Đơn trình bày nhu cầu, nguyện vọng của con, những lý do cho rằng yêu cầu của mình là hợp lý hoặc trình bày những điều kiện ưu tiên để có thể trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Mẫu đơn nguyện vọng của con là gì, viết như thế nào, nội dung đơn sẽ cần có những ý chính gì, xin mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi. Để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí, vui lòng liên hệ hotline: Luật Nhật Thư 0842.894.888 (zalo/viber/line/messenger)
Mục Lục
Mẫu đơn nguyện vọng của con là gì?
Mẫu đơn nguyện vọng của con là văn bản được cá nhân là cha/mẹ của trẻ sử dụng để trình bày với chủ thể có thẩm quyền về nguyện vọng nuôi con của mình (thông thường là con chung, và thực hiện trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn tại tòa án).
Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Mẫu đơn nguyện vọng của con
Tải mẫu đơn nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn: Tải xuống
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………….., ngày…….tháng…….năm……….
ĐƠN TRÌNH BÀY NGUYỆN VỌNG CỦA CON
Kính gửi: Tòa án nhân dân quận/huyện ……
Cháu tên là: ……………..……………..
Sinh ngày: ………………
Địa chỉ hiện tại ………..……………..…………………………………………………..
Cháu làm đơn này xin trình bày với Tòa án một nguyện vọng như sau :
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
(Căn cứ theo các trường hợp cụ thể thì trình bày nội dung phù hợp với hoàn cảnh của từng gia đình, bạn có thể tham khảo nội dung sau)
Cháu là con của Bố Nguyễn Văn B và Mẹ Trần Thị C, từ trước đến bây giờ cháu thấy Bố Mẹ cháu sống rất hạnh phúc nhưng thời gian gần đây Bố cháu thường xuyên đi công tác xa, khi về Bố Mẹ cháu lại cãi nhau, hiện nay Bố Mẹ cháu không còn ở chung một nhà. Bố về ở với ông bà nội, còn cháu ở với mẹ cháu. Cháu rất yêu bố mẹ cháu và bố mẹ cháu cũng rất yêu thương cháu.
Nếu trường hợp bố mẹ cháu không ở với nhau nữa mà phải ly hôn ở Tòa án thì cháu xin được ở với Mẹ, vì Mẹ yêu thương cháu nhiều hơn, chăm sóc cháu tốt hơn. Còn Bố hay đi công tác xa nên cháu không muốn ở với Bố.
Cháu làm đơn này kính mong Tòa án chấp nhận nguyện vọng này của cháu.
Cháu xin chân thành cảm ơn!
Tôi xác nhận chữ viết, nguyện vọng trong đơn này là của con tôi |
Người làm đơn (Ký, ghi rõ họ và tên) |
Thủ tục nộp đơn trình bày nguyện vọng của con
Khi hai vợ chồng ly hôn thuận tình hoặc ly hôn đơn phương (ly hôn theo yêu cầu một bên) thì có thể nộp đơn trình bày nguyện vọng của con này kèm theo hồ sơ ly hôn gửi lên Tòa án hoặc có thể bổ sung trong quá trình hòa giải.
– Ly hôn thuận tình: Trong trường hợp ly hôn thuận tình, hai vợ chồng đã thỏa thuận được với nhau về quyền nuôi con + thêm đơn trình bày nguyện vọng của con thì Tòa sẽ quyết định Công nhận sự thỏa thuận đó.
Ví dụ: Con mong muốn ở với mẹ và hai vợ chồng cũng thỏa thuận con ở với mẹ thì Tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận đó, quyết định người mẹ sẽ là người trực tiếp nuôi con.
Trường hợp nếu nguyện vọng con muốn ở với mẹ mà hai vợ chồng thỏa thuận con ở với bố thì Tòa án sẽ xem xét tiến hành hòa giải hoặc chuyển qua trường hợp đơn phương.
– Ly hôn đơn phương: Khi nhận được đơn trình bày nguyện vọng Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng này của con và điều kiện về mọi mặt của Bố, Mẹ dành cho con từ đó quyết định ai là người được quyền trực tiếp nuôi con.
Xem thêm bài viết có liên quan:
Thời gian giải quyết ly hôn mất bao lâu?
Hồ sơ ly hôn mua ở đâu thì hợp lệ?
Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn được quy định ra sao?
Theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2014 hiện hành, cấp dưỡng được hiểu là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con như sau:
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Như vậy, theo quy định pháp luật nêu trên có thể xác định nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn thuộc về người không trực tiếp nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng này sẽ kéo dài đến khi người con đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình.
Xem thêm bài viết có liên quan:
Thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con khi ly hôn
05 Điều kiện Giành Quyền Nuôi Con theo Quy định của pháp luật mới nhất
Nguyên tắc khi lấy ý kiến của trẻ đủ 7 tuổi khi bố mẹ ly hôn
– Việc lấy ý kiến của trẻ phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của trẻ.
– Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ.
– Phải đảm bảo giữ bí mật cá nhân của trẻ.
– Phương pháp lấy ý kiến phải căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của trẻ để quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng.
Trên đây là các thông tin về Quy định “Mẫu đơn nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan đến thủ tục ly hôn hay soạn thảo hồ sơ ly hôn… có thể tham khảo và liên hệ tới hotline 0842.894.888 của Luật Nhật Thư để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp:
Có thể thỏa thuận nuôi con sau ly hôn được không?
Câu trả lời là Có. Căn cứ Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Việc nuôi con từ đủ 36 tháng tuổi trở lên sau ly hôn như thế nào?
Vợ/chồng có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi theo nguyên tắc: Dựa vào quyền lợi về mọi mặt của con (Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện kinh tế, chỗ ở, thời gian chăm sóc con…. để quyết định giao con); Xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Khi nào cha, mẹ sẽ bị hạn chế quyền nuôi con?
Căn cứ khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
b) Phá tán tài sản của con;
c) Có lối sống đồi trụy;
d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Về chúng tôi
Để được tư vấn về Mẫu đơn nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn, quý khách hàng có thể liên hệ qua thông tin:
Công ty Luật Nhật Thư
🏛 Trụ sở chính: Số 4, Tổ 32, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
📍Văn phòng giao dịch: Biệt thự lotus 50, Tòa nhà EuroWinDow River Park, đường Trường Sa, Đông Hội, Đông Anh Hà Nội.
✅ Giấy Đăng ký hoạt động số 01022087/TP/ĐKHĐ do Sở Tư Pháp UBND TP. Hà Nội cấp theo Thông báo số 3174/TB-STP.
✅ Giấy phép hành nghề Luật sư/Thẻ luật sư số 17466/TP/LS-CCHN do Bộ tư pháp cấp ngày 22/11/2019.
Chi nhánh tại Đà Nẵng: 147 Núi Thành, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Chi nhánh Hồ Chí Minh: 84N Nguyễn Đình Chiểu, ĐaKao, quận 01, TP. Hồ Chí Minh
Đại diện Công ty TNHH Nhật Thư Law tại Nhật Bản:
Địa chỉ Văn phòng:
- VISTERIA BLG 4-9-17 HIRAI – EDOGAWAKU – TOKYO
- VICTORIABIG4-9-17 Hirai-Edogawa-ku-Tokyo
Hòm thư: 132-0035
Hotline: Luật Nhật Thư 0842894888 (Zalo/viber/line/messenger)
Website: https://luatnhatthu.vn/
Email: luatnhatthu@gmail.com
Instagram: https://www.instagram.com/luatsu.nhatthu
Fanpage: https://www.facebook.com/luatsunhatthu