Thủ tục Không công nhận cha con là gì? Hậu quả pháp lý khi từ chối nhận con

Hướng dẫn thủ tục không công nhận cha con

Thủ tục không công nhận cha con hay từ chối nhận con được thực hiện khi người Cha phát hiện người con không phải là con ruột của mình.

Việc không công nhận cha con hiện nay được Tòa án ra quyết định. Quyết định này sẽ được sử dụng để đính chính, sửa đổi thông tin hộ tịch trên giấy khai sinh của con.

Vậy thủ tục xác định không phải là con đẻ được thực hiện thế nào? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết về thủ tục nêu trên.

Hướng dẫn thủ tục không công nhận cha con
Hướng dẫn chi tiết thủ tục không công nhận cha con

Không công nhận cha con là gì?

Theo quy định tại khoản 02 Điều 89 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về xác định con:

“2. Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình”.

Thủ tục xác định không phải là cha-con
quy định về từ chối nhận cha con
Quy định về việc từ chối nhận cha con tại Điều 88,89 Luật Hôn nhân gia đình

Như vậy, không công nhận cha con hay xác định không phải là cha con được thực hiện khi cha/mẹ có chứng cứ rằng giữa cha -con không có quan hệ huyết thống.

Cần phân biệt giữa việc “từ chối nhận con” và “không công nhận“. Việc từ chối nhận con hiện nay phải được Toà án xác nhận mới được coi là hợp pháp.

Thủ tục không nhận cha con được thực hiện tại Toà án giống như thủ tục xác nhận cha con tại Toà. Song, có sự khác nhau về chủ thể đứng đơn yêu cầu.

Tóm lại, người cha không nhận con có quyền yêu cầu không công nhận cha con trong 02 trường hợp:

  • Cha mẹ đã kết hôn nhưng có nghi ngờ về quan hệ huyết thống cha -con;
  • Cha mẹ chưa kết hôn, và muốn đính chính thông tin trên giấy tờ khai sinh;

Làm thủ tục không công nhận cha con ở đâu? Vì sao cần phải làm thủ tục?

Hiện nay thủ tục này được thực hiện tại Toà án nhân dân nơi người con cư trú.

Nơi cư trú của con hiện nay thường gắn trực tiếp với người mẹ, do mẹ là người giám hộ của trẻ.

Nếu không xác định được nơi cư trú của con hoặc người mẹ, sẽ rất khó khăn để Toà án thụ lý giải quyết.

Những lý do cần thiết phải thực hiện thủ tục:

  • Đảm bảo mối quan hệ huyết thống giữa cha và con;
  • Đảm bảo việc định đoạt tài sản, di sản thừa kế từ cha sang con theo pháp luật được chính xác;
  • Là cơ sở để thực hiện các thủ tục khác như ly hôn, sửa giấy khai sinh, cấp dưỡng;
  • Là cở sở để làm hồ sơ tố cáo, tố giác tội vi phạm chế độ hôn nhân vợ chồng;

Người có quyền yêu cầu thủ tục:

  • Người mẹ xin xác nhận không phải cha của con tại Toà;
  • Người cha làm đơn từ chối nhận con ruột;

Như vậy, Cha, mẹ đều có quyền yêu cầu Toà án phủ nhận quan hệ trên giấy tờ khai sinh.

Hồ sơ trình tự thủ tục từ chối nhận con ruột

Mẫu đơn từ chối nhận con

Tải mẫu đơn Từ chối nhận con tại Đây!

Hiện nay, mẫu đơn từ chối nhận con được soạn theo Mẫu đơn khởi kiện số 23-DS tại Nghị quyết 01/2017 về biểu mẫu tố tụng.

Mẫu đơn làm thủ tục từ chối con phải bao gồm các nội dung sau:

  • Nguyên đơn/Người khởi kiện;
  • Bị đơn/người bị kiện;
  • Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: ông bà 02 bên, người chồng hợp pháp, cơ quan cấp giấy tờ khai sinh;
  • Ngày tháng năm khởi kiện;
  • Yêu cầu khởi kiện cụ thể, chứng cứ chứng minh kèm theo;
  • Chữ ký, điểm chỉ của người yêu cầu.

Đơn từ chối nhận con sẽ chỉ có hiệu lực khi được Toà án chấp thuận. Bạn sẽ không có quyền từ chối nếu không có lý do từ chối xác định kèm theo.

Hồ sơ làm thủ tục không công nhận con

Hồ sơ không nhận cha con hiện nay sẽ được thực hiện theo trình tự tố tụng tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

  • Mẫu đơn từ chối nhận con/đơn khởi kiện không công nhận con;
  • Giấy tờ xác nhận quan hệ cha con, giấy khai sinh;
  • Chứng cứ chứng minh cha con không có quan hệ huyết thống;
  • Căn cước công dân của bố, mẹ;
  • Giấy tờ cư trú của người con;
  • Giấy tờ về quan hệ hôn nhân của bố mẹ nếu có;

Hồ sơ chứng cứ chứng minh không phải quan hệ cha con đẻ được xác định:

  • Kết quả giám định ADN cha con;
  • Lời khai thừa nhận của người mẹ ruột;
  • Một số căn cứ khác như lời khai của các bên, lời khai của người cha ruột;

Hiện nay, pháp luật quy định mở về việc chứng cứ chứng minh quan hệ huyết thống. Kết luận ADN không phải là giá trị duy nhất trên Toà nhưng lại là căn cứ có giá trị pháp lý cao nhất.

Thực tế, khi có nghi ngờ về quan hệ cha con, việc đương sự tự chứng minh thường không có giá trị trước Toà. Vì vậy, khi làm thủ tục từ chối nhận con, cần tổng hợp từ nhiều nguồn chứng cứ khác nhau.

Trình tự thụ lý hồ sơ không công nhận cha con

Người nộp hồ sơ thực hiện thủ tục theo trình tự sau:

  • Bước 1: Nộp đơn yêu cầu không công nhận quan hệ cha con tại Toà;
  • Bước 2: Toà án thụ lý vụ án;
  • Bước 3: Triệu tập các bên lên làm việc, lấy lời khai;
  • Bước 4: Yêu cầu cung cấp chứng cứ, thực hiện giám định lại ADN khi cần thiết;
  • Bước 5: Tổ chức phiên Toà xử, ra Quyết định

Rất nhiều trường hợp người cha chỉ cung cấp kết quả giám định ADN nhưng mẫu giám định lại không xác định là của ai. Vì vậy giai đoạn chuẩn bị hồ sơ và cung cấp chứng cứ là rất quan trọng.

Ngoài ra hồ sơ của bạn có thể bị từ chối trước khi thụ lý vụ án do không xác minh được nơi người mẹ/con đang cư trú.

Thủ tục tố tụng tại Toà án hiện nay là một trình tự phức tạp, nếu không có sự am hiểu quy định của pháp luật hoặc chưa có kinh nghiệm tham gia tố tụng. Người nộp hồ sơ sẽ rất lúng túng.

Kết quả giải quyết

Sau khi kết thúc phiên Toà xét xử, Toà án sẽ ra Quyết định hoặc bản án không công nhận cha con. Đây là cơ sở để thực hiện các thủ tục khác như cải chính thông tin hộ tịch.

Một số lưu ý về quyết định không công nhận cha con tại Toà:

  • Bán án, quyết định có hiệu lực pháp luật mới có giá trị sử dụng;
  • Bản án không bị kháng cáo, kháng nghi;
  • Các thông tin trên bản án cần thể hiện chính xác, tránh sai lệch.

Để có thể sử dụng bản án không công nhận cha con, cần đáp ứng được những điều kiện tối thiểu trên. Toà án chỉ cấp 01 bản cho các đương sự, nên bạn cần sao y thành nhiều bản để sử dụng.

Hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ quan hệ cha con

Khi Toà án ra phán quyết Bản án về việc không công nhận quan hệ cha con, sẽ xảy ra hậu quả pháp lý như sau.

Chấm dứt quan hệ cha con trên giấy tờ

Người yêu cầu thủ tục có thể sử dụng bản án của Toà án để đính chính thông tin trên các giấy tờ khai sinh. Thông tin nhân thân trên dữ liệu dân cư quốc gia.

Giải quyết các vấn đề liên quan tới cư trú của người con, nếu người con đã có nơi cư trú ổn định.

Nếu đang cấp dưỡng cho con, quyền cấp dưỡng có thể chấm dứt để chuyển cho người mẹ hợp pháp, hoặc người thân có liên quan.

Lúc này, người cha sẽ không được coi là người đại diện hợp pháp của con. Quan hệ đại diện chấp dứt khi bản án của Toà có hiệu lực pháp luật.

Chấm dứt quan hệ về thừa kế theo pháp luật

Việc xác định rõ ràng quan hệ huyết thống cha con sẽ có giá trị lớn trong việc định đoạt tài sản thừa kế do người cha để lại.

Người con được xác định không phải con đẻ sẽ không có quyền thừa kế tài sản của cha theo pháp luật.

Nếu đã nhận di sản thừa kế theo pháp luật thì phải có nghĩa vụ hoàn trả tài sản.

Nếu người cha để lại di sản có di chúc hợp pháp cho người con, việc chấm dứt quan hệ cha con ruột sẽ không ảnh hưởng.

Đối với những tài sản đã tặng cho riêng và sang tên người con, sẽ khó khăn trong việc đòi lại tài sản này.

Một số vướng mắc khi thực hiện thủ tục không công nhận cha con

Qua nhiều năm kinh nghiệm thực hiện thủ tục nêu trên tại Toà. Chúng tôi thấy rằng, khi làm thủ tục, đương sự gặp phải một số rào cản về thủ tục như sau.

Không phân biết được từ chối và không công nhận cha con

Hiện tại, pháp luật không có quy định về thủ tục từ chối nhận con. Người dân hiện nay không phân biệt được về “từ con“, “từ chối con“, “không công nhận con“.

Pháp luật hiện nay chỉ có duy nhất quy định về việc xác định không phải con ruột, con đẻ chứ không có quy định về việc từ con. Cha mẹ khi sinh con ra phải có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Vì không phân biệt được các thuật ngữ pháp lý. Nhiều người khi nộp hồ sơ từ chối nhận con đã bị Toà án trả lại hồ sơ.

Không xác định được tư cách tham gia tố tụng

Trong vụ án không công nhận cha con, người có căn cứ chứng minh con sinh ra không phải con đẻ được Toà án xác định là nguyên đơn dân sự.

Ngoài ra, Tòa án sẽ xác định tư cách tố tụng khác như bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan (người cha ruột).

Việc xác định sai tư cách tố tụng sẽ khiến bạn bị sai lệch về:

  • Thẩm quyền thụ lý hồ sơ vụ án không công nhận cha con ruột;
  • Bỏ qua quyền lợi của người cha ruột nếu không đưa họ vào vụ án;
  • Có nguy cơ bị hủy quyết định do sai tư cách tố tụng.
phiên toà xét xử không công nhận cha con
Mở phiên Toà xét xử không nhận cha con

Việc tòa án không thông báo cho người cha đẻ biết, hoặc không xác minh quan hệ hôn nhân của người vợ sẽ dẫn đến việc bỏ sót quyền lợi của họ trong vụ kiện.

Người thực hiện thủ tục khởi kiện có thể kết hợp Thủ tục giải quyết ly hôn kèm theo yêu cầu không công nhận cha con tại Tòa.

Không thể yêu cầu xét nghiệm mẫu ADN

Trong nhiều vụ án, người yêu cầu không thể ép buộc người con thực hiện thủ tục giám định ADN tại Tòa, ảnh hưởng tới quyết định của Tòa án.

Quyền chứng minh trong tố tụng sẽ thuộc nghĩa vụ của bên yêu cầu. Vì vậy nếu bạn không có chứng cứ, Tòa án có thể bác đơn yêu cầu của bạn như:

  • Không có chứng cứ chứng minh mẫu giám định ADN là của con;
  • Người mẹ, con bỏ đi khỏi nơi cư trú;
  • Vụ án hoàn toàn phụ thuộc vào lời khai;

Vì vậy, bạn cần chuẩn bị chứng cứ rõ ràng trước khi yêu cầu không công nhận cha con tại Tòa.

Không nắm được về quy trình không công nhận cha con tại Toà

Khác với thủ tục xác nhận cha mẹ con thực hiện tại cơ quan hành chính nhà nước. Thủ tục không công nhận cha con được giải quyết tại Tòa án.

Vì vậy, quy trình giải quyết sẽ gặp nhiều vướng mắc như:

  • Thời hạn thụ lý vụ án;
  • Thủ tục hòa giải, lấy lời khai tại phiên Tòa;
  • Thủ tục đưa yêu cầu, bác đơn yêu cầu;
  • Thủ tục xét xử;
  • Thủ tục kháng cáo, kháng nghị bản án.

Đây là rào cản lớn nhất mà nhiều người làm hồ sơ gặp phải hiện nay.

Câu hỏi vướng mắc về thủ tục

Sự khác nhau giữa xác nhận cha con và không công nhận cha con?

Thủ tục không công nhận cha con được thực hiện để “phủ nhận” giấy tờ do cơ quan nhà nước cấp như giấy khai sinh. Khi có căn cứ không có quan hệ huyết thống cha con.

Thẩm quyền làm yêu cầu huỷ bỏ quan hệ cha con?

Thẩm quyền hiện nay thuộc về tòa án nhân dân cấp huyện/tỉnh nơi người con đang cư trú.

Bản án không công nhận cha cho con có hiệu lực khi nào?

Bản án hủy bỏ quan hệ cha con có hiệu lực khi không bị kháng cáo trong 15 ngày.

Con có quyền yêu cầu không nhận cha không?

Con từ đủ 18 tuổi có quyền bác bỏ quan hệ cha con, nếu có căn cứ chứng minh.

Khi nào có quyền từ chối nhận cha con?

Bạn không thể có quyền từ chối con khi không có căn cứ chứng minh hai người không phải cha con như xét nghiệm ADN, kết luận giám định.

Dịch vụ pháp lý từ chối nhận cha con

Nếu không nắm vững được quy định, bạn hoàn toàn có thể sử dụng Dịch vụ pháp lý trọn gói.

Luật Nhật Thư hiện nay cung cấp Dịch vụ pháp lý liên quan tới cha con như sau:

  • Đại diện thực hiện thủ tục tại Tòa án/Cơ quan nhà nước;
  • Giám định ADN cha con theo huyết thống;
  • Thực hiện công nhận/hủy bỏ quan hệ cha con;
  • Hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ giấy tờ nộp cơ quan nhà nước;
  • Thực hiện thủ tục nhanh chóng chỉ từ 01-03 tháng;
  • Dịch vụ pháp lý tận nơi và uy tín.
dịch vụ từ chối không công nhận cha con
Dịch vụ từ chối không nhận cha con

Luật Nhật Thư hỗ trợ cung cấp dịch vụ pháp lý trong phạm vi cả nước, ngoài nước.

Đối với việc không công nhận cha con có yếu tố nước ngoài, có người nước ngoài tham gia sẽ được hỗ trợ giải quyết vắng mặt.

Chi phí làm thủ tục không công nhận quan hệ cha con là bao nhiêu?

Phí hỗ trợ dịch vụ pháp lý về thủ tục hủy bỏ quan hệ cha con là từ 10-50.000.000 VNĐ tùy vào hồ sơ vụ việc.

Lời kết

Thủ tục không công nhận cha con được pháp luật quy định rõ ràng trong Luật hôn nhân và gia đình 2014. Mặc dù không có quan hệ huyết thống. Nhưng giữa các bên đều tồn tại quan hệ nuôi dưỡng, tình thân. Khi thực hiện loại thủ tục này, bạn cần khéo léo để tránh xảy ra xung đột, tranh chấp.

Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết về Thủ tục, vui lòng liên hệ Ngay với Luật sư theo Thông tin sau!

✅ Địa chỉ: Biệt thự lotus 50, Tòa nhà EuroWinDow River Park, đường Trường Sa, Đông Hội, Đông Anh Hà Nội.

✅ Văn phòng đại diện Hồ Chí Minh: Phòng 14.04 Lô B, Tòa nhà PN Techcons, 48 Hoa Sứ, Phường 7, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

✅ Giấy Đăng ký hoạt động số 01022087/TP/ĐKHĐ do Sở Tư Pháp UBND TP. Hà Nội cấp theo Thông báo số 3174/TB-STP.

✅ Giấy phép hành nghề Luật sư/Thẻ luật sư số 17466/TP/LS-CCHN do Bộ tư pháp cấp ngày 22/11/2019.

Đại diện Công ty TNHH Nhật Thư Law tại Nhật Bản:

  • VISTERIA BLG 4-9-17 HIRAI – EDOGAWAKU – TOKYO
  • VICTORIABIG4-9-17平井-江戸川区-東京

Email: luatnhatthu@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/luatsunhatthu

DMCA.com Protection Status

 

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu!

Chúng tôi sẽ phản hồi sớm cho quý khách!