ việc phức tạp có tranh chấp kéo dài. Với kinh nghiệm lâu năm và chuyên môn bài bản, Luật Nhật Thư sẵn sàng 

  • Tiếp cận thông tin vụ việc, đưa ra tư vấn sơ bộ cho khách hàng 
  • Định hướng khách hàng phương án giải quyết phù hợp nhận 
  • Giải quyết trọn gói vụ việc cho khách hàng 
  • Tham gia đàm phán, thảo luận, làm việc cùng khách hàng với vợ/chồng hoặc luật sư phía vợ/chồng của khách hàng để đi đến thống nhất và phương án giải quyết phù hợp nhất cho cả hai bên
  • Tham gia tố tụng tại toà án trong trường hợp phát sinh tranh chấp
  • Tham gia hỗ trợ các công việc cần thiết khác theo yêu cầu của khách hàng
Bằng chứng giành quyền nuôi con gồm những gì?
Công ty Luật Nhật Thư – chuyên lĩnh vực hôn nhân và gia đình

Để được tư vấn về “Bằng chứng giành quyền nuôi con gồm những gì?” cũng như Dịch vụ ly hôn trọn gói tại Hà Nội uy tín và nhanh nhất, quý khách hàng có thể liên hệ qua thông tin: 

Công ty Luật Nhật Thư

🏛 Trụ sở chính: Số 4, Tổ 32, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

📍Văn phòng giao dịch: Biệt thự lotus 50, Tòa nhà EuroWinDow River Park, đường Trường Sa, Đông Hội, Đông Anh Hà Nội.

✅ Giấy Đăng ký hoạt động số 01022087/TP/ĐKHĐ do Sở Tư Pháp UBND TP. Hà Nội cấp theo Thông báo số 3174/TB-STP.

✅ Giấy phép hành nghề Luật sư/Thẻ luật sư số 17466/TP/LS-CCHN do Bộ tư pháp cấp ngày 22/11/2019.

Chi nhánh tại Đà Nẵng: 147 Núi Thành, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Chi nhánh Hồ Chí Minh: 84N Nguyễn Đình Chiểu, ĐaKao, quận 01, TP. Hồ Chí Minh

Đại diện Công ty TNHH Nhật Thư Law tại Nhật Bản:

Địa chỉ Văn phòng:

  • VISTERIA BLG 4-9-17 HIRAI – EDOGAWAKU – TOKYO
  • VICTORIABIG4-9-17 Hirai-Edogawa-ku-Tokyo

Hòm thư: 132-0035

Hotline: Luật Nhật Thư 0842894888 (Zalo/viber/line/messenger)

Website:  https://luatnhatthu.vn/

Email:  luatnhatthu@gmail.com

Instagram:  https://www.instagram.com/luatsu.nhatthu

Fanpage: https://www.facebook.com/luatsunhatth

DMCA.com Protection Status

 

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu!

Chúng tôi sẽ phản hồi sớm cho quý khách!