Thủ tục kết hôn với người Nhật Bản có lẽ không phải là khái niệm mới mẻ với nhiều người Việt hiện nay và càng phổ biến hơn khi nước ta đang trong quá trình hội nhập, phát triển sâu rộng trên thương trường quốc tế. Mới đây, nhiều chính sách liên quan đến đăng ký kết hôn với người nước ngoài có sự thay đổi, với mục đích chính yếu là tạo thuận lợi cho người nước ngoài làm ăn, sinh sống, kết hôn và học tập…tại Việt Nam.
Bài viết này Luật Nhật Thư sẽ chi tiết tất cả các nội dung quan trọng tìm hiểu cụ thể về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé. Để sử dụng dịch vụ luật sư kết hôn uy tín, vui lòng liên hệ ngay hotline: Luật Nhật Thư 0842.894.888 (Zalo/viber/Lin/Messenger)
Mục Lục
Điều kiện kết hôn với người Nhật Bản
Khi kết hôn với người nước ngoài, ngoài việc phải tuân theo pháp luật nước bạn, hai bên còn phải tuân theo những quy định của pháp luật của Việt Nam như sau:
- Về độ tuổi kết hôn, nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Kết hôn dựa trên sự tự nguyện của hai bên;
- Không có bên nào bị mất năng lực hành vi dân sự;
Hai bên không thuộc trường hợp cấm kết hôn theo pháp luật (kết hôn giả tạo, cưỡng ép kết hôn, kết hôn nhằm mục đích mua bán người,…) cũng như kết hôn giữa người đồng giới sẽ không được thực hiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam.
Hồ sơ kết hôn với người nhật bản
Hồ sơ bên Việt Nam cần chuẩn bị:
+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (xin tại UBND xã/phường/thị trấn)
+ Căn cước công dân, sổ hộ khẩu bản chứng thực
+ Giấy khám sức khoẻ
+ 02 ảnh chụp chân dung cỡ 4×6 để dán Tờ khai đăng ký kết hôn (yêu cầu ảnh chụp thẳng, nghiêm trang, phông nền xanh hoặc trắng)
Hồ sơ bên nhật cần chuẩn bị:
- Giấy chứng nhận về tình trạng hôn nhân của người Nhật Bản;
- Bản sao Thị thực của công dân Nhật Bản;
- Bản sao tất cả các trang Hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú;
- Tài liệu chứng mình về địa chỉ: Nếu sống tại Nhật Bản thì cung cấp giấy chứng nhận về địa chỉ nơi ở hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký tại lãnh sự quán nơi cư trú hoặc bất kỳ tài liệu nào khác đế chứng minh nơi cư trú của người Nhật Bản tại Việt Nam nếu sống ở Việt Nam;
- Bản án, quyết định ly hôn (nếu đã từng kết hôn và ly hôn trước đó);
- Sổ Hộ khẩu của công dân Nhật Bản.
Lưu ý: Để được công nhận và sử dụng kết hôn tại Việt Nam, các giấy tờ của công dân Nhật Bản do cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản cấp cho công dân Nhật Bản. Phải được hợp pháp hoá lãnh sự tại Lãnh sự quán Việt Nam.
Yêu cầu các giấy tờ xin Hợp pháp hoá lãnh sự phải có chứng nhận lãnh sự của Bộ Ngoại giao Nhật Bản hoặc xác nhận của phòng Thương mại Công nghiệp Nhật Bản sau đó dịch công chứng ra tiếng việt.
Trình tự thủ tục kết hôn với người Nhật bản tại Việt Nam
Hợp pháp hoá lãnh sự hồ sơ kết hôn
Quy định tại công văn 840/HTQTCT-HT về việc cung cấp thông tin liên quan đến giấy tờ được miễn hợp pháp hoá lãnh sự và giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài, các giấy tờ được miễn hợp pháp hoá lãnh sự và giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài, các giấy tờ của Nhật Bản được miễn hợp pháp hoá lãnh sự tại Việt Nam.
Thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền
Công dân muốn thực hiện đăng ký kết hôn thì phải nộp hồ sơ nêu trên tại Phòng Tư pháp thuộc Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện nơi công dân Việt Nam cư trú.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng tư pháp sẽ nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ, điều kiên kết hôn của cả hai nam nữ cả xác minh tính xác thực của hồ sơ nếu cần thiết.
Nếu đủ điều kiện kết hôn theo quy định theo quy định của pháp luật thì Phòng tư pháp sẽ báo cáo Chủ Tịch UBND cấp quận/huyện
Công chức tư pháp hộ tịch ghi thông tin của hai bên nam, nữ, cùng hai bên ký vào sổ hộ tịch và giấy chứng nhận kết hôn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, công nhận quan hệ hôn nhân cho cả hai bên.
Trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm điều cấm hoặc không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn có quyền từ chối đăng ký kết hôn.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp quận/huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng tư pháp trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trường hợp hai bên nam, nữ không thể có mặt tại Ủy ban nhân dân để nhận giấy này thì có thể làm đơn gia hạn thời hạn nhận giấy đăng ký kết hôn.
Nếu quá thời hạn 60 ngày mà không có mặt nhận giấy đăng ký kết hôn thì hai bên sẽ phải thực hiện lại thủ tục đăng ký kết hôn nếu vẫn muốn xác lập quan hệ hôn nhân.
Đăng ký kết hôn với người Nhật tại cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản
Hồ sơ bên kết hôn tại Nhật mà Việt Nam cần chuẩn bị:
+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (xin tại UBND xã/phường/thị trấn) nếu khi xuất cảnh công dân Việt Nam đã đủ tuổi kết hôn (18 tuổi). Hoặc
+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân ( xin tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật).
+ Giấy chứng nhận chưa có tên trong sổ đăng ký kết hôn tại chính quyền địa phương nơi người đó đang cư trú tại Nhật.
+ Giấy đủ điều kiện kết hôn (do Đại sứ quán Việt Nam hoặc Lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật Bản cấp)
+ Hộ chiếu
Lưu ý: Khi xin cấp Giấy Đủ điều kiện kết hôn tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản
– Nếu người yêu cầu cấp Giấy Đủ điều kiện kết hôn đã có vợ/chồng, nhưng đã ly hôn hoặc người kia đã chết, thì phải nộp bản chụp copy kèm xuất trình bản chính Trích lục Bản án/Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc ly hôn hoặc Bản sao giấy chứng tử. Nếu Bản án/Quyết định cho ly hôn của Toà án hoặc người kia đã chết do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp thì phải nộp bản chụp kèm xuất trình bản chính Trích lục hộ tịch sự việc đó vào sổ hộ tịch.
– Trường hợp người yêu cầu đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở một nước khác thì phải có xác nhận của Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước đó về tình trạng hôn nhân của người đó. Trường hợp công dân đã có thời gian cư trú ở nhiều nước khác nhau nếu không thể xin được giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại các nơi đó có thể viết giấy cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian đó và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan.
– Trường hợp công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài thì phải nộp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân do cơ quan thẩm quyền của nước mà người đó có quốc tịch.
– Trường hợp cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân.
– Trường hợp đang là Tu nghiệp sinh cần có xác nhận của Nghiệp đoàn đồng ý cho đương sự kết hôn.
– Quy định này cũng được áp dụng đối với việc xác nhận tình trạng hôn nhân trong Tờ khai đăng ký kết hôn.
– Giấy tờ hộ tịch có trong hồ sơ do nước thứ 3 cấp phải được hợp pháp hóa theo quy định.
giấy tờ có
Thủ tục đăng ký kết hôn tại Nhật Bản:
Bạn mang các giấy tờ trên cùng với chồng/vợ người Nhật đến Phòng hành chính Nhật làm thủ tục kết hôn.
Ghi chú việc kết hôn tại Nhật Bản:
Sau khi hoàn tất việc đăng ký kết hôn tại Nhật, các bạn đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật để ghi chú việc kết hôn: Hồ sơ ghi chú việc kết hôn gồm:
+ Tờ khai ghi chú kết hôn theo Mẫu M8 Đại sứ quán;
+ Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn và nộp kèm bản copy hoặc bản sao.
+ Hộ chiếu (bản chính hoặc bản sao Công chứng)
+ Giấy Khám sức khỏe tâm thần của 2 vợ chồng ( Khám tại Bệnh viện của Nhật hoặc Bệnh viện Việt Nam trong thời gian 6 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ)
+ Bản chính hoặc bản sao có công chứng Phiếu cư dân – Jūmin-hyō/thẻ cư trú…
Các lưu ý khi làm thủ tục
Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của chúng tôi về thủ tục kết hôn với người Nhật Bản.
Trong thực tế, thủ tục này cũng được nhiều cặp đôi đánh giá là khá phức tạp. Thậm chí, việc chuẩn bị giấy tờ thôi cũng đã khiến cặp đôi gặp nhiều khó khăn. Đó là còn chưa kể tới thái độ không chuẩn mực hoặc chuyên môn yếu kém của cán bộ, công chức trong cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn sẽ gây ra nhiều khó khăn cho cặp đôi trong quá trình nam, nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn.
Trường hợp không tự tin có thể tự mình thực hiện thủ tục này thì bạn nên tìm tới chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm để họ tư vấn, hỗ trợ các bạn.
Rất mong được đồng hành và hỗ trợ bạn thực hiện kết hôn với người Nhật bản tại Việt Nam!
Cơ sở pháp lý
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
- Luật hộ tịch năm 2014;
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch;
- Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Công văn 840/HTQTCT-HT về việc cung cấp thông tin liên quan đến giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự và giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài.
Công ty Luật Nhật Thư có hỗ trợ quý khách hàng hoàn thành thủ tục kết hôn với người Nhật Bản
Để được cung cấp dịch vụ đăng ký kết hôn với người Nhật Bản, mọi chi tiết xin liên hệ:
Công ty Luật Nhật Thư
🏛 Trụ sở chính: Số 4, Tổ 32, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
📍Văn phòng giao dịch: Biệt thự Lotus 50, Tòa nhà EuroWinDow River Park, đường Trường Sa, Đông Hội, Đông Anh Hà Nội.
✅ Giấy Đăng ký hoạt động số 01022087/TP/ĐKHĐ do Sở Tư Pháp UBND TP. Hà Nội cấp theo Thông báo số 3174/TB-STP.
✅ Giấy phép hành nghề Luật sư/Thẻ luật sư số 17466/TP/LS-CCHN do Bộ tư pháp cấp ngày 22/11/2019.
Chi nhánh tại Đà Nẵng: 147 Núi Thành, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Chi nhánh Hồ Chí Minh: 84N Nguyễn Đình Chiểu, ĐaKao, quận 01, TP. Hồ Chí Minh
Đại diện Công ty TNHH Nhật Thư Law tại Nhật Bản:
Địa chỉ Văn phòng:
- VISTERIA BLG 4-9-17 HIRAI – EDOGAWAKU – TOKYO
- VICTORIABIG4-9-17平井-江戸川区-東京
Hòm thư: 132-0035
Hotline: 0842.894.888 (zalo/line/viber/messenger)
Website: https://luatnhatthu.vn/
Email: luatnhatthu@gmail.com
Instagram: https://www.instagram.com/luatsu.nhatthu
Fanpage: https://www.facebook.com/luatsunhatthu