Trong thời đại hội nhập quốc tế ngày nay, việc xác lập quan hệ hôn nhân với những người có quốc tịch khác nhau là rất phổ biến. Người Việt Nam kết hôn với người Đức ngày càng nhiều. Kéo theo đó, số lượng vụ việc ly hôn với người Đức cũng ngày càng gia tăng. Việc chấm dứt quan hệ hôn nhân hay thủ tục ly hôn với người Đức không hề đơn giản, bởi đây là ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Tại bài viết này, Luật Nhật Thư sẽ hướng dẫn chi tiết để các bạn theo dõi. Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp, vui lòng liên hệ hotline: 0842894888 (Zalo/Viber/Line/Facebook)
Mục Lục
Các trường hợp ly hôn với người Đức thường gặp
Thủ tục ly hôn với người Đức khi hai vợ chồng thống nhất ly hôn
Đây là trường hợp thuận tình ly hôn, lúc này, hai vợ chồng đều đã thoả thuận và thống nhất được với nhau về mọi vấn đề:
- Quan hệ hôn nhân
- Nuôi con và cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn
- Tài sản chung và nợ chung khi ly hôn
Đây là trường hợp mà hai bên vợ chồng đã thỏa thuận trước với nhau, tự nguyện và đồng ý chấm dứt hợp đồng hôn nhân .
Khi ly hôn thuận tình thường gặp phải:
- Hai vợ chồng đăng ký kết hôn ở Đức và sống ở Đức (Thủ tục ly hôn cho người Việt ở nước ngoài)
- Hai vợ chồng kết hôn ở Việt Nam và mỗi người sống ở một nước (Thủ tục ly hôn với người đang ở nước ngoài)
- Hai vợ chồng kết hôn ở Việt Nam và cùng sống ở Việt Nam (Thủ tục ly hôn với người nước ngoài đang ở Việt Nam)
Việc giải quyết ly hôn trong các trường hợp này sẽ có sự khác nhau về hồ sơ và thủ tục. Với mỗi trường hợp, Luật Nhật Thư sẽ soạn thảo hồ sơ chi tiết và hướng dẫn ký để giải quyết trọn gói tại Toà án.
Để được cung cấp dịch vụ giải quyết ly hôn trọn gói với người nước ngoài, vui lòng liên hệ Hotline: 0842894888 (Zalo/Viber/Line/Facebook)
Thủ tục ly hôn với người Đức khi hai vợ chồng có tranh chấp
Ly hôn đơn phương với người nước ngoài là trường hợp khá phổ biến hiện nay, đây là trường hợp mà:
- Một bên không đồng ý ly hôn,
- Có tranh chấp về quyền nuôi con, cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn
- Không thỏa thuận được việc chia tài sản chung, và các khoản nợ…
Khi ly hôn trong trường hợp này, thông thường sẽ gặp các khó khăn trong quá trình giải quyết. Bởi đã là ly hôn đơn phường thông thường:
- Tốn nhiều thời gian xác minh địa chỉ do một bên cố tình che giấu địa chỉ
- Tốn thời gian, chi phí thu thập lại hồ sơ giấy tờ còn thiếu do bên còn lại không cung cấp
- Giải quyết tranh chấp về con cái, tài sản kéo dài
Bên cạnh đó, rất nhiều trường hợp kết hôn nhưng không còn giữ liên lạc với nhau. Mỗi bên sinh sống và định cư ở một quốc gia. Theo đó, trường hợp này phải biết phương án xử lý mới có thể ly hôn được. Bởi thủ tục xác minh khi không nắm được bất kỳ thông tin gì của vợ/chồng là thủ tục rất phức tạp.
Luật Nhật Thư, chuyên giải quyết các vụ việc ly hôn khó, phức tạp và gặp nhiều vướng mắc. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ khách hàng ngay khi nhận được yêu cầu. Để sử dụng dịch vụ ly hôn nhanh nhất, vui lòng liên hệ hotline: 0842894888 (Zalo/Viber/Line/Facebook)
Thủ tục ly hôn với người Đức có phức tạp không?
Việc ly hôn với người có quốc tịch nước ngoài không phải là thủ tục dễ dàng. Đối với từng vụ việc cụ thể, sẽ có phương án và cách thức giải quyết khác nhau. Khi giải quyết thủ tục ly hôn với người nước ngoài, thường rơi vào các trường hợp như sau:
Thủ tục ly hôn với người Đức đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam
Chào luật sư! Hiện tại, tôi và chồng đang làm việc và sinh sống tại Hà Nội. Chúng tôi muốn ly hôn. Cho hỏi tôi cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì? Và phải nộp đơn ly hôn đến tòa án nào. Chồng tôi là người Đức.
Chào bạn,
Bạn chưa nói rõ trường hợp của mình là đơn phương hay thuận tình ly hôn, nên chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết về hồ sơ cần chuẩn bị như sau:
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân và Sổ hộ khẩu của bạn (Bản sao)
- Đăng ký kết hôn (Bản gốc)
- Giấy khai sinh của con (Bản sao)
- Thẻ tạm trú của chồng bạn (Bản sao)
- Hộ chiếu của chồng bạn (Bản sao)
- Giấy tờ xác minh nơi cư trú của chồng bạn ở Hà Nội
- Văn bản ghi nhận ý kiến của con muốn ở với ai sau khi bố mẹ ly hôn
- Văn bản ghi nhận tài sản chung/nợ chung.
- Các giấy tờ liên quan khác trong từng trường hợp cụ thể
Trường hợp của bạn, căn cứ theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn là Tòa án nhân dân TP Hà Nội.
Lưu ý:
- Nếu bạn đăng ký kết hôn tại Đức, bạn cần thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn trước khi ly hôn
- Vì chồng bạn có quốc tịch Đức, nên các phiên làm việc tại Toà án cần có người phiên dịch
- Các giấy tờ bằng tiếng nước ngoài cần được dịch công chứng và/hoặc Hợp pháp hoá lãnh sự theo yêu cầu
Thủ tục thuận tình ly hôn với người Đức đang làm việc và định cư tại nước ngoài
Việc ly hôn với người nước ngoài đang định cư tại nước ngoài thường phải giải quyết theo thủ tục ly hôn vắng mặt. Bởi trong trường hợp này, bên còn lại sẽ không thể về được Việt Nam. Do đó, giải quyết ly hôn trong trường hợp này phải lưu ý về hồ sơ và thủ tục ly hôn vắng mặt với người nước ngoài
Theo đó, ngoài các giấy tờ như Luật Nhật Thư đã nêu ở Mục trên, bạn cần chuẩn bị:
- Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn/Đơn xin ly hôn
- Tờ khai cá nhân
- Đơn xin xét xử vắng mặt
- Giấy uỷ quyền
Tuy nhiên, hồ sơ trên đây là trường hợp cả hai đã thoả thuận và thống nhất về việc ly hôn, tức là. Lúc này các bên không có bất kỳ tranh chấp gì, do đó việc giải quyết sẽ nhanh hơn và có thể giải quyết theo thủ tục rút gọn. Đây là trường hợp thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt.
Người Đức cư trú, làm việc tại nước ngoài chỉ cần chuẩn bị và ký hồ sơ theo hướng dẫn của Luật Nhật Thư là được. Để được cung cấp dịch vụ giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi
Vui lòng xem thêm: Ly hôn khi chồng đang ở nước ngoài
Đã có quyết định ly hôn tại Đức có phải ly hôn tại Việt Nam nữa không?
Chào luật sư, tôi với chồng người Đức đã ly hôn tại Đức. Tôi hiện đang sống ở Việt Nam. Giờ tôi cầm bản án của Đức về xã xin xác nhận độc thân nhưng không được cấp. Họ hướng dẫn tôi phải ly hôn lần nữa. Vậy tôi phải thực hiện thủ tục ly hôn với người Đức tại cả Việt Nam nữa mới được ạ?
Chào bạn, nếu bạn đã ly hôn tại Đức, bây giờ muốn xin xác nhận độc thân bạn có thể lựa chọn:
- Thực hiện thủ tục yêu cầu công nhận bản án
- Thực hiện thủ tục ghi chú ly hôn
- Thực hiện thủ tục ly hôn tại Việt Nam
Ba trường hợp này sẽ phải tuân theo các trình tự và thủ tục giải quyết khác nhau theo quy định của pháp luật. Đối với trường hợp của bạn, nếu chồng bạn vẫn hợp tác và thiện chí hỗ trợ, bạn có thể tiếp tục thực hiện thủ tục ly hôn tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn việc ghi chú ly hôn. Với thủ tục này, bạn cần:
- Xin bản án/quyết định ly hôn do cơ quan có thẩm quyền của Đức cấp tại Đại sứ quán Việt Nam tại Đức
- Thực hiện thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự bản án/quyết định ly hôn tại Đại sứ quán/Bộ ngoại giao
- Nộp hồ sơ ghi chú ly hôn tại uỷ ban quận/huyện nơi bạn có hộ khẩu.
Luật Nhật Thư với kinh nghiệm nhiều năm trong giải quyết các vụ việc tương tự, sẵn sàng hỗ trợ và cung cấp dịch vụ ly hôn với người nước ngoài cho bạn. Vui lòng liên hệ hotline: 0842894888 (Zalo/Viber/Line/Facebook)
Ly hôn với người Đức đang ở nước ngoài nhưng không biết địa chỉ
Thông thường, Luật Nhật Thư gặp rất nhiều trường hợp ly hôn này – đây là thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài.
Theo đó, các bên không còn giữ bất kỳ thông tin liên hệ nào của nhau. Có nhiều trường hợp còn không nắm được vợ, chồng người Đức đã ly hôn hay chưa, cũng không giữ giấy tờ nhân thân gì của họ ngoài đăng ký kết hôn cả hai được cấp.
Đối với trường hợp này, Luật Nhật Thư vẫn có phương án giải quyết ly hôn cho bạn hoặc kiểm tra các thông tin của vợ, chồng bạn tại Đức
- Kiểm tra tại Đại sứ quán về việc vợ,chồng người Đức đã ly hôn chưa
- Thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương trong trường hợp họ chưa ly hôn tại Đức.
Giải quyết ly hôn trong trường hợp này sẽ gặp nhiều khó khăn bởi:
- Giấy tờ về nhân thân của vợ, chồng người Đức có thể bị thiếu.
- Việc xác minh địa chỉ của vợ, chồng người Đức phức tạp, tốn nhiều thời gian, do phải làm thủ tục ủy thác tư pháp
- Tòa án không thụ lý hồ sơ ly hôn, do không xác minh được địa chỉ của vợ, chồng người Đức
Đây không phải là trường hợp hiếm gặp, bởi thực tế việc kết hôn giả này tồn tại rất nhiều vì thế nhu cầu ly hôn cũng rất cao. Nếu không có phương án giải quyết hợp lý, bạn có thể không ly hôn được. Luật Nhật Thư với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực này, sẵn sàng hỗ trợ và cung cấp Dịch vụ luật sư ly hôn trọn gói cho các bạn.
Hai vợ chồng định cư tại Đức có ly hôn được ở Việt Nam không?
Câu hỏi:
Chào luật sư, tôi và chồng tôi (người Đức) đăng ký kết hôn tại Đại sứ quán Việt Nam ở Đức. Hiện nay cả hai đã về Đức sinh sống và làm việc. Chúng tôi đã ly thân, mỗi người ở một nơi. Hiện nay chồng tôi không đồng ý ly hôn, tôi muốn ly hôn tại Việt Nam vì tôi không rành tiếng Đức.
Vậy, tôi có thể thực hiện thủ tục ly hôn với người Đức mà không về Việt Nam được không? Nếu bắt buộc phải về, tôi chỉ về 01 tháng có giải quyết được không?
Trả lời:
Chào bạn, trường hợp của bạn là ly hôn đơn phương với người nước ngoài. Theo đó, bạn cần cung cấp giấy tờ, thông tin của chồng bao gồm:
- Giấy tờ nhân thân (hộ chiếu) của chồng
- Thông tin về địa chỉ cư trú hiện tại
- Hai vợ chồng có tranh chấp về con cái hay tài sản không?
Bạn định cư tại Đức, nhưng vụ việc của bạn vẫn có thể giải quyết tại Toà án Việt Nam. Theo quy định pháp luật, thời gian giải quyết vụ việc đơn phương ly hôn với người nước ngoài có thể kéo dài 9-12 tháng hoặc hơn. Nếu không xác minh được thông tin địa chỉ hiện tại của chồng bạn, thời gian này sẽ kéo dài hơn nữa.
Trường hợp bạn không thể về Việt Nam hoặc chỉ về được thời gian ngắn, Luật Nhật Thư sẽ nhận uỷ quyền và hỗ trợ xử lý cho bạn.
Để được sử dụng dịch vụ ly hôn trọn gói vui lòng liên hệ hotline: 0842894888 (Zalo/Viber/Line/Facebook)
Trình tự thủ tục ly hôn với người Đức
Mẫu đơn ly hôn với người nước ngoài
Khi ly hôn với người Đức, có hai trường hợp đó là ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình. Theo đó, mẫu đơn ly hôn với người nước ngoài trong hai trường hợp này cũng sẽ khác nhau.
Lưu ý, khi viết đơn ly hôn, cần cung cấp đầy đủ các thông tin theo yêu cầu. Sử dụng đúng mẫu theo quy định pháp luật và mẫu của Toà án
Hướng dẫn viết đơn ly hôn
Thứ nhất: trong nội dung đơn ly hôn cần ghi rõ các thông tin
- Thời điểm đăng ký kết hôn
- Thời gian chung sống
- Thời điểm phát sinh mẫu thuẫn và Thời gian ly thân (nếu có)
- Lý do ly hôn
Thứ hai: Về con cái
- Hai vợ chồng có mấy con chung
- Thông tin của các con chung
- Sau khi ly hôn con ở với ai
- Có trợ cấp cho con không? Mức trợ cấp cho con như thế nào
Thứ ba: Về tài sản và công nợ
- Vợ chồng có tài sản chung là gì
- Các giấy tờ chứng minh tài sản chung
- Nợ chung của hai vợ chồng là gì
- Các giấy tờ chứng minh nợ chung
- Yêu cầu Toà án giải quyết như thế nào về tài sản chung và nợ chung
Thủ tục ly hôn thuận tình với người Đức
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài
Lưu ý:
- Cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nhân thân của hai bên
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ ly hôn vắng mặt nếu ly hôn vắng mặt (Thực hiện theo: Thủ tục ly hôn vắng mặt với người nước ngoài)
Bước 2: Nộp bộ hồ sơ tới Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Bước 3: Tòa án tiếp nhận và thụ lý hồ sơ
Bước 4: Tòa án mở phiên họp công khai để công nhận thuận tình ly hôn
Bước 5: Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn
Thủ tục ly hôn đơn phương với người Đức
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết
Bước 3: Tòa án tiếp nhận và thụ lý hồ sơ
Bước 4: Tóa án tiến hành hòa giải
Đây là thủ tục bắt buộc, nhằm hàn gắn lại mối quan hệ vợ chồng giữa các bên
Bước 5: Tòa án tiến hành mở phiên tòa xét sử sơ thẩm.
Để sử dụng dịch vụ luật sư ly hôn, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi
Các tranh chấp khi thực hiện thủ tục ly hôn với người Đức
Tranh chấp về quyền nuôi con khi thực hiện thủ tục ly hôn với người Đức
Khi ly hôn, việc nuôi con thường được ưu tiên để các bên tự thoả thuận, nếu không thỏa thuận được Toà án giải quyết. Pháp luật Việt Nam quy định như sau:
- Con dưới 36 tháng tuổi: Ưu tiên cho mẹ nuôi
- Con từ 36 tháng tuổi đến 07 tuổi: Xác định trên các yếu tố: Tình cảm, khả năng chu cấp, khả năng chăm sóc, thu nhập, chỗ ở,…của mỗi bên
- Con từ 07 tuổi trở lên: Xem xét ý kiến, mong muốn của các con.
Tuy nhiên, thực tế không phải Toà án chỉ căn cứ vào độ tuổi hoặc mong muốn của con để quyết định, mà Toà án sẽ xem xét:
- Khả năng kinh tế của mỗi bên
- Điều kiện nuôi dưỡng con và chăm sóc con của mỗi bên
- Các con từ nhỏ tới giờ gắn bó với ai, do ai trực tiếp chăm sóc
- Bố hoặc mẹ có từng có hành vi bạo lực gia đình hay không
- Ai là người có lỗi dẫn đến ly hôn
Bên cạnh đó, quyền nuôi con cũng có thể thay đổi sau khi có phán quyết của Toà trong bản án ly hôn. Nếu sau khi ly hôn, con được giao cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng, nhưng bên còn lại nhận thấy con không được chăm sóc tốt có quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con. Lúc này Toà án sẽ xem xét hồ sơ và tình hình thực tế để giải quyết.
Để giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo hotline: 0842894888 (Zalo/Viber/Line/Facebook)
Ly hôn với người Đức nhưng bố ruột của con lại là người khác?
Câu hỏi:
Chào luật sư, tôi và chồng là người Đức kết hôn với nhau 15 năm nay. Chúng tôi chỉ kết hôn trên giấy tờ chứ không ở cùng nhau. Tôi có 3 đứa con, trong khai sinh đều để tên bố là chồng tôi người Đức. Thực tế bố ruột các cháu là người khác mà tôi đang cùng sống. Bây giờ các cháu đã lớn nên tôi muốn ly hôn (thuận tình) và làm thủ tục cho các con nhận bố ruột. Sau đó tôi muốn đổi giấy khai sinh để các cháu đi học đỡ bị bạn bè hỏi. Vậy tôi cần làm thủ tục gì?
Chào bạn, qua thông tin trên, bạn cần thực hiện các thủ tục sau:
- Giải quyết ly hôn thuận tình
- Yêu cầu không công nhận cha con (người bố hiện tại yêu cầu)
- Yêu cầu công nhận cha con (bố ruột của các cháu yêu cầu)
- Thay đổi hộ tịch của các con sau khi có bản án
Như vậy theo quy định của pháp luật và để phù hợp nhất cho ban, bạn thực hiện như sau:
- Bước 1: Giải quyết ly hôn và yêu cầu không công nhận cha con và yêu cầu nhận cha cho con tại Toà ánh Tỉnh
- Bước 2: Thay đổi hộ tịch cho con tại uỷ ban xã/quận
Ở bước 1, Luật Nhật Thư sẽ gộp lại và thực hiện trong cùng một vụ án. Theo đó, ngay sau khi có bản án ly hôn, bạn có thể thực hiện luôn bước 2. Ở Bước 1, các bên cần thực hiện thủ tục giám định ADN theo yêu cầu.
Để được hỗ trợ giải quyết trọn gói, vui lòng liên hệ Luật Nhật Thư theo hotline: 0842894888 (Zalo/Viber/Line/Facebook)
Tranh chấp về tài sản khi thực hiện thủ tục ly hôn với người Đức
Các tài sản/nợ hình thành trong thời kỳ hôn nhân đều được xác định là tài sản chung của vợ chồng.
Tuy nhiên vẫn có phát sinh một số vấn đề như:
- Trường hợp hai vợ chồng không thống nhất được tài sản chung, tài sản riêng.
- Hai vợ chồng tranh chấp về khoản nợ chung
Theo đó, Tòa án sẽ yêu cầu cung cấp những giấy tờ cần thiết có liên quan để chứng minh như:
- Đăng ký xe, để chứng minh mình là chủ sở hữu và sở hữu trước thời kỳ hôn nhân;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên mình;
- Giấy tờ ghi nhận vay nợ chung;
- Tài khoản tiết kiệm;
- Các giấy tờ khác trong từng trường hợp cụ thể;
Thực tế, việc xác định tài sản chung/nợ chung còn phải dựa vào thời điểm và lý do nó được hình thành. Vì có thể một số tài sản chỉ thuộc quyền sở hữu của vợ hoặc chồng, nhưng nó vẫn được hình thành trong thời kỳ hôn nhân.
Ví dụ: Trong thời kỳ hôn nhân, chỉ có vợ hoặc chồng được tặng riêng một mảnh đất và đứng tên trên quyền sử dụng đất của mảnh đất. Lúc này đây không được coi là tài sản chung của vợ chồng.
Trên thực tế, việc xác định tài sản riêng, tài sản chung sẽ phải có căn cứ để chứng minh. Do vậy, để được giải quyết và bảo vệ quyền lợi nhất, bạn cần thu thập đầy đủ giấy tờ, tài liệu có liên quan đến tài sản/nợ chung, riêng. Để được hỗ trợ giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn, vui lòng liên hệ với Luật Nhật Thư
Chi phí thực hiện thủ tục ly hôn với người Đức
Chi phí Dịch vụ ly hôn trọn gói sẽ phụ thuộc vào hồ sơ ly hôn, tình tiết có trong vụ việc, bao gồm các loại chi phí sau:
- Phí công chứng, dịch thuật;
- Án phí, lệ phí nhà nước;
- Phí người phiên dịch;
- Phí làm nhanh và giải quyết vắng mặt;
- Chi phí chuyển phát nhanh hồ sơ từ nước ngoài;
- Phí Luật sư nghiên cứu và xử lý hồ sơ;
- Và nhiều loại chi phí khác…
Các chi phí này đều được Luật Nhật Thư hỗ trợ với mức chi phí hợp lý nhất, được nêu cụ thể trong hợp đồng ký kết giữa các bên.
Phí dịch vụ trọn gói của Luật Nhật Thư phải được căn cứ vào:
- Vụ việc thực tế
- Yêu cầu của khách hàng đối với Luật sư
- Phạm vi công việc mà Luật sư thực hiện
Luật Nhật Thư sẽ cung cấp và thông báo cho khách hàng phí dịch vụ trọn gói, không phát sinh thêm trong quá trình giải quyết ly hôn.
Dịch vụ ly hôn với người Đức của Luật Nhật Thư
Luật Nhật Thư với đội ngũ luật sư giàu năng lực và kinh nghiệm làm việc sẽ:
- Hỗ trợ tư vấn về hồ sơ thủ tục ly hôn với người Đức
- Giải quyết ly hôn theo thủ tục rút gọn
- Giải quyết trọn gói với mức chi phí hợp lý
- Giải quyết ly hôn vắng mặt một người, vắng mặt cả hai vợ chồng
- Giải quyết ly hôn trong trường hợp một bên không hợp tác, cố tình che giấu địa chỉ cư trú
- Giải quyết ly hôn khi một bên không giữ liên lạc cũng không có bất kỳ thông tin gì của bên còn lại
- Giải quyết ly hôn khi có tranh chấp về con cái, tài sản
- Giải quyết ly hôn kết hợp với thủ tục nhận cha và từ chối nhận cha con
Vui lòng xem thêm:
- Thủ tục ly hôn với người Malaysia
- Thủ tục ly hôn với người đang ở Nhật Bản
- Thủ tục ly hôn với người đang ở Hàn Quốc
- Thủ tục ly hôn với người Đài Loan
- Thủ tục ly hôn với người Mỹ
- Thủ tục ly hôn với người Nhật Bản
Về chúng tôi
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Công ty TNHH Nhật Thư Law
Luật sư điều hành: Ls. Lý Huy Hoàng
Trụ sở chính: Tòa nhà Euro WinDow River Park, Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội
Đại diện Công ty TNHH Nhật Thư Law tại Nhật Bản:
Địa chỉ Văn phòng:
- VISTERIA BLG 4-9-17 HIRAI – EDOGAWAKU – TOKYO
- VICTORIABIG4-9-17平井-江戸川区-東京
Hòm thư: 132-0035
Hotline: 0842894888 (Zalo/Viber/Line/Facebook)
Website: https://luatnhatthu.vn/
Email: luatnhatthu@gmail.com
Instagram: https://www.instagram.com/luatsu.nhatthu