MẪU ĐƠN THAY ĐỔI QUYỀN NUÔI CON – ĐƠN KHỞI KIỆN GIÀNH QUYỀN NUÔI CON

Thông thường, sau khi giải quyết ly hôn Toà án sẽ giao con cho bố hoặc mẹ nuôi trực tiếp nuôi (Có thể theo thoả thuận hoặc do Toà án ra phán quyết). Tuy nhiên, sau đó vì nhiều lí do mà một bên muốn thay đổi quyền nuôi con; muốn làm đơn giành quyền nuôi con sau khi đã ly hôn xong và có phán quyết về người nuôi con. Vậy, mẫu đơn thay đổi quyền nuôi con như thế nào? Thủ tục giành quyền nuôi con sau khi ly hôn có phức tạp không? là rất nhiều các thắc mắc mà độc giả của Luật Nhật Thư đã gửi về hòm thư câu hỏi qua email: Luatnhatthu@gmail.com

Chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn mọi thông tin liên quan đến thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn tại bài viết này. Để được tư vấn miễn phí và sử dụng dịch vụ Luật sư giành quyền nuôi con trọn gói, vui lòng liên hệ dịch vụ, hotline: Luật Nhật Thư 0842.894.888 (Zalo/Viber/Line/Messenger).

Căn cứ để thay đổi quyền nuôi con

Căn cứ để thay đổi quyền nuôi con được quy định trong Luật hôn nhân gia đình 2014, bao gồm các căn cứ sau:

  • Cha, mẹ có thoả thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con
  • Người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con
  • Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con trong trường hợp xét thấy người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

Các trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con bao gồm:

  • Người thân;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

Bên cạnh đó, trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Thông thường, các căn cứ để thay đổi quyền nuôi con trên thực tế thường xác định vào:

  • Điều kiện thời gian chăm con;
  • Điều kiện kinh tế
  • việc nuôi dưỡng giáo dục con.

Tức là các căn cứ vào việc nếu người đang trực tiếp nuôi con không có thời gian chăm con; bỏ bê con cái; giáo dục con không tốt hoặc tư cách đạo đức không tốt để nuôi dưỡng con thì người còn lại sẽ có nhiều lợi thế hơn trong việc thay đổi quyền nuôi con.

Để được tư vấn về căn cứ giải quyết thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn, vui lòng liên hệ hotline Luật Nhật Thư 0842.894.888 (Zalo/Viber/Line/Messenger).

Vui lòng xem thêm bài viết: Thoả thuận nuôi con sau ly hôn

Thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn 

Quy trình thực hiện thủ tục thay đổi quyền nuôi con tại Toà án

Trường hợp cha, mẹ không thể thoả thuận với nhau; hoặc có căn cứ được quy định tại Điều 84 Luật HNGĐ 2014 thì cha, mẹ có quyền nộp đơn khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn. Các bước thực hiện cụ thể như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện

Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì hồ sơ khởi kiện giành lại quyền nuôi con sau ly hôn được nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người con đang cư trú.

Bước 2: Nộp tiền tạm ứng án phí 

Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán sẽ thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.

Căn cứ theo Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14; án phí khởi kiện vụ án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn là 300.000 đồng. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Bước 3: Toà án giải quyết vụ án

Sau khi người yêu cầu/ người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí; và nộp lại biên lai cho Toà án; Toà án sẽ tiến hành thụ lý, giải quyết vụ việc theo thủ tục chung. Thời gian giải quyết vụ án dân sứ thông thường sẽ từ 04 – 06 tháng

Hồ sơ yêu cầu giải quyết việc thay đổi quyền nuôi con

Theo như các cơ sở về việc thay đổi quyền nuôi con ở trên thì có thể thấy, trong trường hợp bố mẹ không thể thoả thuận với nhau thì có thể làm đơn yêu cầu Toà án thay đổi quyền nuôi con.

Để yêu cầu Tòa án thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn, người yêu cầu chuẩn bị hồ sơ bao gồm đầy đủ các giấy tờ, tài liệu sau:

  • Đơn yêu cầu thay đổi quyền nuôi con; hoặc đơn khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con.
  • Quyết định, bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
  • CMND/CCCD/hộ chiếu của người yêu cầu.
  • Giấy khai sinh của con.
  • Các chứng cứ chứng minh cho việc khởi kiện thay đổi quyền trực tiếp nuôi con (đối với trường hợp có tranh chấp).

Vui lòng xem thêm bài viết: Ly hôn đơn phương có được quyền nuôi con không

Mẫu đơn thay đổi quyền nuôi con

Mẫu đơn thay đổi quyền nuôi con theo thoả thuận của bố mẹ

Mẫu đơn thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn
Mẫu đơn thay đổi quyền nuôi con theo thoả thuận

Đối với mẫu đơn thay đổi quyền nuôi con mà vợ chồng đã tự thoả thuận được với nhau, việc xây dựng văn bản sẽ mang tính đảm bảo, đảm bảo về quyền lợi và nghĩa vụ của 2 bên đối với con chung sau khi ly hôn. Chính vì vậy mà văn bản thoả thuận này có thể không bắt buộc công chứng hoặc xác nhận của Toà, tuy nhiên, trong nội dung bản án/quyết định ly hôn thì sẽ không có sự thay đổi gì phụ thuộc vào văn bản thoả thuận này của hai vợ chồng. Dưới đây là mẫu đơn thay đổi quyền nuôi con do Luật Nhật Thư cung cấp đến bạn đọc:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập Tự do Hạnh phúc

VĂN BẢN THỎA THUẬN

(V/v thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn)

Hôm nay, ngày … tháng … năm ………. Tại …………………………………, chúng tôi gồm:

  1. Bên A: (chị Trần Thị C)
  2. Bên B: (anh Nguyễn Văn B)

Theo quyết định công nhận thuận tình ly hôn số …. ngày… tháng… năm……….. của Tòa án nhân dân ………….. trong đó ghi nhận người trực tiếp nuôi con chung như sau:

Cháu:…………………………… sinh ngày……..tháng……..năm…………

Hiện tại đang sinh sống cùng……………………..

Tại địa chỉ:……………………………………………………………………….

Nay vì lí do………………………………………………….chúng tôi thoả thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con như sau:………………………………………..

……, ngày …. tháng …. năm …….

Bên A

(Ký và ghi rõ họ, tên)

Bên B

(Ký và ghi rõ họ, tên)

Hướng dẫn viết mẫu đơn thay đổi quyền nuôi con

Mẫu đơn thay đổi quyền nuôi con cần viết đầy đủ các nội dung như sau:

  • Về thông tin hai bên: ghi đúng và đầy đủ các thông tin về nhân thân của hai bên.
  • Ghi thông tin số bản án/quyết định ly hôn.

Ví dụ: theo quyết định công nhận thuận tình ly hôn số 56/2021/QĐST/HNGĐ ngày 24 tháng 03 năm 2021 của Toà án nhân dân huyện Nho Quan. Trong đó ghi nhận việc cháu Nguyễn Văn A, sinh ngày 03/05/2012.

  • Hiện tại đang sống cùng chị Trần Thị C
  • Tại địa chỉ: thôn……xã…..huyện………tỉnh………….
  • Nay vì lí do công việc nên chị C thường xuyên không ở nhà, không thể chăm sóc cháu A được tốt, cháu A thường xuyên phải ở nhà nên lo sợ sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và tinh thần của cháu, chính vì vậy mà để đảm bảo cuộc sống của cháu nên chúng tôi đã thoả thuận sẽ để anh B là bố của cháu A trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc cháu, cháu A sẽ chuyển về nhà anh B để sinh sống.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về nội dung của mẫu đơn thay đổi quyền nuôi con. Lưu ý: đây chỉ là gợi ý, tuỳ vào trong các trường hợp cụ thể và thoả thuận của hai vợ chồng thì nội dung thoả thuận có thể được thay đổi.

Để được hỗ trợ soạn thay văn bản mẫu đơn thay đổi quyền nuôi con vui lòng liên hệ trực tiếp hotline 24/24 Luật Nhật Thư 0842.894.888 (Zalo/Viber/Line/Messenger).

Vui lòng xem thêm bài viết: Đơn xin thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn

Đơn khởi kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con

Căn cứ để nộp đơn khởi kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con

Để khởi kiện giành quyền nuôi con thì bạn cần phải có các căn cứ như sau:

  • Người trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc con có các hành vi bạo hành, bạo lực gia đình về thể xác, bạo lực về tinh thần
  • Chứng minh được người cha/mẹ đang trực tiếp nuôi dưỡng con hiện nay điều kiện kinh tế kém hơn mình. Chứng minh rằng nếu con ở với mình sẽ được sống trong môi trường tốt hơn, điều kiện vật chất, học tập, ăn uống, sinh hoạt….sẽ đảm bảo cho con phát triển trong điều kiện tốt nhất.
  • Chứng minh rằng người đó không đảm bảo sức khoẻ để trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng con.
  • Chứng minh rằng môi trường sống hiện tại của con không được lành mạnh, có nhiều tệ nạn xã hội.
  • Các căn cứ khác tuỳ vào từng trường hợp cụ thể.

Khi bạn đã có bằng chứng về 1 hoặc nhiều căn cứ trên thì bạn có thể nộp đơn khởi kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con lên Toà án nơi con bạn đang sinh sống.

Luật Nhật Thư hỗ trợ về các vấn đề khởi kiện giành quyền nuôi con, mẫu đơn thay đổi quyền nuôi con

Mẫu đơn khởi kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN KHỞI KIỆN

(v/v thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn)

Kính gửi: Toà án nhân dân…………………………….

Tôi tên là: ……………………………………             sinh năm: …………………………

CCCD/CMND số: …………………… do………………………cấp ngày………………

Nơi thường trú: ……………………………………………………………………………..

Nơi ở hiện tại: …………………………………………………………………………….

Tôi đã được Toà án nhân dân……………………. giải quyết ly hôn với anh/chị ……….

……………….. theo quyết định công nhận thuận tình ly hôn số…….ngày…..tháng

……. năm ……. trong đó chúng tôi đã thoả thuận về người nuôi con và đã được ghi nhận người trực tiếp nuôi con chung trong quyết định, như sau:

Cháu: ……………………………        sinh ngày: …………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………….

Tôi là cha/mẹ của cháu……………, đến nay tôi nhận thấy anh/chị………………. không thể trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc tốt cho con vì những lí do sau:

  • Thứ nhất: ……………………………
  • Thứ hai: ………………………………
  • Thứ ba: ………………………………
  • …………………………………………

Điều kiện của tôi: …………………………………………………………………………

Do vậy, tôi làm đơn này kính đề nghị quý tòa xem xét sự việc trên của tôi và tiến hành giải quyết tranh chấp thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn theo đúng quy định của pháp luật.

Tôi xin cam đoan những thông tin trên là đúng sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung trên.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người làm đơn

Hướng dẫn viết đơn khởi kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con

Chúng tôi xin hướng dẫn các bạn viết đơn khởi kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con như sau:

  • Kính gửi: Toà án nhân huyện Gia Lâm
  • Thông tin cá nhân của người khởi kiện: họ tên………..
  • Tôi đã được Toà án nhân dân huyện Gia Lâm giải quyết ly hôn với anh Trần Văn B theo quyết định công nhận thuận tình ly hôn số 102/2023/HNGĐ ngày 23 tháng 04 năm 2020. Trong đó ghi nhận cháu Trần Quốc C, sinh ngày 14/02/2015, địa chỉ: thôn….xã…..huyện Gia Lâm….
  • Tôi là mẹ của cháu Trần Quốc C, nay tôi nhận thấy anh B không thể trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng cháu B tốt vì những lý do sau:
    • Do điều kiện công việc anh B thường xuyên phải đi xa, không thể trực tiếp đưa – đón cháu C đi học, thêm vào đó sẽ dẫn tới cháu C bị thiếu thốn tình cảm.
    • Do môi trường sống của cháu C không được đảm bảo an toàn, nơi đó có nhiều tội phạm trộm cướp, bắt cóc trẻ con….
    • …………………………
  • Điều kiện của tôi:
    • Tôi có công việc ổn định, có thu nhập, có sổ tiết kiệm…………
    • Có thời gian để đưa đón, chăm sóc cháu C tốt hơn………..
    • Môi trường sống an toàn, do tôi đang sinh sống tại………nơi đó có nhiều bảo vệ, đảm bảo an toàn hơn cho cuộc sống cháu C.
  • Ký và ghi rõ họ tên.

Vui lòng xem thêm bài viết: 05 Điều kiện giành quyền nuôi con theo quy định của pháp luật

Các trường hợp trên thực tế thay đổi người trực tiếp nuôi con thường gặp

Có hành vi bạo lực con cái 

Chào Luật Sư! tôi và vợ tôi đã ly hôn được 3 năm, khi ly hôn thì chúng tôi đã thoả thuận sẽ để con cho vợ chăm sóc. Vợ cũ tôi thì đã đi lấy chồng mới, tuy nhiên cũng đi làm ăn xa, để con ở với chồng mới. Thời gian gần đây tôi thấy con tôi có nhiều dấu hiệu lạ như ít nói hơn, không còn được vui vẻ như trước nữa, tôi có để ý rằng trên người cháu hay có những vết bầm tím dài, tôi có hỏi nhưng cháu không chịu nói gì với tôi. Tôi thoả thuận với vợ cũ cho cháu về ở với tôi thì vợ cũ nhất quyết không đồng ý. Bây giờ làm đơn thay đổi quyền nuôi con thì tôi cần lưu ý thế nào, mong luật sư hỗ trợ.

Căn cứ để làm đơn khởi kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con

Trả lời: Chào bạn! đối với trường hợp của bạn nếu có nghi ngờ phía bên vợ cũ có hành vi bạo lực thì bạn cần ngay lập tức lưu lại các hình ảnh về các vết thương của con bạn và báo cơ quan công an có thẩm quyền nếu nhận thấy nghiêm trọng để bảo đảm sự an toàn cho con…….

Đối với việc yêu cầu thay đổi quyền nuôi con, bạn thực hiện theo đúng quy trình đã hướng dẫn tại bài viết này về hồ sơ; thủ tục và nộp về Toà án có thẩm quyền.

Việc vợ bạn đi làm ăn xa, không trực tiếp chăm con, để con cho chồng mới nuôi là căn cứ rõ ràng để bạn có đủ lợi thế trong việc thay đổi quyền nuôi con. Bên cạnh đó, nếu xác minh được những vết thương trên cơ thể cháu; hay việc con bị ảnh hưởng tinh thần….là do mẹ hoặc chồng mới của mẹ gây ra thì căn cứ lại càng rõ ràng đối với bạn

Trường hợp bạn gặp khó khăn trong quá trình chuẩn bị hồ sơ; chuẩn bị các căn cứ phù hợp cho yêu cầu của mình vui lòng liên hệ Luật Nhật Thư 0842.894.888 (Zalo/Viber/Line/Messenger) để được tư vấn và hỗ trợ.

Cha/mẹ không đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con nên muốn thay đổi người nuôi con

Câu hỏi: 

Chào Luật sư! tôi và chồng tôi đã ly hôn được 5 năm, khi ly hôn thì chúng tôi đã thoả thuận sẽ để con cho tôi nuôi. con tôi hiện nay cũng đã được 8 tuổi. Hiện nay vì lí do công việc, tôi phải chuyển công tác vào trong TP HCM, sẽ rất khó khăn nếu phải đưa cả con vào sống và học trong đó. Chính vì thế mà tôi muốn thoả thuận để con lại cho chồng cũ tôi chăm sóc và nuôi dưỡng có được không? Mong luật sư tư vấn

Trả lời: 

Chào bạn! Đối với trường hợp của bạn, bạn có thể thoả thuận lại với chồng cũ để làm đơn thay đổi quyền nuôi con, nếu anh ấy đồng ý thì bạn có thể để con cho bố nuôi. Hồ sơ và thủ tục đã được hướng dẫn chi tiết trong bài viết tại các mục ở trên. Nếu gặp bất kỳ vướng mắc nào trong quá trình giải quyết, vui lòng liên hệ Luật Nhật Thư 0842.894.888 (Zalo/Viber/Line/Messenger) để được hỗ trợ.

Công ty Luật Nhật Thư

Để được hỗ trợ liên quan đến Mẫu đơn thay đổi quyền nuôi con – Đơn khởi kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con…., mọi chi tiết xin liên hệ:

Công ty Luật Nhật Thư

🏛 Trụ sở chính: Số 4, Tổ 32, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

📍Văn phòng giao dịch: Biệt thự lotus 50, Tòa nhà EuroWinDow River Park, đường Trường Sa, Đông Hội, Đông Anh Hà Nội.

✅ Giấy Đăng ký hoạt động số 01022087/TP/ĐKHĐ do Sở Tư Pháp UBND TP. Hà Nội cấp theo Thông báo số 3174/TB-STP.

✅ Giấy phép hành nghề Luật sư/Thẻ luật sư số 17466/TP/LS-CCHN do Bộ tư pháp cấp ngày 22/11/2019.

Chi nhánh tại Đà Nẵng: 147 Núi Thành, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Chi nhánh Hồ Chí Minh: 84N Nguyễn Đình Chiểu, ĐaKao, quận 01, TP. Hồ Chí Minh

Đại diện Công ty TNHH Nhật Thư Law tại Nhật Bản:

Địa chỉ Văn phòng:

  • VISTERIA BLG 4-9-17 HIRAI – EDOGAWAKU – TOKYO
  • VICTORIABIG4-9-17平井-江戸川区-東京

Hòm thư: 132-0035

Hotline: Luật Nhật Thư 0842.894.888 (Zalo/Viber/Line/Messenger).

Website: https://luatnhatthu.vn/

Email: luatnhatthu@gmail.com

Instagram: https://www.instagram.com/luatsu.nhatthu

Fanpage: https://www.facebook.com/luatsunhatthu

DMCA.com Protection Status

 

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu!

Chúng tôi sẽ phản hồi sớm cho quý khách!